Những khái niệm công cụ

Một phần của tài liệu Các hình thức bảo tồn ngôn ngữ dân tộc thiểu số trong dạy học ở trường tiểu học vùng đông bắc Việt Nam (Trang 28 - 106)

1.2.1. Bảo tồn ngôn ngữ dân tộc

1.2.1.1. Khái niệm dân tộc

Cho đến nay, khái niệm DT được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, trong đó có hai nghĩa được sử dụng phổ biến nhất:

Một là, chỉ cộng đồng người có mối liên hệ chặt chẽ và bền vững, có sinh hoạt kinh tế chung, có ngôn ngữ riêng và những nét văn hoá đặc thù; xuất hiện sau bộ lạc, bộ tộc; kế thừa, phát triển cao hơn những nhân tố tộc người ở bộ lạc, bộ tộc và thể hiện thành ý thức tự giác tộc người của cư dân cộng đồng đó. Theo nghĩa thứ nhất, DT được hiểu như “một tộc người hay một dân tộc trong một quốc gia đa dân tộc”. Với nghĩa hiểu này, Việt Nam gồm 54 DT hay 54 tộc người.

Hai là, chỉ một cộng đồng người ổn định hợp thành nhân dân một nước, có lãnh thổ, quốc gia, nền kinh tế thống nhất, quốc ngữ chung và có ý thức về

sự thống nhất quốc gia của mình, gắn bó với nhau bởi lợi ích chính trị, kinh tế, truyền thống văn hoá và truyền thống đấu tranh chung trong suốt quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước. Theo nghĩa thứ hai, “dân tộc đồng nghĩa với quốc gia dân tộc”. [1, tr 202- 203]

Với nghĩa thứ nhất, DT là một bộ phận của quốc gia; với nghĩa thứ hai, DT là toàn bộ nhân dân của quốc gia đó - quốc gia DT. Trong phạm vi luận văn này, chúng tôi sử dụng khái niệm DT theo nghĩa thứ nhất, DT là một tộc người hay một DT trong một quốc gia đa DT.

1.2.1.2. Khái niệm bảo tồn ngôn ngữ dân tộc

Theo từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học thì bảo tồn là “giữ lại không để cho mất đi”[24, tr 39]. Ngôn ngữ là “hệ thống những âm, những từ và những quy tắc kết hợp chúng mà những người trong cùng cộng đồng dùng làm phương tiện để giao tiếp với nhau; hệ thống ký hiệu dùng làm phương tiện để diễn đạt, thông báo; cách thức, nghệ thuật hay trình độ sử dụng ngôn ngữ có tính chất riêng”.[24, tr 688]

Theo quan niệm của ngành nhân học hoặc xã hội học, ngôn ngữ là một thành tố của văn hoá. Nó là phương tiện sáng tạo và truyền tải văn hoá. Mỗi DT có thể sử dụng ngôn ngữ chung hoặc ngôn ngữ riêng của DT mình trong đời sống xã hội.

Bảo tồn ngôn ngữ là lưu giữ lại vốn ngôn ngữ đã có. Một DT nào đó, nếu ngôn ngữ của họ bị mai một thì nền văn hoá cũng sẽ bị mai một theo. Ngôn ngữ DT của một cá nhân càng phong phú, năng lực văn hoá của cá nhân ấy càng phát triển thì vốn văn hoá của cá nhân đó càng đa dạng. Vậy là, ngôn ngữ DT ở mỗi cá nhân sẽ là phương tiện cho họ làm giàu thêm vốn văn hoá của mình. Chính vì vậy, việc làm giàu ngôn ngữ của mỗi cá nhân trong cộng đồng sẽ góp phần quan trọng cho việc bảo tồn văn hoá của DT đó. Ngôn ngữ DT giữ một vai trò quan trọng trong việc lưu giữ văn hoá truyền thống của DT.

Hiện nay, trong lĩnh vực bảo tồn và phát triển văn hoá, ngôn ngữ các DTTS có nhiều quan điểm khác nhau. Dựa vào các quan điểm này, có thể

phân ra làm hai nhóm quan điểm chính: Quan điểm bảo tồn nguyên vẹn và quan điểm bảo tồn kế thừa và phát triển.

* Quan điểm bảo tồn nguyên vẹn

Quan điểm bảo tồn nguyên vẹn gồm những nội dung sau: - Về mục đích: Bảo tồn toàn bộ những gì có thể bảo tồn được

- Về nguồn lực: Các nguồn di sản là căn cứ bất di bất dịch; các địa điểm di tích có căn cứ lịch sử nhất định của nó; các sản phẩm được xác định và tạo ra trên cơ sở nguồn gốc của di sản.

