Bảo tồn ngôn ngữ DTTS thông qua quá trình dạy hoc

Một phần của tài liệu Các hình thức bảo tồn ngôn ngữ dân tộc thiểu số trong dạy học ở trường tiểu học vùng đông bắc Việt Nam (Trang 35 - 40)

Ngôn ngữ nói riêng và những di sản văn hoá nói chung được sản sinh ra trong đời sống cộng đồng. Nếu như những giá trị văn hoá vật thể có thể lưu giữ trong các nhà trưng bày, viện bảo tàng,…thì ngôn ngữ cũng như các di sản văn hoá phi vật thể khác chỉ được bảo tồn ở chính nơi đã sinh ra nó, đó là đời sống cộng đồng.

Tiếng Việt là ngôn ngữ chính của người Kinh, đồng thời là ngôn ngữ phổ thông của cả nước, được sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày, gia đình, nhà trường, các cơ quan tổ chức,…Còn ngôn ngữ DTTS được đồng bào DT sử dụng chủ yếu trong cuộc sống hàng ngày. Nó được sử dụng trong một số hoàn cảnh sau:

Trong gia đình, đồng bào DTTS dùng ngôn ngữ của DT mình để trao đổi về những vấn đề nảy sinh trong cuộc sống hàng ngày, các vấn đề xã hội phát sinh tác động đến cuộc sống gia đình. Đồng thời, người DT còn sử dụng tiếng mẹ đẻ để thể hiện hay trao đổi tâm tư, tình cảm của mình với tự nhiên, với xã hội, với người khác và với chính bản thân mình. Bên cạnh đó, gia đình cũng chính là nơi người DTTS giao tiếp hay tổ chức các hoạt động văn hoá truyền thống của DT mình. Như vậy, gia đình là một trong những nơi mà ở đó tiếng mẹ đẻ của đồng bào DT được sử dụng nhiều nhất.

Tiếng mẹ đẻ không chỉ được đồng bào DTTS sử dụng trong gia đình mà còn được dùng trong những hoàn cảnh giao tiếp mang tính chất cộng đồng bằng hữu. Nói một cách cụ thể, đây là lúc người DTTS giao tiếp với nhau khi đi chợ, trao đổi buôn bán, trong lúc những bà con thuộc các tộc người khác nhau trao đổi với nhau. Hoàn cảnh giao tiếp này có phần giống với hoàn cảnh giao tiếp trong gia đình nhưng nó khác với hoàn cảnh giao tiếp ấy bởi phạm vi xã hội rộng lớn hơn. Tuy nhiên, dù phạm vi giao tiếp có rộng hơn, có tính xã hội hơn thì môi trường giao tiếp này vẫn mang tính chất nội bộ tộc người là chủ yếu.

Bên cạnh việc sử dụng tiếng mẹ đẻ trong gia đình, trong những hoàn cảnh giao tiếp mang tính chất cộng đồng bằng hữu, người DTTS còn dùng tiếng mẹ đẻ trong các cuộc họp thôn bản. Khi cán bộ thôn bản trình bày những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, các vấn đề cần giải quyết của thôn bản bằng tiếng phổ thông hay tiếng DTTS thì đồng bào trao

đổi, bàn luận với nhau bằng tiếng mẹ đẻ. Khi trình bày ý kiến, quan điểm của mình trong cuộc họp, họ cũng thường nói tiếng mẹ đẻ.

Người DTTS còn sử dụng tiếng mẹ đẻ khi tham gia vào các hoạt động vui chơi, giải trí,…Hàng năm, đồng bào DT tổ chức rất nhiều lễ hội như: Lễ hội Lùng Tùng (Lồng Tồng- Xuống đồng), lễ hội Lượn hai, Phài Lừa,…Mỗi lễ hội thường được chia làm hai phần chính: Phần lễ với những nghi lễ cúng bái hết sức trang nghiêm; phần hội với các trò chơi dân gian như đánh quay, đánh yến, ném còn,…hay tổ chức ca hát: hát sli, lượn, sình ca,…Tiếng mẹ đẻ là phương tiện giao tiếp chủ yếu của bà con DTTS khi tham gia vào các lễ hội của DT mình.

Ngoài ra, tiếng mẹ đẻ cũng được sử dụng trong đám cưới, đám ma,…của đồng bào DT.

Như vậy, tiếng mẹ đẻ được sử dụng chủ yếu trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người DT. Tuy nhiên, mức độ và phạm vi của việc sử dụng của mỗi người, mỗi vùng là khác nhau, bà con ở vùng thị trấn, ven đường quốc lộ,…sẽ sử dụng ít hơn bà con sống ở vùng sâu, vùng xa.

Từ những điều đã nêu trên có thể thấy, đời sống cộng đồng không chỉ là nơi sản sinh ra ngôn ngữ DTTS mà còn là nơi tốt nhất để bảo tồn và phát huy nó trong đời sống xã hội. Bảo tồn ngôn ngữ DTTS phải được tiến hành trong cuộc sống thường ngày của người DTTS và do chính người DTTS thực hiện.

Bảo tồn ngôn ngữ DTTS không chỉ được thực hiện thông qua hoạt động sống mà còn được thực hiện thông qua quá trình dạy học của nhà trường.

