Vị trí địa lý, địa hình địa mạo

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động sản xuất và thu thập của các hỗ nông dân tại 3 xã thí điểm xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Phú Thọ (Trang 38 - 39)

2. Mục tiêu của đề tài

3.1.1.1. Vị trí địa lý, địa hình địa mạo

- Xã Sơn Dương là xã đồng bằng nằm ở phía nam huyện Lâm Thao, cách trung tâm thị trấn huyện lỵ khoảng 3km. Có tuyến tỉnh lộ 324C chạy qua khu trung tâm xã, ngoài ra theo định hướng phát triển về mạng lưới giao thông tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới tại khu vực có tuyến Quốc lộ 32C (hiện đang thi công) và tuyến đường hành lễ Đền Hùng - rừng Quốc gia Xuân Sơn đi qua. Do vậy, đây là khu vực có vị trí hết sức thuận lợi cho việc giao thương trong và ngoài huyện. Địa hình của xã tương đối bằng phẳng.

- Xã Đồng Luận nằm ở phía Nam huyện Thanh Thủy, phía Tây Bắc tỉnh Phú Thọ. Trung tâm xã cách trung tâm huyện 9km theo đường bộ. Phía Bắc giáp xã Đoan Hạ, phía Nam giáp xã Trung Nghĩa, phía Đông giáp sông Đà, phía Tây giáp xã Trung Thịnh. Trên địa bàn xã có tỉnh lộ 317A chạy qua, hệ thống đường giao thông liên xã đã được cứng hóa bằng láng nhựa, thuận lợi cho việc đi lại của nhân dân trong vùng.

Địa hình xã tương đối bằng phẳng có độ dốc dần từ Tây Nam sang Đông Bắc, chủ yếu là địa hình đồng bằng phù sa: Đây là dải đất bằng phẳng nằm dọc bờ tả sông Đà, đất đai khá phì nhiêu rất thuận lợi cho việc gieo trồng các cây nông nghiệp ngắn ngày.

- Xã Gia Điền là xã miền núi nằm ở phía Bắc huyện Hạ Hòa, cánh trung tâm thị trấn huyện lỵ khoảng 7km. Phía Bắc giáp xã Minh Lương, phía Tây giáp xã Hà Lương, phía Nam giáp xã Ấm Hạ, phía Đông giáp xã Phương Viên và xã Phúc Lai. Địa hình chủ yếu là đồi xen kẽ là các khu ruộng thấp,

địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Nhìn chung, địa hình xã bị chia cắt bởi các dải đồi núi thấp, liên hệ giữa các khu tương đối khó khăn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động sản xuất và thu thập của các hỗ nông dân tại 3 xã thí điểm xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Phú Thọ (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)