Về sản xuất nông nghiệp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động sản xuất và thu thập của các hỗ nông dân tại 3 xã thí điểm xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Phú Thọ (Trang 53 - 80)

2. Mục tiêu của đề tài

3.2.1.2. Về sản xuất nông nghiệp

* Về trồng trọt

Trồng trọt và chăn nuôi là hai hoạt động chính của sản xuất nông nghiệp. Hoạt động trồng trọt tại mỗi địa phương khác nhau có những đặc điểm khác nhau tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế, tập tục canh tác cũng như văn hóa của từng vùng,... Chúng ta cùng nhau nghiên cứu các bảng 3.5 đến bảng 3.9 để tìm hiểu về hoạt động trồng trọt tại các xã nghiên cứu.

Bảng 3.5: Diện tích một số cây trồng chính tại 3 xã nghiên cứu

Đơn vị: ha

Diện tích đất trồng trọt Sơn Dƣơng Đồng Luận Xã Gia Điền

Tổng diện tích 330,57 254,5 555,41

- Đất trồng lúa 178 148,55 290 - Đất trồng ngô 120 98 87 - Đất trồng rau màu 97 113 125 - Khác 27,57 9,75 199,41

(Nguồn: Báo cáo KT-XH xã Sơn Dương, Đồng Luận, Gia Điền năm 2012)

Qua bảng 3.5 ta thấy:

- Xã Sơn Dương có tổng diện tích đất trồng trọt là 330,57ha. Trong đó diện tích đất trồng lúa là 178ha, diện tích đất trồng ngô là 120ha, diện tích đất trồng rau màu là 97ha, diện tích đất khác là 27,57ha.

Đối với diện tích 178ha trồng lúa tại xã toàn bộ là đất 2 lúa. Các hộ dân trồng lúa vụ đông xuân bắt đầu từ khoảng tháng 1 dương lịch đến cuối tháng 4, vụ hè thu bắt đầu từ khoảng tháng 5 đến cuối tháng 8. Như vậy, với diện tích 178ha trồng 2 vụ lúa, diện tích đất trồng lúa hàng năm tại xã đạt 356ha. Người dân trên địa bàn xã trồng chủ yếu là giống lúa lai 2 dòng của Trung Quốc cho năng suất cao, chất lượng lúa tốt, cây lúa có phẩm chất tốt, khả năng chống chịu sâu bệnh cao. Lúa sau thu hoạch một phần cung cấp nhu cầu của hộ, một phần bán ra thị trường cung cấp cho nhu cầu địa phương. Như đã tìm hiểu ở phần các hình thức tổ chức sản xuất, hợp tác xã có trách nhiệm cung cấp giống, vật tư nông nghiệp và các dịch vụ hỗ trợ người dân trong sản xuất.

Đối với 120ha đất trồng ngô, người dân tại xã trồng ngô vào khoảng từ tháng 9 đến tháng 12 dương lịch. Giống ngô tại địa phương chủ yếu là giống ngô lai VN 24. Sau khi thu hoạch một phần cung cấp thực phẩm cho các hộ trên địa bàn xã và huyện, số còn lại chủ yếu dùng làm thức ăn trong chăn nuôi. Trong năm 2012, xã Sơn Dương được ngân sách Nhà nước hỗ trợ từ Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới 200 triệu đồng xây dựng mô hình trồng ngô lai vụ đông trên diện tích 45ha với 250 hộ tham gia. Qua đánh giá của xã, mô hình có hiệu quả tốt, năng suất trồng ngô đạt 56tạ/ha.

Đối với 97ha đất trồng rau màu, người dân trồng rau màu quanh năm, mùa nào rau đấy. Chủ yếu phục vụ nhu cầu về thực phẩm tại địa phương và các xã khác trên địa bàn huyện. Trong năm 2012, xã Sơn Dương được ngân sách Nhà nước hỗ trợ từ Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới 40 triệu đồng xây dựng mô hình mẫu trồng cà chua trong nhà lưới với diện tích 360m2.

Tuy nhiên do yếu tố thời tiết không thuận lợi nên kết quả năm 2012 đạt không cao.

- Xã Đồng Luận có tổng diện tích đất trồng trọt là 254,5ha. Trong đó diện tích đất trồng lúa là 148,55ha, diện tích đất trồng ngô là 98ha, diện tích đất trồng rau màu là 113ha, diện tích đất khác là 9,75ha.

Đối với 148,55ha đất trồng lúa, có 123,6ha chiếm 83,2% diện tích đất trồng lúa 2 vụ, còn lại 24,95ha chiếm 16,8% diện tích đất 1 lúa. Số diện tích đất trồng lúa 1 vụ là do vị trí không thuận lợi, trũng, do đó khi mùa mưa về thì gây ra hiện tượng ngập không thể canh tác trồng lúa. Số diện tích này có hộ có năm tận dụng để nuôi trồng thủy sản các loại cá ngắn ngày. Người dân tại xã chủ yếu trồng giống lúa khang dân và một số giống lúa thường ngắn ngày, đây là những giống lúa thường nội địa có chất lượng bình thường, sức chống chịu sâu bệnh kém hơn những giống lúa lai. Tuy nhiên giá thành mua giống lại rẻ hơn nhiều lần so với lúa lai, cộng thêm người dân sản xuất ra chủ yếu để đảm bảo an ninh lương thực hộ và địa phương, do đó không yêu cầu gạo có chất lượng tốt. Diện tích trồng lúa thường chiếm khoảng trên 80%, còn lại khoảng gần 20% diện tích các hộ trồng lúa lai 2 dòng của Trung Quốc. Về cung ứng giống và vật tư nông nghiệp, hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp của xã chủ động liên hệ, phối hợp tìm nguồn cung phục vụ người dân. Trong năm 2012, xã Đồng Luận được ngân sách Nhà nước hỗ trợ vốn từ Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới 55 triệu đồng xây dựng mô hình trình diễn khảo nghiệm lúa chất lượng cao ĐH18 trên 10ha. Qua tổng kết đánh giá, mô hình cho hiệu quả tốt, năng suất lúa đạt khoảng 57tạ/ha.

