Nguyên tắc đảm bảo thực hiện mục tiêu của giáo dục tiểu học

Một phần của tài liệu Các hình thức bảo tồn ngôn ngữ dân tộc thiểu số trong dạy học ở trường tiểu học vùng đông bắc Việt Nam (Trang 77 - 106)

(đƣợc quy định tại điều 27, chƣơng II luật giáo dục 2005)

Về kiến thức: Nâng cao khả năng sử dụng tiếng mẹ đẻ của HS DTTS. Đồng thời đưa ngôn ngữ DTTS đến với các em HS trong trường (kể cả các em HS người Kinh) giúp các em HS có những hiểu biết ban đầu về ngôn ngữ DTTS. Qua đó, các em có ý thức trách nhiệm đối với sử dụng ngôn ngữ DTTS và ý thức bảo tồn những giá trị văn hoá truyền thống của các DT.

Về kĩ năng: Củng cố những kĩ năng sử dụng ngôn ngữ DTTS mà HS đã có được, từ đó tiếp tục phát triển các kĩ năng khác như: Kĩ năng giao tiếp, kĩ năng hoà nhập, kĩ năng làm việc nhóm, hợp tác, chia sẻ,...

Về thái độ: Giúp các em HS thấy thoải, tự tin khi sử dụng tiếng mẹ đẻ. Hình thành ở các em HS, đặc biệt là HS DTTS lòng yêu mến, tự hào và trân trọng tiếng mẹ đẻ. Đồng thời góp phần xây dựng mối quan hệ gần gũi, gắn bó giữa HS DTTS với giáo viên và HS người Kinh, qua đó tạo môi trường học tập thân thiện.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tôn trọng nhân cách đối tƣợng và yêu cầu hợp lý với đối tƣợng giáo dục

HS ở trường tiểu học thuộc nhiều thành phần DT khác nhau, với những hoàn cảnh sống khác nhau. Vì vậy, cần đảm bảo đối xử công bằng và bình đẳng đối với tất cả HS, không phân biệt thành phần DT, giàu- nghèo,...

HSTH tuổi còn nhỏ, khả năng nhận thức còn hạn chế, một số em còn rụt rè, nhút nhát. Do đó, khi xây dựng các hình thức tổ chức cần quan tâm đến đặc điểm tâm sinh lý, trình độ nhận thức,..… phải tạo được sự hứng thú của HS. Có như vậy mới phát huy được tích chủ thể, tính tích cực, chủ động, sáng tạo của các em HS khi tham gia vào các hoạt động.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo sự tham gia của các lực lƣợng giáo dục trong và ngoài nhà trƣờng.

Sử dụng ngôn ngữ DTTS trong dạy học có ý nghĩa xã hội và giáo dục vô cùng to lớn, vì vậy, đòi hỏi phải có sự phối hợp tham gia của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường. Trong sự phối kết hợp này, nhà trường giữ vai trò chủ đạo, còn các lực lượng giáo dục khác có nhiệm vụ phối hợp, tạo điều kiện và giúp đỡ khi cần thiết. Như vậy, đảm bảo sự tham gia của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường sẽ phát huy được sức mạnh tổng hợp trong công tác giáo dục và đào tạo.

3.1.4. Nguyên tắc tự nguyện, lồng ghép và có chọn lọc

HS trong nhà trường thuộc nhiều thành phần DT khác nhau, trong khi đó nhà trường không thể sử dụng hết tiếng mẹ đẻ của HS DTTS trong trường. Do đó, nhà trường chỉ lựa chọn tiếng mẹ đẻ của những DT có số lượng đông hơn trong trường. Việc lựa chọn này là một công việc khó khăn và cần có sự giúp đỡ của chính quyền địa phương.

Do đội ngũ giáo viên biết tiếng DTTS còn thiếu và điều kiện vật chất của nhà trưòng còn hạn chế nên việc tổ chức các hoạt động chỉ sử dụng tiếng DTTS là điều không dễ dàng. Do đó, khi thiết kế các hình thức tổ chức nhà trường thường tạo điều kiện để ngôn ngữ DTTS được sử dụng lồng ghép cùng với tiếng Việt.

Khi HS tham gia vào các hoạt động, giáo viên chỉ có thể khuyến khích vận động các em sử dụng tiếng mẹ đẻ, chứ không thể bắt buộc các em. Việc lựa chọn sử dụng tiếng mẹ đẻ hay không phụ thuộc vào sự tự nguyện của các

3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi

Khi tổ chức các hình thức sử dụng ngôn ngữ DTTS phải đảm bảo tính tính khả thi và hiệu quả.. Các hình thức được lựa chọn phải phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý HS, nhu cầu, nguyện vọng, phù hợp với hoàn cảnh của nhà trường, phù hợp với từng giai đoạn học tập. Vì vậy, các hình thức được thiết kế theo tính mở nhằm phát huy vai trò của giáo viên và nhà trường cũng như phát huy tích cực, chủ động, sáng tạo của HS và tinh thần trách nhiệm, chia sẻ, hợp tác của các lực lượng giáo dục ngoài xã hội.