- Về tiêu chí lựa chọn di sản: Tiêu chí lựa chọn phụ thuộc vào bản chất của di sản. Về nguyên tắc, tiêu chí lựa chọn có thể quyết định một cách khách quan thông qua sự đồng thuận của tập thể. Tính chân thực của di sản là yếu tố quyết định giá trị.

- Về các sản phẩm thuyết minh cho di sản: Các địa điểm, đồ tạo tác được bảo tồn có thị trường và ý nghĩa toàn cầu, ổn định.

- Về chiến lược bảo tồn: Có sự mâu thuẫn giữa bảo tồn và phát triển, tăng việc sử dụng các sản phẩm được bảo tồn trong giai đoạn hiện thời phải phù hợp với công việc quản lý và nếu cần thiết phải giới hạn nhu cầu

Trong thực tế, quan điểm này được khá nhiều học giả ủng hộ, đặc biệt là các học giả trong lĩnh vực di sản văn hoá vật thể.

* Quan điểm bảo tồn trên cơ sở kế thừa

Quan điểm bảo tồn trên cơ sở kế thừa những giá trị độc đáo của quá khứ dường như là một xu thế khá phổ biến trong giới học giả hiện nay. Trên thực tế, mỗi di sản đều thực hiện nhiệm vụ lịch sử của mình ở một thời gian và không gian cụ thể. Khi di sản ấy tồn tại ở xã hội đương thời, nó cần phát huy những mặt tích cực, loại bỏ những mặt còn hạn chế để phù hợp với những giá trị của xã hội hiện tại.

Quan điểm bảo tồn trên cơ sở kế thừa có những đặc điểm sau:

- Về mục đích, không chỉ những đồ tạo tác, những toà nhà mà cả các bộ sưu tập và các di sản khác cũng được bảo tồn dựa vào kế thừa.

- Về tiêu chí lựa chọn, không chỉ phụ thuộc vào bản chất bên trong của di sản mà còn phụ thuộc vào những yếu tố nằm bên ngoài, không thuộc về bản chất của chúng.

Bảo tồn trên quan điểm kế thừa không chỉ quan tâm đến hình thức mà còn quan tâm đến các chức năng của di sản.

* Quan điểm bảo tồn và phát triển di sản văn hoá hiện nay

- Về mục đích: Có nhiều mục đích có thể xảy ra và trái ngược nhau. Di sản là một sự lựa chọn có thể theo hoặc không theo, không có mục đích nào được xem là hoàn toàn đúng.

- Về nguồn lực: Nhu cầu tạo ra nguồn lực. Vì vậy, các nguồn lực không có giới hạn. Các di sản có cơ sở nguồn lực thay đổi. Nguồn lực được tạo ra bởi nhu cầu của thị trường sản phẩm.

- Về tiêu chí lựa chọn: Sự lựa chọn được xác định bởi thị trường, tức là phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài.

- Về chiến lược bảo tồn: Không có sự mâu thuẫn giữa bảo tồn và phát triển. Kế hoạch bảo tồn di sản không tách rời khỏi các chiến lược phát triển khác. Việc tăng cầu đối với sản phẩm phù hợp với tăng cung sản phẩm.

Như vậy, quản lý một di sản không đơn thuần chỉ là tìm những biện pháp để bảo tồn nguyên vẹn di sản mà còn là quá trình xem xét quản lý di sản theo hướng khai thác dựa vào hoàn cảnh kinh tế- chính trị- xã hội và văn hoá nhất định.

Sự ra đời và phát triển của ngôn ngữ gắn liền với quá trình lao động xã hội, với điều kiện, trình độ phát triển của mỗi xã hội ở những thời kỳ nhất định. Chính vì lẽ đó, người ta rất khó xác định đâu là yếu tố nguyên gốc, đâu là yếu tố phát sinh trong quá trình phát triển. Do đó, rất khó để bảo tồn ngôn ngữ theo quan điểm bảo tồn nguyên vẹn. Bảo tồn trên cơ sở kế thừa có ưu điểm là giúp chúng ta lựa chọn những yếu tố hợp lý để đưa ra những giải pháp thúc đẩy ngôn ngữ phát triển phục vụ xã hội. Tuy nhiên, trong ngôn ngữ để xác định đâu là yếu tố tích cực cần bảo tồn, đâu là yếu tố cần loại bỏ là vấn đề

không dễ dàng. Trong luận văn này, chúng tôi dựa trên quan điểm nghiên cứu bảo tồn ngôn ngữ DTTS theo hướng tiếp cận quản lý di sản, coi nó như một yếu tố lịch sử, luôn biến động.

