Nội dung khảo sát

Một phần của tài liệu Các hình thức bảo tồn ngôn ngữ dân tộc thiểu số trong dạy học ở trường tiểu học vùng đông bắc Việt Nam (Trang 51 - 106)

Khảo sát khả năng và hoàn cảnh sử dụng ngôn ngữ DTTS của CBQL, giáo viên, phụ huynh HS và HS; khảo sát các kênh thông tin sử dụng ngôn ngữ DTTS tại địa phương mà phụ huynh và HS được tiếp xúc. Đồng thời khảo sát CBQL, giáo viên và phụ huynh HS về tầm quan trọng, các hình thức, hiệu quả và các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng ngôn ngữ DTTS trong dạy học ở trường tiểu học.

Đánh giá thực trạng sử dụng ngôn ngữ DTTS trong cuộc sống hàng ngày, trong dạy học ở trường tiểu học Hoá Thượng 1 và Linh Sơn của CBQL, giáo viên, phụ huynh HS và HS.

Xây dựng một số hình thức sử dụng ngôn ngữ DTTS nhằm nâng cao hiệu quả dạy học ở trường tiểu học Hoá Thượng 1 và Linh Sơn nói riêng và trường tiểu học vùng Đông Bắc nói chung.

2.2.4. Phƣơng pháp khảo sát

* Phương pháp khảo sát

- Điều tra bằng phiếu

- Xử lý kết quả khảo sát bằng phương pháp thống kê toán học

* Kĩ thuật đánh giá

- Nhận thức tầm quan trọng của việc sử dụng ngôn ngữ DTTS trong dạy học ở trường tiểu học.

- Các hình thức sử dụng ngôn ngữ DTTS và các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng tiếng mẹ đẻ trong dạy học.

- Tìm hiểu mức độ hiệu quả của việc sử dụng tiếng DTTS trong dạy học.

2.3. Kết quả khảo sát thực trạng bảo tồn ngôn ngữ dân tộc thiểu số trong dạy học ở trƣờng tiểu học dạy học ở trƣờng tiểu học

2.3.1. Thực trạng bảo tồn ngôn ngữ dân tộc thiểu số trong cuộc sống hàng ngày của học sinh và phụ huynh học sinh ngày của học sinh và phụ huynh học sinh

2.3.1.1. Khả năng sử dụng ngôn ngôn ngữ dân tộc thiểu số của học sinh và phụ huynh học sinh

Việt Nam là một quốc gia đa DT thống nhất với 54 DT anh em. Mỗi DT có tiếng nói và chữ viết khác nhau, song không phải DT nào cũng có chữ viết. Ngôn ngữ của các DT Việt Nam không chỉ là một sản phẩm tinh thần, một di sản văn hoá của DT Việt Nam mà còn là một di sản văn hoá của nhân loại. Do vậy việc giữ gìn, kế thừa và phát huy tiếng nói, chữ viết của các DT có một vai trò quan trọng trong việc bảo tồn văn hoá DT.

Qua điều tra nghiên cứu trên 62 HS DTTS (chủ yếu là DT Tày, Nùng và Sán Dìu) cho thấy không có HS nào sử dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ. Điều này được thể hiện qua bảng dưới đây:

Bảng 2.1: Khả năng sử dụng tiếng mẹ đẻ của học sinh dân tộc thiểu số

TT Mức độ sử dụng Số lượng Tỉ lệ (%)

1 Sử dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ (nghe, nói,

đọc, viết) 0 0

2 Giao tiếp được bằng tiếng mẹ đẻ (nghe và nói) 14 22.5 3 Không biết tiếng dân tộc, chỉ biết tiếng Kinh 48 77.5

Mặc dù không có HS DTTS nào sử dụng thành thạo được 4 kĩ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng DTTS. Song, trẻ em người DTTS bao giờ cũng học nói tiếng DT mình trước hết, từ trong bào thai mẹ, trong lời nói nghe được hàng ngày từ các thành viên trong gia đình từ khi sinh ra cho đến khi 3- 4

trong gia đình, họ hàng, láng giềng. Thứ tiếng mẹ đẻ ấy là phương tiện ghi lại thế giới hiện thực của trẻ. Do vậy, 22.5% HS DTTS sử dụng được tiếng mẹ đẻ trong giao tiếp.