3.2. Một số hình thức bảo tồn ngôn ngữ dân tộc thiểu số trong dạy học ở trƣờng tiểu học vùng Đông Bắc

Qua nghiên cứu về lý luận và phân tích kết quả thực trạng sử dụng ngôn ngữ DTTS ở trường tiểu học Hoá Thượng 1 và Linh Sơn và dựa vào những nguyên tắc trên, chúng tôi đề xuất một số hình thức nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tiếng mẹ đẻ trong trường tiểu học hiện nay.

3.2.1. Tổ chức bài học trên lớp thông qua giao tiếp giữa giáo viên và học sinh có sử dụng ngôn ngữ DTTS

* Mục tiêu

Khả năng sử dụng tiếng Việt của HS DTTS còn yếu, từ đó ảnh hưởng tới quá trình học tập và tham gia các hoạt động tập thể của các em. Việc sử dụng tiếng DTTS trong nhà trường giúp các em tự tin, thoải mái và dễ dàng hơn trong việc tiếp thu bài học. Qua đó, các em có thể học tốt môn tiếng Việt cũng như các môn học khác.

Tổ chức bài học trên lớp thông qua giao tiếp giữa GV và HS có sử dụng ngôn ngữ DTTS trong dạy học giúp các em HS, đặc biệt là HS DTTS thấy được ý nghĩa, tầm quan trọng của tiếng mẹ đẻ. Qua đó, hình thành ở các em lòng tự hào và trân trọng ngôn ngữ của DT mình.

Mục đích chính của HS đến trường là để tiếp nhận giáo dục phổ thông phục vụ nhu cầu phát triển. Ngôn ngữ được sử dụng chính trong nhà trường là tiếng Việt, tiếng DTTS được đưa vào sử dụng như là phương tiện hỗ trợ cho quá trình học tiếng Việt cũng như các môn học khác được tốt hơn. Do đó, nó thường được dùng trong những giờ luyện tập, ôn tập.

Phần lớn HS tiểu học được học 2 buổi mỗi ngày, buổi sáng học bài mới còn buổi chiều là chủ yếu là luyện tập và ôn tập những bài học trước đó. Khi học bài mới, thời gian 40 phút chỉ đủ cho giáo viên giảng bài cho toàn lớp bằng tiếng Việt. Đến những tiết ôn tâp, luyện tập giáo viên mới có thời gian quan tâm hơn đến các em HS. Những em nào chưa hiểu bài thì thầy, cô giáo sẽ phân tích, giảng giải lại cho các em. Đối với các em DTTS thì thầy, cô sẽ dùng tiếng DTTS để các em dễ dàng tiếp thu nội dung bài học. Như vậy, giáo viên dùng tiếng DTTS như một công cụ, phương tiện hỗ trợ tiếng Việt trong quá trình học tập của các em.

Bên cạnh đó, một số môn học như hát nhạc, tự nhiên và xã hội (đối với HS lớp 1, 2, 3), lịch sử và địa lý (đối với HS lớp 4, 5), giáo viên có thể dùng song ngữ trong khi giảng bài mới. Ở giờ học môn hát nhạc, thầy, cô giáo mời các em HS có khả năng thể hiện những bài hát, điệu múa của DT mình biểu diễn cho cả lớp cùng xem. Đối với những môn học địa lý, lịch sử, khi học đến những nội dung có liên quan đến DT, quê hương của các em, giáo viên có thể yêu cầu HS nói lên những hiểu biết của mình về vấn đề đó. Việc trình bày vấn đề như vậy khiến cho lớp học trở nên sôi động, tạo sự tò mò, hứng khởi ở các em HS. Như vậy, thầy, cô giáo đã tạo điều kiện để các em HS có cơ hội tiếp xúc với ngôn ngữ và văn hoá DTTS, đưa chúng đến gần hơn với các em HS.

* Điều kiện thực hiện

- Giáo viên phải biết tiếng DTTS ở mức độ nghe và nói, nghĩa là sử dụng được tiếng DTTS trong giao tiếp.

