Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả của hoạt động tín dụng DN V&N

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn – hà nội, chi nhánh shb hải phòng (Trang 54 - 57)

Hệ số thu nợ

Bảng 2.11: Hệ số thu nợ

Năm 2009 2010 2011

Doanh số thu nợ 258,66 tỷ 692,17 tỷ 779,41 tỷ Doanh số cho vay 425,033 tỷ 937,912 tỷ 1.131,974 tỷ Hệ số thu nợ ( % ) 60,86% 73,8% 68,85%

(Nguồn: Báo cáo thường niên chi nhánh SHB Hải Phòng)

Đây là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng trong việc thu nợ của ngân hàng. Chỉ số này của Chi nhánh trong 3 năm hoạt động đều đạt trên 60%, riêng năm 2010 lên đến 73,8%, cho thấy số vốn thu về trong hoạt động cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ đạt khá cao so với tổng doanh số cho vay. Năm 2010, hệ số này tăng lên gần 15% so với năm 2009, tuy nhiên lại giảm gần 5% trong năm 2011. Điều này cho ta thấy rằng ngân hàng đã có những nỗ lực đáng kể nhằm thu nợ khách hàng đúng hạn trong giai đoạn tình hình kinh tế khó khăn như năm 2011, nhưng có thể thấy rằng Chi nhánh cần phải cố gắng hơn nữa trong việc nâng cao hệ số này trong tương lai.

Vòng quay vốn tín dụng đối với DNV&N

Năm 2009 2010 2011

Doanh số thu nợ 258,66 tỷ 692,17 tỷ 779,41 tỷ Dư nợ bình quân 64,784 tỷ 104,007 tỷ 146,608 tỷ Vòng quay vốn tín dụng 4 vòng 6,66 vòng 5,31 vòng

(Nguồn: Báo cáo thường niên chi nhánh SHB Hải Phòng)

Chỉ số vòng quay vốn tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ được biểu diễn ở bảng trên cho thấy tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của ngân hàng trong 3 năm qua của Chi nhánh là khá nhanh, tăng từ 4 vòng năm 2009 lên 5,31 vòng năm 2011. Tuy nhiên, con số này đạt mức cao nhất vào năm 2010. Đây là năm được đánh giá hiệu quả cả về sự tăng trưởng tín dụng, khả năng sinh lời và hiệu quả hoạt động tín dụng.

Nhìn chung, vòng quay vốn nhanh trong các năm qua được coi là khá tốt và việc đầu tư cho các doanh nghiệp loại hình này tại Chi nhánh SHB Hải Phòng được đánh giá ở mức an toàn.

Tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu

Chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu cho thấy một cách khái quát tình hình nợ quá hạn và nợ xấu (nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5) đối với tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng, đồng thời phản ánh khả năng quản lý tín dụng của ngân hàng trong khâu cho vay, đôn đốc thu hồi nợ của ngân hàng đối với các khoản vay.

Tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Chi nhánh SHB Hải Phòng diễn biến qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.9: Tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn đối với tín dụng DNV&N

(Nguồn: Báo cáo thường niên của SHB Hải Phòng)

Các tỷ lệ này được duy trì khá thấp thể hiện chất lượng tín dụng của chi nhánh khá ổn định và đạt mức cao. Bên cạnh đó, đây cũng là chỉ tiêu được dùng để đo lường rủi ro tín dụng của ngân hàng, mức nợ xấu càng cao so với tổng dư nợ thì rủi ro ngân hàng gặp phải càng cao. Vì vậy ngân hàng đặc biệt chú ý đến tỷ lệ này và luôn cần phải đưa ra các biện pháp khắc phục và đối phó kịp thời nhất. Tuy nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) của ngân hàng trong 3 năm luôn duy trì ở mức không nhưng nợ nhóm 2 (nợ cần chú ý) và nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn) tăng nhanh chóng cùng với tốc độ tăng của doanh số cho vay. Mặt khác, 2 tỷ lệ này năm 2010 tăng đột biến so với 2009, cụ thể tỷ lệ nợ quá hạn tăng từ 0,375% lên 2,045%, tỷ lệ nợ xấu tăng từ 0,108% lên 0,497%. Sang năm 2011, tỷ lệ này giảm ở mức không đáng kể.

Bên cạnh sự tăng dần trong tổng dư nợ và doanh thu từ hoạt động tín dụng doanh nghiệp vừa và nhỏ, tỷ lệ nợ xấu và nợ quá hạn đối với các khoản vay này giảm qua các năm, cho thấy, Chi nhánh đã phần nào khắc phục được tình trạng nợ quá hạn và nợ xấu tăng cao trong năm 2010 nhưng vẫn chưa đạt hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn – hà nội, chi nhánh shb hải phòng (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(76 trang)
w