Tuy nhiên, trên 77% HS DTTS chỉ biết tiếng Kinh, không sử dụng được ngôn ngữ của DT mình. Những em này chủ yếu sống ở thị trấn, các vùng cận thị trấn, nơi có đông gia đình người Kinh sinh sống, các em chỉ được tiếp xúc với tiếng Kinh, không được tiếp xúc với tiếng mẹ đẻ. Trong khi đó, các thành viên lớn tuổi trong gia đình lại không dùng tiếng mẹ đẻ trong giao tiếp hàng ngày, chỉ nói tiếng Kinh. Do đó, các em không sử dụng được ngôn ngữ của DT mình.

* Đối với phụ huynh HS, khả năng sử dụng ngôn ngữ DTTS được thể hiện qua biểu đồ sau

Biểu đồ 2.1: Khả năng sử dụng ngôn ngữ dân tộc thiểu số của phụ huynh học sinh

Với đặc điểm cư trú đan xen, người Kinh sống đan xen với người DTTS nên 12% phụ huynh người Kinh có khả năng giao tiếp được bằng tiếng DTTS. Bởi trong quá trình sinh sống gần nhau, cùng tham gia sinh hoạt cộng đồng, làm việc hay trao đổi buôn bán nên họ có cơ hội tiếp xúc với ngôn ngữ DTTS và dần

dần họ có thể nghe, nói hoặc biết vài câu giao tiếp thông thường. Tuy nhiên, phần lớn phụ huynh được hỏi không biết tiếng DTTS, chỉ biết tiếng Kinh.

68% phụ huynh DTTS có khả năng giao tiếp được bằng tiếng mẹ đẻ, song chỉ có 4% sử dụng thành thạo ngôn ngữ của DT mình (có thể nghe, nói, đọc, viết). Vẫn còn một tỉ lệ không nhỏ người DTTS không biết tiếng DTTS, chỉ biết tiếng Kinh (chiếm 32%).

Như vậy, qua khảo sát chúng tôi nhận thấy, đa số phụ huynh HS người DTTS sử dụng tiếng mẹ đẻ ở mức độ nghe và nói. Song còn một tỉ lệ không nhỏ phụ huynh người DTTS không biết tiếng của DT mình. Bên cạnh đó, với đặc điểm sống đan xen với nhau nên một bộ phận phụ huynh người Kinh cũng có thể sử dụng được ngôn ngữ này trong giao tiếp thông thường. Đối với các em HS DTTS, phần lớn các em không biết tiếng mẹ đẻ, chỉ có một phần nhỏ các em sử dụng được ngôn ngữ này ở mức độ giao tiếp thông thường, còn các em HS người Kinh chỉ biết nói tiếng Việt.

2.3.1.2. Các kênh thông tin sử dụng ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại địa phương Chúng tôi tìm hiểu các kênh thông tin sử dụng ngôn ngữ DTTS tại địa phương, kết quả thu được thể hiện qua biểu đồ sau

* Về phía phụ huynh HS 74 58 16 10 42 0 20 40 60 80 100

1 2 3 4 Kênh thông tin5

Tỉ lệ

Kênh thông tin

Chú thích:

1: Giao tiếp hàng ngày

2: Đài phát thanh, truyền hình của trung ương và địa phương 3: Loa phát thanh của thôn, bản (xã, phường)

4: Các ấn phẩm như: sách, báo, tạp chí, băng đĩa,... 5: Hội thi, hội diễn văn nghệ,...