- Giáo viên tận tình trong giảng dạy, yêu thương và đối xử công bằng với HS

3.2.2. Dạy tiếng DTTS nhƣ một môn học tự chọn

* Mục tiêu

HS DTTS chỉ sử dụng được tiếng mẹ đẻ trong quá trình giao tiếp hàng ngày, các em chưa biết đọc và viết ngôn ngữ này. Dạy tiếng DTTS như một môn học tự chọn giúp các em HS DTTS nâng cao khả năng sử dụng tiếng mẹ đẻ của bản thân. Đồng thời, tạo điều kiện để các em HS trong trường được học thêm thứ tiếng khác ngoài tiếng Việt.

Tiếng DTTS được dạy trong nhà trường như một môn học tự chọn còn góp phần quan trọng vào quá trình bảo tồn và phát huy ngôn ngữ DTTS nói riêng, văn hoá truyền thống của đồng bào DTTS nói chung.

* Nội dung và cách thức thực hiện

Căn cứ vào số lượng và thành phần DT của HS DTTS trong trường, nhà trường lựa chọn ngôn ngữ có thể giảng dạy. Nhà trường dựa vào khả năng sử dụng tiếng DTTS của các em để chia lớp, mỗi lớp học có khoảng từ 20- 30 HS, thời gian học là 2 tiết/ tuần. Nội dung, chương trình, sách giáo khoa phục vụ giảng dạy của giáo viên và học tập của HS tuân theo quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo. Kết quả học tập của môn tiếng DTTS không tính vào điểm học tập chung của các môn. Tuy nhiên, để động viên và khuyến khích các em học tốt nhà trường có phần thưởng cho những em có thành tích học tập tốt.

* Điều kiện thực hiện

- Giáo viên dạy tiếng DTTS phải sử dụng thành thạo ngôn ngữ này, nghĩa là giáo viên phải có chứng chỉ dạy tiếng DTTS. Bên cạnh đó, giáo viên cần có hiểu biết về văn hoá, phong tục, tập quán của DTTS mà mình đảm nhận dạy ngôn ngữ.

- Có chế độ phụ cấp và đãi ngộ hợp lý đối với giáo viên và HS tham gia vào lớp học.

- Xây dựng kế hoạch, nội dung, chương trình dạy tiếng DTTS cụ thể, khoa học, rõ ràng.

- Nhà trường có sự liên kết với các lực lượng giáo dục ngoài xã hội. - Phải đảm bảo cơ sở vật chất, kinh phí cho lớp học.

3.2.3. Thăm quan học tập

* Mục tiêu

Những buổi học được tổ chức dưới hình thức thăm quan giúp các em HS được gần gũi với thiên nhiên, có cơ hội thể hiện những điều mình đã học vào trong thực tiễn cuộc sống. Bên cạnh đó, đây còn là môi trường thuận lợi để các em HS DTTS dùng tiếng mẹ đẻ và các em HS người Kinh có cơ hội làm quen với ngôn ngữ của các DTTS.

* Nội dung và cách thực hiện

Khi giảng dạy các môn học (như tự nhiên và xã hội, lịch sử, địa lý,...) mà có nội dung liên quan lịch sử, phong tục, tập quán của địa phương, giáo viên có thể tổ chức cho HS đi thăm quan ở các khu di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh ở địa phương. Những buổi học như vậy luôn tạo sự hứng thú cho các em HS, các em không chỉ lĩnh hội được nội dung bài học mà còn được vui chơi, khám phá những địa danh này.

Trong các buổi thăm quan học tập hoặc tham quan dã ngoại, giáo viên hay hướng dẫn viên du lịch có thể sử dụng song ngữ, tiếng Việt và tiếng DTTS để hướng dẫn các em tìm hiểu nội dung bài học. Khi thuyết minh, giảng giải những vấn đề có liên quan đến văn hoá truyền thống của đồng bào DTTS, giáo viên hoặc hướng dẫn viên dùng tiếng mẹ đẻ của DT đó sẽ tạo sự lôi cuốn, hấp dẫn đối với HS.

Sau khi kết thúc buổi thăm quan, giáo viên yêu cầu HS viết bài thu hoạch để nắm được tâm tư, tình cảm cũng như những kiến thức mà các em tiếp thu được qua buổi thăm quan. Qua đó, giáo viên và nhà trường rút ra được những bài học kinh nghiệm bổ ích.

* Điều kiện để thực hiện

- Giáo viên lựa chọn những di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh phù hợp với nội dung bài học.

- Giáo viên phải đảm bảo sức khoẻ và sự an toàn cho HS trong quá trình thăm quan.

