2. Mục tiêu của đề tài
3.4.2. Thu nhập về phi nông nghiệp
Như đã nghiên cứu tại bảng 3.13, các hoạt động phi nông nghiệp tại các xã tương đối đa dạng và phong phú. Đây là điều kiện tốt cho các hộ tại các xã có thêm nhiều lựa chọn trong việc tăng thêm thu nhập. Chúng ta cùng nghiên
cứu bảng 3.18 để tìm hiểu thu nhập từ các hoạt động phi nông nghiệp chính của các hộ dân trên địa bàn các xã nghiên cứu.
Bảng 3.18: Thu nhập phi nông nghiệp bình quân của các hộ
STT Hoạt động Đơn vị
tính
Xã Sơn Dƣơng
Xã Đồng
Luận Xã Gia Điền
I Xây dựng - Số hộ tham gia Hộ 29 39 44 - BQ lao động/hộ Người/hộ 1,45 1 1,11 - Thu nhập Trđ/hộ/năm 48,96 37,43 38,97 II Buôn bán - Số hộ tham gia Hộ 12 11 15 - BQ lao động/hộ Người/hộ 1 1 1 - Thu nhập Trđ/hộ/năm 38 44,54 43,6
III Công nhân khu CN
- Số hộ tham gia Hộ 34 34 25 - BQ lao động/hộ Người/hộ 1,53 1,26 1,32 - Thu nhập Trđ/hộ/năm 33,35 26,11 29,45 IV Ngành nghề - Số hộ tham gia Hộ 39 36 39 - BQ lao động/hộ Người/hộ 1,51 1,92 1,49 - Thu nhập Trđ/hộ/năm 49,38 35,83 50,3
(Nguồn: Số liệu điều tra năm 2013)
Qua bảng 3.18 ta thấy:
- Về xây dựng, tại xã Sơn Dương trong 60 hộ điều tra có 29 hộ tham gia với lao động bình quân 1,45 lao động/hộ, mang lại thu nhập trung bình hàng năm là 48,96 triệu đồng/hộ/năm. Tại xã Đồng Luận trong 60 hộ điều tra có 39 hộ tham gia với lao động bình quân 1 lao động/hộ, mang lại thu nhập bình quân hàng năm là 37,43 triệu đồng/hộ/năm.Tại xã Gia Điền trong 60 hộ điều tra có 44 hộ tham gia với lao động bình quân 1,11 lao động/hộ, mang lại thu nhập bình quân hàng năm là 38,97 triệu đồng/hộ/năm.
Tại 3 xã nghiên cứu, thu nhập trung bình từ xây dựng tương đương nhau với mức thu khoảng 3-4 triệu đồng/tháng. Các hộ cho biết công việc xây dựng vất vả nhưng nếu đều việc thì thu nhập cũng cao, ổn định hơn so với sản xuất nông nghiệp. Với mức thu trung bình một tháng 3-4 triệu đồng, một năm các lao động làm thường xuyên khoảng 10 tháng/năm nên tổng thu cả năm đạt khoảng 30-40 triệu đồng/lao động. Đối với những lao động lành nghề có trình độ tay nghề cao thu nhập hàng tháng có thể lên đến 5-6 triệu đồng - 50 - 62 triệu đồng/năm.
- Về hoạt động làm công nhân tại các khu công nghiệp, tại xã Sơn Dương trong 60 hộ điều tra có 34 hộ tham gia với lao động bình quân 1,53 lao động/hộ, mang lại thu nhập trung bình hàng năm là 33,35 triệu đồng/hộ/năm. Tại xã Đồng Luận trong 60 hộ điều tra có 34 hộ tham gia với lao động bình quân 1,26 lao động/hộ, mang lại thu nhập bình quân hàng năm là 26,11 triệu đồng/hộ/năm. Tại xã Gia Điền trong 60 hộ điều tra có 25 hộ tham gia với lao động bình quân 1,32 lao động/hộ, mang lại thu nhập bình quân hàng năm là 29,45 triệu đồng/hộ/năm.
Qua tìm hiểu được biết, lao động làm việc tại các khu công nghiệp lương bình quân khoảng 2,5 - 3 triệu đồng/lao động/tháng. Tuy nhiên nếu người lao động chịu khó làm thêm, tăng ca đạt doanh số cao sẽ có thêm lương thưởng từ vài trăm nghìn đồng đến vài triệu đồng tùy theo doanh số.