* Về mặt kỹ thuật bảo tồn ngôn ngữ, có hai hướng chủ yếu sau:

- Bảo tồn trong trạng thái “tĩnh”: Tiến hành điều tra, sưu tầm, thu thập các ngôn ngữ theo quy trình khoa học nghiêm túc, lưu giữ chúng trong sách vở, các ghi chép, trong các băng hình, băng tiếng. Đây sẽ là căn cứ để các nhà khoa học có thể nghiên cứu, phục hồi các ngôn ngữ đã bị mai một.

- Bảo tồn trong trạng thái “động”: Ngôn ngữ được bảo tồn trong chính đời sống cộng đồng. Cộng đồng là nơi sản sinh ra các ngôn ngữ và nó sẽ là nơi tốt nhất để bảo tồn và phát triển ngôn ngữ.

Như vậy, có thể hiểu bảo tồn ngôn ngữ dân tộc là lưu giữ lại, làm giàu thêm và phát huy vốn ngôn ngữ đã có của mỗi dân tộc trong một quốc gia đa dân tộc.

1.2.2. Bản sắc văn hoá dân tộc

1.2.2.1. Khái niệm văn hoá

Theo ước tính cho đến nay, trên thế giới có khoảng trên 400 định nghĩa về văn hoá. Tuy nhiên, mỗi học giả lại có cách tiếp cận vấn đề khác nhau nên thường đưa ra những quan niệm khác nhau về văn hoá.

Thuật ngữ “văn hoá” trong ngôn ngữ phương Tây, như tiếng Anh (Culture); tiếng Nga (Kultura); tiếng Đức (kulur); ... đều bắt nguồn từ tiếng La Tinh (Cultura) có nghĩa là trồng trọt, nuôi dưỡng, luyện tập,...Về sau, cùng với sự phát triển của nhân loại thì hàm nghĩa của thuật ngữ này ngày càng được mở rộng.

Thuật ngữ “văn hoá” chúng ta đang sử dụng hiện nay có gốc từ chữ Hán và đã được Việt hoá. Theo nguyên gốc, văn hoá được ghép bởi hai từ văn và hoá. Văn để chỉ những con người có học vấn, văn vẻ, văn chương,.. Hoá để

chỉ sự thay đổi một cách tự nhiên hay có chủ ý, sự biến hoá của vạn vật, sự giáo hoá của con người.

Tuy được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau, song khái niệm văn hoá có thể quy về hai cách hiểu chính: theo nghĩa rộng và theo nghĩa hẹp

Theo nghĩa hẹp, văn hóa được giới hạn theo chiều sâu hoặc theo chiều rộng, theo không gian hoặc theo thời gian,... Giới hạn theo chiều sâu, văn hóa được hiểu là những giá trị tinh hoa của nó (nếp sống văn hóa, văn hóa nghệ thuật,...). Giới hạn theo chiều rộng, văn hóa được dùng để chỉ những giá trị trong từng lĩnh vực (văn hóa giao tiếp, văn hóa kinh doanh...). Giới hạn theo không gian, văn hóa được dùng để chỉ những giá trị đặc thù của từng vùng (văn hóa Tây Nguyên, văn hóa Nam Bộ,...). Giới hạn theo thời gian, văn hóa được dùng để chỉ những giá trị trong từng giai đoạn (văn hóa Hoà Bình, văn hóa Đông Sơn,...)...

Theo nghĩa rộng, văn hóa thường được xem là bao gồm tất cả những gì do con người sáng tạo ra. Năm 1940, Hồ Chí Minh đã viết: "Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn". [19, tr 401]

Trong luận văn này, chúng tôi dùng khái niệm văn hoá theo nghĩa rộng. Như vậy, có thể hiểu văn hoá là toàn bộ hệ thống giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo nên và tích luỹ được trong quá trình hoạt động thực tiễn của bản thân với môi trường tự nhiên và xã hội loài người.

