Thăm quan học tập

Một phần của tài liệu Các hình thức bảo tồn ngôn ngữ dân tộc thiểu số trong dạy học ở trường tiểu học vùng đông bắc Việt Nam (Trang 82 - 83)

* Mục tiêu

Những buổi học được tổ chức dưới hình thức thăm quan giúp các em HS được gần gũi với thiên nhiên, có cơ hội thể hiện những điều mình đã học vào trong thực tiễn cuộc sống. Bên cạnh đó, đây còn là môi trường thuận lợi để các em HS DTTS dùng tiếng mẹ đẻ và các em HS người Kinh có cơ hội làm quen với ngôn ngữ của các DTTS.

* Nội dung và cách thực hiện

Khi giảng dạy các môn học (như tự nhiên và xã hội, lịch sử, địa lý,...) mà có nội dung liên quan lịch sử, phong tục, tập quán của địa phương, giáo viên có thể tổ chức cho HS đi thăm quan ở các khu di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh ở địa phương. Những buổi học như vậy luôn tạo sự hứng thú cho các em HS, các em không chỉ lĩnh hội được nội dung bài học mà còn được vui chơi, khám phá những địa danh này.

Trong các buổi thăm quan học tập hoặc tham quan dã ngoại, giáo viên hay hướng dẫn viên du lịch có thể sử dụng song ngữ, tiếng Việt và tiếng DTTS để hướng dẫn các em tìm hiểu nội dung bài học. Khi thuyết minh, giảng giải những vấn đề có liên quan đến văn hoá truyền thống của đồng bào DTTS, giáo viên hoặc hướng dẫn viên dùng tiếng mẹ đẻ của DT đó sẽ tạo sự lôi cuốn, hấp dẫn đối với HS.

Sau khi kết thúc buổi thăm quan, giáo viên yêu cầu HS viết bài thu hoạch để nắm được tâm tư, tình cảm cũng như những kiến thức mà các em tiếp thu được qua buổi thăm quan. Qua đó, giáo viên và nhà trường rút ra được những bài học kinh nghiệm bổ ích.

* Điều kiện để thực hiện

- Giáo viên lựa chọn những di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh phù hợp với nội dung bài học.

- Giáo viên phải đảm bảo sức khoẻ và sự an toàn cho HS trong quá trình thăm quan.

- Nhà trường và các lực lượng giáo dục khác đảm bảo kinh phí đầy đủ cho buổi tham quan

Một phần của tài liệu Các hình thức bảo tồn ngôn ngữ dân tộc thiểu số trong dạy học ở trường tiểu học vùng đông bắc Việt Nam (Trang 82 - 83)