Cấu trúc thời gian dành cho các hoạt động nông nghiệp và phi nông

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động sản xuất và thu thập của các hỗ nông dân tại 3 xã thí điểm xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Phú Thọ (Trang 80 - 85)

2. Mục tiêu của đề tài

3.3.1.Cấu trúc thời gian dành cho các hoạt động nông nghiệp và phi nông

nghiệp của các hộ và thành viên hộ nông dân trên địa bàn 3 xã điểm

Nghiên cứu cơ cấu thời gian các lao động dành cho các hoạt động sản xuất của mình có một ý nghĩa quan trọng trong việc cung cấp cơ sở để đánh giá chất lượng, hiệu quả cũng như giá trị của công việc.

Bảng 3.14: Bình quân thời gian lao động sản xuất của các lao động tại các hộ

TT Hoạt động Đơn vị tính Xã Sơn

Dƣơng Xã Đồng Luận Xã Gia Điền I Nông nghiệp 1 Trồng trọt (cả lâm nghiệp) - Số hộ tham gia Hộ 60 60 60

- Số lao động tham gia Người 72 69 74

- Bình quân lao động Lao động/hộ 1,2 1,15 1,23

- Thời gian bình quân % 45,5 37,8 52,2

2 Chăn nuôi

- Số hộ tham gia Hộ 55 60 44

- Số lao động tham gia Người 55 62 44

- Bình quân lao động Lao động/hộ 1 1,03 1

- Thời gian bình quân % 26 35,4 27,3

II Phi nông nghiệp

1 Xây dựng

- Số hộ tham gia Hộ 29 39 45

- Số lao động tham gia Người 42 39 49

- Bình quân lao động Lao động/hộ 1,45 1 1,11

- Thời gian bình quân % 66,6 62,7 68,7

2 Buôn bán

- Số hộ tham gia Hộ 12 11 14

- Số lao động tham gia Người 12 11 14

- Bình quân lao động Lao động/hộ 1 1 1

- Thời gian bình quân % 54,2 55,5 55,6

3 Công nhân khu CN

- Số hộ tham gia Hộ 34 34 34

- Số lao động tham gia Người 52 43 45

- Bình quân lao động Lao động/hộ 1,53 1,26 1,36

- Thời gian bình quân % 90 90 90

4 Ngành nghề, làng nghề

- Số hộ tham gia Hộ 39 36 38 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Số lao động tham gia Người 59 68 53

- Bình quân lao động Lao động/hộ 1,51 1,89 1,47

- Thời gian bình quân % 64,4 67,5 72,6

Qua bảng 3.14 ta thấy:

- Tại xã Sơn Dương trong 60 hộ điều tra có 100% hộ tham gia hoạt động trồng trọt. Với 72 lao động làm việc thường xuyên trong lĩnh vực trồng trọt, bình quân mỗi hộ có 1,27 lao động làm việc trong lĩnh vực trồng trọt và thời gian các lao động này dành cho trồng trọt chiếm 45,5% tổng thời gian lao động của họ; Có 55 hộ tham gia hoạt động chăn nuôi, với 55 lao động trung bình mỗi hộ có 1 lao động thường xuyên tham gia hoạt động chăn nuôi, và thời gian dành cho hoạt động này chiếm khoảng 26% tổng thời gian lao động của họ; Có 29 hộ tham gia hoạt động xây dựng, với 42 lao động trung bình mỗi hộ có 1,45 lao động thường xuyên làm việc trong lĩnh vực xây dựng, và thời gian dành cho hoạt động này chiếm khoảng 66,6% tổng thời gian lao động của họ; Có 12 hộ tham gia buôn bán nhỏ lẻ, với 12 lao động trung bình mỗi hộ có 1 lao động mở các quầy buôn bán nhỏ lẻ, hoạt động này chiếm 54,2% tổng thời gian lao động của họ; Có 34 hộ có lao động tham gia làm công nhân tại các khu công nghiệp, với 52 lao động trung bình mỗi hộ có 1,53 lao động làm việc tại các khu công nghiệp với thời gian dành cho hoạt động này chiếm khoảng 90% tổng thời gian lao động của họ; Có 39 hộ tham gia hoạt động ngành nghề làng nghề tại địa phương, với 59 lao động trung bình mỗi hộ có 1,51 lao động tham gia và thời gian dành cho các hoạt động này chiếm 64,4% tổng thời gian lao động của họ.

- Tại xã Đồng Luận trong 60 hộ điều tra có 100% hộ tham gia hoạt động trồng trọt. Với 69 lao động làm việc thường xuyên trong lĩnh vực trồng trọt, bình quân mỗi hộ có 1,15 lao động làm việc trong lĩnh vực trồng trọt và thời gian các lao động này dành cho trồng trọt chiếm 37,8% tổng thời gian lao động của họ; Có 60 hộ tham gia hoạt động chăn nuôi, với 62 lao động trung bình mỗi hộ có 1,03 lao động thường xuyên tham gia hoạt động chăn nuôi, và thời gian dành cho hoạt động này chiếm khoảng 35,4% tổng thời gian lao