- Về hoạt động buôn bán nhỏ lẻ, tại xã Sơn Dương trong 60 hộ điều tra có 12 hộ tham gia với lao động bình quân 1 lao động/hộ, mang lại thu nhập trung bình hàng năm là 38 triệu đồng/hộ/năm. Tại xã Đồng Luận trong 60 hộ điều tra có 11 hộ tham gia với lao động bình quân 1 lao động/hộ, mang lại thu nhập bình quân hàng năm là 44,45 triệu đồng/hộ/năm. Tại xã Gia Điền trong 60 hộ điều tra có 15 hộ tham gia với lao động bình quân 1 lao động/hộ, mang lại thu nhập bình quân hàng năm là 43,6 triệu đồng/hộ/năm.
Các hộ nhận định, mở các quầy hàng dịch vụ ngoài phục vụ nhu cầu địa phương còn giúp các hộ giải quyết vấn đề thời gian nhàn dỗi trong sản xuất nông nghiệp.
- Về hoạt động ngành nghề, làng nghề nông thôn, tại xã Sơn Dương trong 60 hộ điều tra có 39 hộ tham gia với lao động bình quân 1,51 lao động/hộ, mang lại thu nhập trung bình hàng năm là 49,38 triệu đồng/hộ/năm. Tại xã Đồng Luận trong 60 hộ điều tra có 36 hộ tham gia với lao động bình quân 1,92 lao động/hộ, mang lại thu nhập bình quân hàng năm là 35,83 triệu đồng/hộ/năm. Tại xã Gia Điền trong 60 hộ điều tra có 39 hộ tham gia với lao động bình quân 1,49 lao động/hộ, mang lại thu nhập bình quân hàng năm là 50,3 triệu đồng/hộ/năm.
Trong các hoạt động phi nông nghiệp tại các xã nghiên cứu, hoạt động ngành nghề, làng nghề thu hút số lượng lao động đông nhất. Như đã nghiên cứu tại phần 3.1, tại các xã nghiên cứu tồn tại nhiều ngành nghề truyền thống, những ngành nghề này có thể phát triển từ lâu đời hoặc mới hình thành nhưng đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế hộ, giúp các hộ giải quyết thời gian dư thừa trong sản xuất nông nghiệp và tăng thu nhập cho gia đình.
3.4.3. Tác động của Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới đến thu nhập của các hộ dân tại các xã nghiên cứu
Tính đến cuối năm 2012, chương trình MTQG về xây dựng nông thôn mới triển khai trên địa bàn tỉnh Phú Thọ được hơn 2 năm. Kết quả nổi bật nhất có thể nhận thấy đó là bộ mặt nông thôn có nhiều thay đổi đáng kể, do cơ sở hạ tầng các xã được đầu tư xây dựng nâng cấp, cải tạo. Về mặt đời sống của người dân, việc đánh giá những ảnh hưởng của chương trình xây dựng nông thôn mới đến thu nhập của các hộ dân khó thực hiện. Do chương trình mới được triển khai, số liệu thu được chưa đủ để đưa ra những phân tích và nhận định có tính chính xác cao. Tuy nhiên, với phạm vi nghiên cứu của đề
tài, chúng ta cùng nghiên cứu Bảng 3.19 để thấy được những đánh giá bước đầu về tác động của chương trình xây dựng nông thôn mới tới thu nhập các hộ dân tại các xã nghiên cứu.
Bảng 3.19: Thu nhập bình quân đầu ngƣời/năm tại 3 xã nghiên cứu
ĐVT: Triệu đồng/người/năm
Năm Thu nhập bình quân đầu ngƣời/năm
Xã Sơn Dƣơng Xã Đồng Luận Xã Gia Điền
2010 15,3 13,2 12,9
2011 16,2 14,7 14,3
2012 17,6 15,4 15,7
(Nguồn: UBND xã Sơn Dương, Đồng Luận, Gia Điền năm 2010, 2011, 2012)
Qua bảng 3.19 ta thấy:
- Tại xã Sơn Dương, thu nhập bình quân đầu người năm 2010 (năm bắt đầu triển khai xây dựng nông thôn mới) là 15,3 triệu đông/người/năm. Đến năm 2011 (sau 1 năm triển khai xây dựng nông thôn mới) là 16,2 triệu đồng/người/năm, tăng 0,9 triệu đồng/người/năm (tăng 5,88%) so với năm 2010. Năm 2012 (sau 2 năm triển khai xây dựng nông thôn mới) là 17,6 triệu đồng/người/năm, tăng 1,4 triệu đồng/người/năm (tăng 8,64%) so với năm 2011, tăng 2,3 triệu đồng/người/năm (tăng 15,03%) so với năm 2010.