Qua biểu đồ trên ta thấy:

Phụ huynh HS được tiếp xúc với ngôn ngữ DTTS qua một số kênh thông tin, cụ thể như sau:

Giao tiếp hàng ngày là kênh thông tin sử dụng tiếng DTTS phổ biến nhất. Đời sống cộng đồng là nơi sản sinh ra ngôn ngữ này và đây cũng chính là môi trường sử dụng nó nhiều nhất. Do vậy, 74% phụ huynh được tiếp xúc với ngôn ngữ DTTS thông qua kênh này.

Vấn đề DT và ngôn ngữ DTTS luôn nhận được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và nhiều cơ quan, ban ngành. Một trong những biểu hiện của sự quan tâm này là tiếng DTTS đã được sử dụng trên sóng phát thanh, truyền hình từ trung ương đến địa phương. Việc phát sóng các bản tin bằng nhiều thứ tiếng DTTS đã tạo điều kiện để đồng bào DTTS nắm bắt được các thông tin quan trọng ở trong và ngoài nước, đồng thời thể hiện sự trân trọng, giữ gìn đối với ngôn ngữ DTTS nói riêng và văn hoá của đồng bào DTTS nói chung. Do đó, 58% phụ huynh HS được tiếp xúc với ngôn ngữ DTTS qua kênh thông tin này.

Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” là một phong trào rộng lớn, được phát động sau khi có Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc”. Để hưởng ứng phong trào này, nhiều hoạt động thiết thực đã được diễn ra trong đó không thể thiếu các hoạt động văn hoá, văn nghệ quần chúng. Các tiết mục tham gia vào chương trình văn nghệ rất phong phú, đa dạng về thể loại, ngôn ngữ. Do vậy, 42% phụ huynh HS tiếp xúc với ngôn ngữ DTTS qua kênh thông tin này.

Do tính chất sống cư trú, đan xen giữa các DT nên việc sử dụng tiếng DTTS trên loa phát thanh của thôn, bản (xã, phường) còn gặp nhiều khó khăn. Do đó, người dân nói chung, phụ huynh HS nói riêng chưa được tiếp xúc nhiều với ngôn ngữ DTTS qua kênh thông tin này.

Mặc dù nhận được sự quan tâm của nhiều cấp, nhiều ngành song trên thực tế các ấn phẩm có sử dụng tiếng DTTS chưa nhiều và chưa phong phú. Vì vậy, phụ huynh chưa có nhiều cơ hội tiếp xúc với ngôn ngữ DTTS qua kênh thông tin này.

Như vậy, ngôn ngữ DTTS được sử dụng qua nhiều kênh thông tin. Song, phụ huynh HS được tiếp xúc chủ yếu với ngôn ngữ này qua kênh giao tiếp hàng ngày, qua sóng phát thanh, truyền hình và các hội thi, hội diễn văn nghệ.

* Về phía HS

Chúng tôi đã tìm hiểu trên 150 HS về các kênh thông tin sử dụng ngôn ngữ DTTS mà các em được tiếp xúc tại địa phương, kết quả thu được thể hiện qua biểu đồ 2.3. 10.6 24.6 3.3 38 44.6 0 20 40 60 80 100

1 2 3 4 Kênh thông tin5

Tỉ lệ

Kênh thông tin

Biểu đồ 2.3 : Các kênh thông tin sử dụng ngôn ngữ dân tộc thiểu số tại địa phƣơng mà học sinh đƣợc tiếp xúc

Qua biểu đồ trên chúng ta thấy có tương đồng giữa phụ huynh HS và HS ở một số kênh thông tin sử dụng tiếng DTTS mà họ được tiếp xúc. Đối

Hội thi, hội diễn văn nghệ là kênh thông tin sử dụng tiếng DTTS mà các em có cơ hội tiếp xúc nhiều nhất. Các em thiếu nhi rất thích các hoạt động văn hoá, văn nghệ. Các hoạt động này ngày càng phong phú, đa dạng và luôn thu hút được sự chú ý, quan tâm của các em. Do đó, đây là kênh thông tin giúp 44.6% HS được tiếp xúc với ngôn ngữ DTTS.