Theo Từ điển tiếng Việt, thuật ngữ "bản sắc" dùng để chỉ tính chất, màu sắc riêng tạo thành phẩm chất đặc biệt của một sự vật”, tức là nói tới sắc thái, đặc tính, đặc thù riêng của sự vật đó. Trong thực tế, khi nói "bản sắc" thường là nói tới cái riêng, cái rất riêng của một sự vật để phân biệt nó với các sự vật khác trong thế giới khách quan. [21]

"Bản sắc" là một từ ghép có gốc Hán - Việt nên có một cách tiếp cận khác là phân tích trên ngữ nghĩa của hai từ "bản" và "sắc". Theo đó, "bản" là cái gốc, cái căn bản, cái cốt lõi, cái hạt nhân của một sự vật; "sắc" là sự biểu hiện cái căn bản, cái cốt lõi, cái hạt nhân đó ra ngoài. Theo cách tiếp cận này khái niệm "bản sắc" được nhận thức trên cả 2 mặt: mặt bản chất bên trong và mặt biểu hiện bên ngoài và giữa hai mặt đó có mối quan hệ biện chứng với nhau. Trong đó, mặt bên trong phản ánh tính đồng nhất, bản chất của một lớp đối tượng sự vật nhất định và mặt bên ngoài phản ánh những dấu hiệu, những sắc thái riêng của sự vật để làm cơ sở phân biệt sự khác nhau giữa sự vật này với sự vật khác.

Thuật ngữ “bản sắc” thường được sử dụng gắn với văn hóa và DT. Có thể hiểu bản sắc văn hoá là hệ thống các giá trị đặc trưng bản chất của một nền văn hoá được xác lập, tồn tại, phát triển trong lịch sử và được biểu hiện thông qua nhiều sắc thái văn hóa. Trong bản sắc văn hóa, các giá trị đặc trưng bản chất là cái trừu tượng, tiềm ẩn, bền vững; còn các sắc thái biểu hiện của nó có tính tương đối cụ thể, bộc lộ và biến đổi hơn.

Nếu tiếp cận văn hóa theo nghĩa rộng nhất, bao gồm toàn bộ những giá trị vật chất và giá trị tinh thần do con người sáng tạo ra trong lịch sử thì bản sắc văn hoá DT là hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần được DT sáng tạo ra trong lịch sử, là những nét độc đáo rất riêng của DT này so với DT khác. Đây được coi là “dấu hiệu khác biệt về chất” giữa DT này với DT khác. Tại Hội nghị liên chính phủ về các chính sách văn hóa họp ở Venise, F.Mayor - nguyên Tổng giám đốc UNESCO đã đưa ra khái niệm văn hóa trên cơ sở nhấn mạnh tính đặc

thù của bản sắc văn hoá DT: “Văn hoá bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc khác, từ những sản phẩm tinh vi hiện đại nhất cho đến tín ngưỡng, phong tục tập quán, lối sống và lao động”. [20, tr 798]

Như vậy, có thể hiểu bản sắc văn hóa DT là tổng thể các giá trị đặc trưng bản chất của văn hóa DT, được hình thành, tồn tại và phát triển suốt quá trình lịch sử lâu dài của DT. Các giá trị đặc trưng ấy mang tính trừu tượng và tiềm ẩn. Do vậy, muốn nhận biết nó, phải thông qua vô số các sắc thái văn hóa, với tư cách là sự biểu hiện của bản sắc văn hóa ấy. Nếu bản sắc văn hóa là cái gì trừu tượng, tiềm ẩn, bền vững, thì các sắc thái biểu hiện của nó thường tương đối cụ thể, bộc lộ và khả biến hơn.

Cũng giống như bất kỳ những hiện tượng tự nhiên và xã hội khác, bản sắc văn hóa của một DT không ngừng vận động, phát triển, luôn tiếp thu, bổ sung những yếu tố làm phong phú thêm bản sắc, đồng thời gạn lọc, loại bỏ những yếu tố lạc hậu, không thích hợp. Nói đến bản sắc văn hóa DT hoàn toàn không có nghĩa là nói đến một cái gì đã trở thành khuôn mẫu, cố định, bất biến. Trái lại, đây là một khái niệm động, luôn vận động, chuyển biến để tự hoàn thiện, nâng cao.

1.2.3. Khái niệm bảo tồn ngôn ngữ dân tộc thiểu số trong dạy học

Trong luận văn này, chúng tôi nhìn nhận các hình thức bảo tồn ngôn ngữ DTTS ở góc độ là các biện pháp bảo tồn. Như vậy, có thể hiểu bảo tồn ngôn ngữ DTTS trong dạy học là những cách thức tác động cụ thể của giáo viên đến HS nhằm thực hiện mục tiêu bảo tồn ngôn ngữ DTTS đã đề ra.

1.2.4. Bảo tồn ngôn ngữ DTTS thông qua quá trình dạy hoc

Ngôn ngữ nói riêng và những di sản văn hoá nói chung được sản sinh

Một phần của tài liệu Các hình thức bảo tồn ngôn ngữ dân tộc thiểu số trong dạy học ở trường tiểu học vùng đông bắc Việt Nam (Trang 28 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)