- Tại xã Đồng Luận, thu nhập bình quân đầu người năm 2010 (năm bắt đầu triển khai xây dựng nông thôn mới) là 13,2 triệu đông/người/năm. Đến năm 2011 (sau 1 năm triển khai xây dựng nông thôn mới) là 14,7 triệu đồng/người/năm, tăng 1,5 triệu đồng/người/năm (tăng 11,36%) so với năm 2010. Năm 2012 (sau 2 năm triển khai xây dựng nông thôn mới) là 15,4 triệu đồng/người/năm, tăng 0,7 triệu đồng/người/năm (tăng 4,76%) so với năm 2011, tăng 2,2 triệu đồng/người/năm (tăng 14,97%) so với năm 2010.
- Tại xã Gia Điền, thu nhập bình quân đầu người năm 2010 (năm bắt đầu triển khai xây dựng nông thôn mới) là 12,9 triệu đông/người/năm. Đến
năm 2011 (sau 1 năm triển khai xây dựng nông thôn mới) là 14,3 triệu đồng/người/năm, tăng 1,4 triệu đồng/người/năm (tăng 10,85%) so với năm 2010. Năm 2012 (sau 2 năm triển khai xây dựng nông thôn mới) là 15,7 triệu đồng/người/năm, tăng 1,7 triệu đồng/người/năm (tăng 9,79%) so với năm 2011, tăng 2,8 triệu đồng/người/năm (tăng 21,7%) so với năm 2010.
Có thể nhận thấy, qua 2 năm triển khai thực hiện xây dựng nông thôn mới tại các xã nghiên cứu, thu nhập bình quân đầu người tăng đều theo các năm. Từ những số liệu trên không thể đánh giá sự gia tăng này là do các xã triển khai xây dựng nông thôn mới mà có, nguyên nhân của sự gia tăng này chủ yếu do sự phát triển kinh tế xã hội chung tại địa phương. Tuy nhiên, chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới cũng góp phần đáng kể, đó là những hỗ trợ giúp địa phương thực hiện 02 mảng quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất và thu nhập của người dân. Đó là hỗ trợ các địa phương xây dựng cơ sở hạ tầng và hỗ trợ phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập. Về xây dựng cơ sở hạ tầng, khi nhận được hỗ trợ các xã đã triển khai xây dựng nhiều tuyến đường giao thông nội đồng và kênh mương thủy lợi, việc này phục vụ cho sản xuất của người dân thuận lợi, kịp thời hơn, gián tiếp tác động đến năng suất hay thu nhập của người dân. Về hỗ trợ phát triển sản xuất, mục tiêu là giúp các địa phương lựa chọn, làm điểm các mô hình, từ đó đánh giá hiệu quả, kết quả, rút kinh nghiệm tiến đến lựa chọn nhân rộng, bên cạnh đó cũng hỗ trợ các hợp tác xã trong nâng cao chất lượng các hoạt động sản xuất. Rất nhiều mô hình triển khai tại các xã nghiên cứu cho kết quả tốt, được triển khai nhân rộng, góp phần nâng cao thu nhập đáng kể cho người dân. Cụ thể như mô hình trồng khoai tây, trồng ngô lai, chăn nuôi gà đẻ trứng,… tại xã Sơn Dương cho hiệu quả cao và đã được nhân rộng; Mô hình trồng chăn nuôi gà ri, mô hình trồng khảo nghiệm giống ngô DK6919, DK9901,.. tại xã Đồng Luận cho hiệu quả
cao và được nhân rộng; Một số mô hình cơ giới hóa phục vụ sản xuất tại xã Gia Điền cũng mang lại hiệu quả cao,…
Nhìn chung, khó có thể đánh giá một cách chi tiết, cụ thể ảnh hưởng của chương trình xây dựng nông thôn mới đến thu nhập của người dân tại các xã nghiên cứu, do chương trình mới được triển khai, bên cạnh đó tại các địa phương có rất nhiều các hoạt động kinh tế xã hội cũng như các chương trình dự án khác thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương. Tuy nhiên, những hỗ trợ của chương trình xây dựng nông thôn mới là rất đúng, trúng, xát với nhu cầu cũng như mục tiêu phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân tại các xã nghiên cứu.