- Nhà trường và các lực lượng giáo dục khác đảm bảo kinh phí đầy đủ cho buổi tham quan

3.2.4. Học nhóm

* Mục tiêu

Các em HS cùng một DT dễ dàng hiểu và đồng cảm với nhau hơn trong cuộc sống cũng như trong học tập. Học nhóm là môi trường học tập thuận lợi để các em HS có năng lực học tập tốt giúp đỡ các em khác học yếu hơn, khuyến khích, động viên nhau cùng tiến bộ.

* Nội dung và cách thực hiện

Dựa vào năng lực học tập, thành phần DT và địa bàn cư trú, giáo viên phân HS thành những nhóm khác nhau, có phân công nhóm trưởng phụ trách nhóm.

Dưới sự hướng dẫn của giáo viên chủ nhiệm lớp, mỗi nhóm cần xây dựng kế hoạch học nhóm của mình một cách cụ thể, rõ ràng. Kế hoạch này được giáo viên thông báo đến phụ huynh HS để họ biết và kiểm tra, theo dõi, tránh tình trạng các em tranh thủ giờ học nhóm để đi chơi.

Trong quá trình học cùng nhau, các em có thể sử dụng tiếng mẹ đẻ để trao đổi, thảo luận nội dung bài học.

* Điều kiện thực hiện

- Giáo viên thường xuyên quan tâm, theo dõi hoạt động của nhóm, sự tiến bộ của các thành viên trong nhóm.

- Có sự liên kết với phụ huynh HS trong việc tạo điều kiện cũng như kiểm tra quá trình học nhóm của các em.

- Nhà trường, giáo viên chủ nhiệm lớp, phụ huynh HS có sự khen thưởng, động viên kịp thời đối với những nhóm có sự tiến bộ rõ rệt.

3.3. Mối quan hệ giữa các hình thức

HS ở trường tiểu học thuộc nhiều thành phần DT khác nhau với số lượng không đồng đều. Bên cạnh đó, một số em HS DTTS chưa sử dụng thông thạo tiếng Việt. Để giúp các em tự tin, thoải mái và tiếp thu bài học tốt hơn thì giáo viên phải sử dụng một số hình thức nêu trên. Mỗi hình thức có ưu điểm và hạn chế khác nhau nhưng chúng không mâu thuẫn hay cản trở tác dụng của nhau. Các hình thức trên có mối quan hệ thống nhất và bổ sung cho nhau, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên trong quá trình sử dụng tiếng DTTS trong dạy học. Từ đó, hình thành ở các em lòng yêu mến, sự tò mò, thích tìm hiểu, khám phá loại ngôn ngữ này.

3.4. Khảo sát về tính cần thiết và tính khả thi của các hình thức

Qua nghiên cứu cứu cơ sở lý luận của vấn đề bảo tồn ngôn ngữ DTTS trong dạy học và khảo sát thực trạng việc sử dụng tiếng DTTS trong dạy học ở trường tiểu học Hoá Thượng 1 và Linh Sơn. Qua phân tích, đánh giá thực trạng chúng tôi đưa ra 5 hình thức nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng tiếng mẹ đẻ trong dạy học ở trường tiểu học vùng Đông Bắc. Các hình thức bao gồm:

Hình thức 1: Tổ chức bài học trên lớp thông qua giao tiếp giữa giáo viên và học sinh có sử dụng ngôn ngữ DTTS

Hình thức 2: Dạy như một môn học tự chọn Hình thức 3: Thăm quan học tập

Hình thức 4: Học nhóm

3.4.1. Mục đích khảo sát

- Tìm hiểu sự tán thành của các đối tượng tham gia đánh giá về tính cần thiết và tính khả thi của các hình thức.

- Xác định tính hiệu quả của các hình thức đề xuất.

3.4.2. Đối tƣợng khảo sát

Để khảo nghiệm tính cấp thiết, tính khả thi và tính hiệu quả của các hình thức trên, chúng tôi tiến hành trưng cầu ý kiến của 20 cán bộ giáo viên ở

3.4.3. Nội dung khảo sát * Nhận thức mức độ cần thiết của 4 hình thức: * Nhận thức mức độ cần thiết của 4 hình thức: - Cần thiết - Ít cần thiết - Không cần thiết * Nhận thức mức độ khả thi 4 hình thức: - Khả thi - Ít khả thi - Không khả thi

* Đánh giá hiệu quả của 4 hình thức trên: - Rất hiệu quả

- Ít hiệu quả - Không hiệu quả

3.4.4. Phƣơng pháp khảo sát

- Điều tra bằng phiếu hỏi

- Xử lý số liệu bằng phương pháp thống kê toán học

3.4.5. Kết quả khảo sát

Một phần của tài liệu Các hình thức bảo tồn ngôn ngữ dân tộc thiểu số trong dạy học ở trường tiểu học vùng đông bắc Việt Nam (Trang 77 - 106)