Đối với các em thiếu nhi thì báo Nhi đồng là người bạn vô cùng thân thiết. Các en rất thích đọc và viết bài cho tờ báo này. Hiện nay, không chỉ có báo Nhi đồng mà báo Thiếu nhi dân tộc cũng nhận được sự ủng hộ của các em. Tờ báo này giúp các em hiểu hơn về cuộc sống, phong tục tập quán của các DT trên cả nước. Bên cạnh đó, tờ báo này còn có những trang riêng sử dụng ngôn ngữ DTTS tạo điều kiện cho các em HS làm quen với ngôn ngữ này. Do vậy, 38% HS được tiếp xúc với ngôn ngữ DTTS qua kênh thông tin này.

Ví dụ: Trang tiếng DT Dao

THÓI XẤU

Thói xấu tàu bing Chỉ nhoong điằng chạ Mái nhoong điằng ngau Thói xấu tàu kiuung Chỉ jêm kềm ghiăng Mái jêm kềm buộn Thói xấu tào mào Chỉ jêm choòng pẹ Mái jêm kềm meng Thói xấu tàu miền Tàu kém jiệu chê Tàu hơn jiệu ghét...

THÓI XẤU

(Dịch sang tiếng Việt) Thói xấu của khỉ Chỉ trèo cành thẳng Không trèo cành cong Thói xấu của nai Chỉ ở rừng thưa Tránh xa rừng rậm Thói xấu của hổ Chỉ ở đồi trọc

Chẳng sống rừng già Thói xấu người ta Ai kém thì chê Ai hơn thì ghét...

(Nguồn: Thiếu nhi dân tộc, kì 2 tháng 5, 2006)

Không chỉ tiếp xúc với ngôn ngữ DTTS qua kênh văn hoá, văn nghệ, qua sách báo, các em HS còn được tiếp xúc với ngôn ngữ này qua sóng phát thanh, truyền hình. Tuy nhiên, các chương trình sử dụng tiếng DTTS trên đài phát thanh, truyền hình dành cho thiếu nhi còn ít nên các em ít khi theo dõi các chương trình của đài. Do vậy, 24% HS tiếp xúc với ngôn ngữ DTTS qua kênh thông tin này.

Các em HS được hỏi ít có cơ hội tiếp xúc với ngôn ngữ DTTS qua giao tiếp hàng ngày. Điều này cũng lý giải phần nào cho thực tế phần lớn các em HS không sử dụng được ngôn ngữ DTTS, kể cả HS DTTS.

Như vậy, HS tiếp xúc với ngôn ngữ DTTS qua các kênh khác nhau, trong đó chủ yếu là thông qua chương trình văn hoá, văn nghệ, báo chí và

Qua 2 biểu đồ ta thấy phụ huynh HS và HS tiếp xúc với ngôn ngữ DTTS qua nhiều kênh khác nhau. Phụ huynh tiếp xúc qua kênh giao tiếp là chủ yếu, còn các em HS thì có cơ hội tiếp xúc qua các chương trình văn nghệ, các ấn phẩm báo chí.

2.3.1.3. Hoàn cảnh sử dụng ngôn ngữ dân tộc thiểu số của học sinh và phụ huynh học sinh

Tìm hiểu về hoàn cảnh sử dụng ngôn ngữ DTTS của HS và phụ huynh HS có khả năng nói tiếng mẹ đẻ, chúng tôi thu được kết quả ở bảng 2.2 và 2.3

* Về phía phụ huynh HS

TT Các hoàn cảnh Số lượng (20) Tỉ lệ %

1 Trong nội bộ gia đình 17 85.0

2 Khi giao tiếp với hàng xóm xung quanh 16 80.0

3 Đi chợ, trao đổi buôn bán 11 55.0

4 Họp thôn bản 4 20.0

5 Họp phụ huynh 0 0.0

6 Tham gia các lễ hội ở địa phương 15 75.0 7 Khi tham gia các các nghi lễ, phong

tục, tập quán truyền thống 18 90.0

Bảng 2.2: Hoàn cảnh sử dụng ngôn ngữ dân tộc thiểu số của phụ huynh học sinh

Qua bảng số liệu trên cho thấy: 85% phụ huynh HS dùng tiếng mẹ đẻ khi giao tiếp với với các thành viên trong gia đình. Ngôn ngữ này vẫn là phương tiện giao tiếp phổ biến trong gia đình phụ huynh người DTTS.