Trước hết, ở chương trình chính khoá, ngôn ngữ DTTS được đưa vào chương trình với 2 hình thức: Dạy như một chuyển ngữ (dạy song ngữ) và dạy như một môn học. Đối với hình thức dạy như một chuyển ngữ, trẻ em đến trường được học hoàn toàn bằng tiếng mẹ đẻ, sau đó chuyển dần sang học tiếng Việt đối với một số môn học, tiếng mẹ đẻ tiếp tục được dạy cho tới cuối cấp học. Hoặc sử dụng tiếng mẹ đẻ như một phương tiện hỗ trợ quá trình học

tiếng việt nói riêng và quá trình học tập nói chung. Trẻ em DTTS bao giờ cũng học nói tiếng DT mình trước hết bởi môi trường ngôn ngữ xung quanh đứa trẻ luôn là tiếng DT. Mặc dù trẻ đã được làm quen với tiếng Việt ở lớp mẫu giáo lớn nhưng khả năng sử dụng tiếng Việt của trẻ còn nhiều hạn chế. Khi vào lớp 1, tuy các em chưa thông thạo tiếng Việt nhưng vì chỉ học vần nên số lượng từ tiếng Việt cần dạy, cần giải thích không nhiều. Nhưng đến lớp 2, lớp 3 đã có các bài học, bài tập đọc nên số lượng từ tiếng Việt tăng lên. Số lượng từ cần dạy và giải thích rất lớn. Để khắc phục khó khăn này, trong quá trình giảng dạy, giáo viên có thể sử dụng tiếng mẹ đẻ của các em để giảng, đối chiếu giúp các em hiểu được, nắm được bài. Đối với HS lớp 4, lớp 5, giáo viên có thể giảng dạy bằng tiếng DT trong một vài tiết học của một số môn học như: Lịch sử, địa lý, đạo đức,… nhất là khi bài học có nội dung nói về lịch sử, phong tục, tập quán, truyền thống,… của các DTTS hay nơi các em đang sống. Bên cạnh đó, giáo viên có thể lồng ghép nội dung bảo tồn ngôn ngữ DTTS vào những bài học có liên quan, đặc biệt là phần liên hệ với thực tiễn và với bản thân. Qua đó giúp HS nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của bảo tồn ngôn ngữ DTTS.

Ở bậc tiểu học, ngôn ngữ DTTS đã được đưa vào giảng dạy như một môn học. Bộ chữ DTTS được đưa vào dạy học trong trường học là bộ chữ DTTS đang sử dụng, đảm bảo một trong hai tiêu chí: Chữ viết đã xuất hiện từ lâu đời và được cộng đồng thừa nhận là chữ viết của DT mình, thường gọi là chữ cổ truyền; các chữ viết đã được cấp có thẩm quyền phê chuẩn. Với các DTTS có nhiều bộ chữ, lựa chọn bộ chữ đã được sử dụng rộng rãi hơn trong đời sống hàng ngày để dạy trong trường học. Chương trình và sách giáo khoa tiếng DTTS do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức biên soạn. Phương pháp, kế hoạch dạy tiếng DT được quy định trong từng chương trình tiếng DTTS cụ thể do Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định. Giáo viên tham gia giảng dạy các chương trình dạy tiếng DTTS phải có trình độ đạt chuẩn như quy định đối với

giáo viên dạy cùng cấp học. Ngoài ra, cần có chứng chỉ đào tạo giáo viên dạy tiếng DTTS. Năm học 2008- 2009, cả nước có 17 tỉnh, thành phố thực hiện việc dạy học tiếng DTTS trong trường phổ thông như: Ninh Thuận, An Giang, Tây Ninh, Cà Mau, Cần Thơ, Đắc Lắc, Gia Lai, Lào Cai, Yên Bái…Việc dạy tiếng DTTS được triển khai ở 646 trường, 4.518 lớp với 105.638 học sinh. Trong năm học 2009- 2010, cả nước có 1.223 giáo viên dạy tiếng DTTS, hầu hết đều là người DTTS. [29]

Ở chương trình ngoại khoá, ngôn ngữ DTTS được sử dụng trong các hoạt động như:

Hội thi, nhân dịp các ngày lễ lớn trong năm nhà trường thường tổ chức các hội thi như: văn nghệ; thể dục, thể thao; trò chơi dân gian;… Khi tổ chức những hoạt động này thầy cô giáo luôn khuyến khích và tạo điều kiện để HS DTTS được sử dụng tiếng mẹ đẻ. Điều đó giúp các em thấy tự tin, thoải mái khi tham gia hoạt động.

Vào giờ ra chơi của một số ngày nhất định, loa phát thanh của nhà trường phát những bài hát thiếu nhi mà các em yêu thích. Những bài hát đó vừa có của người Kinh, vừa có của người DTTS được hát bằng tiếng việt hay tiếng DTTS. Việc phát các bài hát vào giờ ra chơi không chỉ giúp các em thư giãn sau những tiết học căng thẳng mà còn tạo điều kiện để các em biết thêm nhiều ca khúc mới và thêm yêu lời ca, tiếng hát của DT mình.

Ngoài những hoạt động nêu trên, nhà trường còn tổ chức một số hoạt động khác như: Tham quan, dã ngoại; múa hát tập thể;….Khi tham gia vào các hoạt động này, HS DTTS có thể sử dụng tiếng mẹ đẻ của DT mình để giao tiếp.

Như vậy, trong những năm đầu của bậc tiểu học, khi đến trường, một số trẻ em DTTS vẫn thường dùng tiếng mẹ đẻ làm phương tiện giao tiếp. Các em sử dụng tiếng DT mình để học bài, để trao đổi tâm tư, tình cảm với bạn bè, thầy cô giáo,…Như vậy, trường học là một trong những hoàn cảnh

giao tiếp sử dụng tiếng DTTS. Do đó, nó cũng là nơi thuận lợi cho việc lưu giữ và phát huy ngôn ngữ DTTS.

Một phần của tài liệu Các hình thức bảo tồn ngôn ngữ dân tộc thiểu số trong dạy học ở trường tiểu học vùng đông bắc Việt Nam (Trang 35 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)