động của họ; Có 39 hộ tham gia hoạt động xây dựng, với 39 lao động trung bình mỗi hộ có 1 lao động thường xuyên làm việc trong lĩnh vực xây dựng, và thời gian giành cho hoạt động này chiếm khoảng 62,7% tổng thời gian lao động của họ; Có 11 hộ tham gia buôn bán nhỏ lẻ, với 11 lao động trung bình mỗi hộ có 1 lao động mở các quầy buôn bán nhỏ lẻ, hoạt động này chiếm 54,2% tổng thời gian lao động của họ; Có 34 hộ có lao động tham gia làm công nhân tại các khu công nghiệp, với 43 lao động trung bình mỗi hộ có 1,26 lao động làm việc tại các khu công nghiệp với thời gian dành cho hoạt động này chiếm khoảng 90% tổng thời gian lao động của họ; Có 36 hộ tham gia hoạt động ngành nghề làng nghề tại địa phương, với 68 lao động trung bình mỗi hộ có 1,89 lao động tham gia và thời gian dành cho các hoạt động này chiếm 67,5% tổng thời gian lao động của họ.

- Tại xã Gia Điền trong 60 hộ điều tra có 100% hộ tham gia hoạt động trồng trọt. Với 74 lao động làm việc thường xuyên trong lĩnh vực trồng trọt, bình quân mỗi hộ có 1,23 lao động làm việc trong lĩnh vực trồng trọt và thời gian các lao động này dành cho trồng trọt chiếm 52,2% tổng thời gian lao động của họ; Có 44 hộ tham gia hoạt động chăn nuôi, với 44 lao động trung bình mỗi hộ có 1 lao động thường xuyên tham gia hoạt động chăn nuôi, và thời gian dành cho hoạt động này chiếm khoảng 27,3% tổng thời gian lao động của họ; Có 45 hộ tham gia hoạt động xây dựng, với 49 lao động trung bình mỗi hộ có 1,11 lao động thường xuyên làm việc trong lĩnh vực xây dựng, và thời gian dành cho hoạt động này chiếm khoảng 68,7% tổng thời gian lao động của họ; Có 14 hộ tham gia buôn bán nhỏ lẻ, với 14 lao động trung bình mỗi hộ có 1 lao động mở các quầy buôn bán nhỏ lẻ, hoạt động này chiếm 55,6% tổng thời gian lao động của họ; Có 34 hộ có lao động tham gia làm công nhân tại các khu công nghiệp, với 45 lao động trung bình mỗi hộ có 1,36 lao động làm việc tại các khu công nghiệp với thời gian dành cho hoạt động

này chiếm khoảng 90% tổng thời gian lao động của họ; Có 38 hộ tham gia hoạt động ngành nghề làng nghề tại địa phương, với 53 lao động trung bình mỗi hộ có 1,47 lao động tham gia và thời gian dành cho các hoạt động này chiếm 72,6% tổng thời gian lao động của họ.

Qua nghiên cứu cho thấy tại các xã nghiên cứu mỗi hộ chỉ có 1-2 lao động chính thường xuyên tham gia những hoạt động nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi). Thời gian dành cho các hoạt động này chiếm khoảng 60-80% tổng thời gian lao động của họ, trong đó thời gian cho trồng trọt chiếm khoảng 40- 50%, chăn nuôi chiếm khoảng 20-30%, 20-40% thời gian lao động còn lại các lao động này chủ yếu tham gia các hoạt động ngành nghề, làng nghề nông thôn; Về các hoạt động phi nông nghiệp, mỗi hộ có trung bình 2-3 lao động tham gia các hoạt động này. Thời gian các lao động dành cho các hoạt động phi nông nghiệp chiếm trung bình khoảng 60-70% tổng thời gian lao động của họ, có những lao động làm công nhân tại các khu công nghiệp thì thời gian lao động chiếm khoảng 90%. Còn khoảng thời gian còn lại, khi đến những thời điểm cần người phụ giúp thì những lao động này tham gia hỗ trợ những hoạt động nông nghiệp của gia đình.

Trên thực tế, hoạt động nông nghiệp mang tính mùa vụ nên không cần nhiều nhân lực và thời gian, do đó các hộ có thể tận dụng khoảng thời gian dư thừa để tham gia các hoạt động khác nhằm tăng thêm thu nhập. Ví dụ như trồng lúa, khoảng thời gian vất vả nhất vào những giai đoạn làm mạ (giai đoạn này cần chăm sóc, lưu ý nước và sâu bệnh trong khoảng 10-15 ngày), gieo cấy và chăm sóc (cấy lúa trung bình mỗi hộ mất khoảng 2-3 ngày, sau đó chăm sóc thường xuyên, phun thuốc trừ sâu, bón phân theo giai đoạn, tuy nhiên những công việc này không mất nhiều thời gian), giai đoạn thu hoạch (đến vụ thu hoạch các hộ có thể thuê hoặc huy động người thân gặt mất khoảng 4-5 ngày tùy diện tích lúa từng hộ). Về chăn nuôi, tại các xã các hộ

chăn nuôi theo quy mô vừa và nhỏ do đó không tốn nhiều thời gian, chủ yếu tốn thời gian trong vệ sinh chuồng trại và cho ăn,…

Nhìn chung, tại các xã nghiên cứu cơ cấu lao động đang chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ lệ lao động làm việc trong các lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ ngày càng tăng. Đây là tín hiệu tốt cho phát triển kinh tế địa phương.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động sản xuất và thu thập của các hỗ nông dân tại 3 xã thí điểm xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Phú Thọ (Trang 80 - 85)