Hàng năm ở các gia đình đồng bào DTTS thường tổ chức nhiều nghi lễ truyền thống. Khi tham gia vào các nghi lễ này, hầu hết phụ huynh đều nói tiếng mẹ đẻ. Với quan niệm cho rằng muốn cầu xin hay tạ ơn các vị thần thánh và ông bà, tổ tiên thì phải tổ chức nghi lễ thật long trọng, thành tâm nói lên những điều bản thân và gia đình mong muốn. Và đương nhiên, muốn các

vị thần thánh và ông bà, tổ tiên hiểu được lời cầu xin thì mọi người phải nói tiếng mẹ đẻ. Do vậy, 90% phụ huynh HS sử dụng ngôn ngữ DTTS khi tham gia vào các nghi lễ, phong tục, tập quán truyền thống và 75% sử dụng khi tham gia vào các lễ hội của địa phương.

Với quan niệm sống “Bán anh em xa, mua láng giềng gần” nên việc trò chuyện, trao đổi với những người sống xung quanh là điều không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi người. Phụ huynh người DTTS cũng vậy. Để quá trình giao tiếp thuận lợi hơn, dễ dàng hiểu nhau hơn, họ thường sử dụng tiếng của DT mình (80%). Không chỉ sử dụng với bà con hàng xóm, họ còn sử dụng trong khi đi chợ, lúc trao đổi buôn bán (55%).

Một số ít phụ huynh dùng tiếng mẹ đẻ khi tham gia họp thôn bản (20%) và không có phụ huynh nào sử dụng ngôn ngữ này khi họp phụ huynh cho con em mình tại trường.

* Về phía HS

TT Các hoàn cảnh Số lượng (14) Tỉ lệ %

1 Trong nội bộ gia đình 12 85.0

2 Khi giao tiếp với hàng xóm xung quanh 9 64.0

3 Đi chợ, trao đổi buôn bán 5 35.0

4 Tham gia các lễ hội ở địa phương 6 42.8 5 Khi tham gia các các nghi lễ, phong tục,

tập quán truyền thống 10 71.4

6 Ở trường học 4 28.5

Bảng 2.3: Hoàn cảnh sử dụng tiếng mẹ đẻ của học sinh ngƣời dân tộc thiểu số

Qua bảng số liệu trên cho thấy: 85% HS biết tiếng mẹ đẻ đều sử dụng ngôn ngữ này trong khi giao tiếp với các thành viên trong gia đình. Chính môi trường giao tiếp gần gũi và thường xuyên này đã giúp cho các em HS DTTS biết sử dụng tiếng của DT mình từ rất sớm, trước khi biết đến tiếng Kinh.

Gia đình HS DTTS thường tổ chức các nghi lễ truyền thống vào mỗi dịp đặc biệt trong năm. Các em được bố mẹ và người thân trong gia đình cho tham gia vào các nghi lễ trên. Cũng giống các thành viên khác trong gia đình, 71% các em dùng tiếng mẹ đẻ khi thực hiện các nghi lễ.

Ngoài ra, HS DTTS còn sử dụng tiếng mẹ đẻ khi giao tiếp với hàng xóm xung quanh (64%), khi tham gia vào các lễ hội của địa phương (42.8%) và khi phụ giúp người lớn đi chợ (35%). Các em ít sử dụng tiếng mẹ đẻ ở trường học (hơn 28%)

Tóm lại, tiếng mẹ đẻ được phụ huynh HS và HS sử dụng chủ yếu trong

Một phần của tài liệu Các hình thức bảo tồn ngôn ngữ dân tộc thiểu số trong dạy học ở trường tiểu học vùng đông bắc Việt Nam (Trang 51 - 106)