Đối với 98ha diện tích trồng ngô, tương tự như xã Sơn Dương, tại Đồng Luận người dân trồng chủ yếu giống ngô lai VN10 vào vụ đông từ khoảng tháng 9 đến tháng 12 dương lịch. Ngô lai sau khi thu hoạch chủ yếu dùng làm thức ăn cho chăn nuôi, một phần cung cấp thực phẩm cho hộ và địa phương.

Đối với 113ha trồng rau màu, giống như xã Sơn Dương người dân trồng rau màu quanh năm, mùa nào rau đấy. Rau sản xuất ra vừa cung cấp cho nhu cầu về thực phẩm của hộ, vừa cung cấp cho địa phương. Cũng từ Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, xã Đồng Luận được hỗ trợ 70 triệu đồng xây dựng mô hình trình diễn trồng cà chua trong nhà lưới trên 0,4ha.

Qua tổng kết đánh giá mô hình cho hiệu quả tốt, năng suất đạt khoảng 2-2,5 tấn/sào, tuy nhiên chi phí đầu tư thực hiện mô hình lớn do đó việc nhân rộng gặp nhiều khó khăn.

- Xã Gia Điền có tổng diện tích đất trồng trọt (không tính lâm nghiệp) là 555,41ha. Trong đó diện tích đất trồng lúa là 290ha, diện tích đất trồng ngô là 87ha, diện tích đất trồng rau màu là 125ha, diện tích đất khác là 199,41ha.

Đối với 290ha trồng lúa, có 237ha chiếm 81,72% là diện tích đất lúa 2 vụ, còn lại 53ha chiếm 18,68% là diện tích lúa 1 vụ. Số diện tích lúa 1 vụ là do vị trí trũng, không thuận lợi cho việc tiêu nước do đó khi mùa mưa về xảy ra hiện tượng úng gập không sản xuất trồng trọt được. Người dân ở xã chủ yếu trồng giống BC15 Thái Bình. Đây là giống lúa thường có năng xuất, chất lượng cũng như phẩm chất cây lúa trống chọi với sâu bệnh ở mức trung bình, tuy nhiên giá lại rẻ hơn những giống lúa lai 4-5 lần. Do điều kiện kinh tế còn hạn chế, bên cạnh đó gạo trồng được chủ yếu phục vụ nhu cầu tại chỗ do đó người dân không có nhu cầu trồng những loại giống lai hay giống có chất lượng tốt.

Đối với 87ha diện tích trồng ngô, người dân trồng chủ yếu giống ngô ĐK 999. Đây là giống ngoại có năng suất và chất lượng tốt, so với những giống nội địa như VN10, VN24 thì giá cả không chênh nhau nhiều. Ngô sau thu hoạch một phần cung cấp nhu cầu thực phẩm của hộ và địa phương, còn lại chủ yếu dùng làm thức ăn cho chăn nuôi.

Đối với diện tích 125ha trồng rau màu, cũng giống như các địa phương khác người dân trồng rau màu quanh năm, mùa nào rau đấy. Rau sau thu hoạch chủ yếu cung cấp cho nhu cầu của hộ và của địa phương. Năm 2012, xã Gia Điền được hỗ trợ 45 triệu đồng từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước thuộc Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, xây dựng mô hình trình diễn trồng cà chua trong nhà lưới trên 360m2. Tuy nhiên do điều kiện thời tiết không thuận lợi do đó hiệu quả mô hình đạt không cao.

Đối với diện tích 199,41ha đất còn lại, có 131,32ha chiếm 65% là diện tích đất đồi trồng chè. Người dân trồng chủ yếu là giống lai 1 có khả năng chịu hạn tốt tuy nhiên chất lượng sau thu hoạch không cao. Thời gian thu hoạch kéo dài bắt đầu từ khoảng tháng 3 đến tháng 9 dương lịch, rộ nhất là vào tháng 5 đến tháng 8 dương lịch. So với trước đây người dân chủ yếu chăm sóc và thu hoạch chè thủ công, rất tốn thời gian và công sức thì nay, người dân đã biết ứng dụng máy móc thay thế nên năng suất và chất lượng công việc cao, tiết kiệm được thời gian và sức lao động của người dân.

Qua nghiên cứu ta thấy, tại các xã diện tích đất trồng trọt chính được sử dụng trồng lúa 2 vụ. Vụ thứ 3 tại các xã chuyển sang trồng cây vụ đông, chủ yếu là ngô và rau màu. Nông sản sản xuất ra chủ yếu phục vụ nhu cầu lương thực, thực phẩm địa phương, một phần làm thức ăn cho chăn nuôi, một phần bán nhỏ bán ra thị trường. Các xã đều nhận được hỗ trợ từ Chương trình xây dựng nông thôn mới trong triển khai thực hiện các mô hình dự án phát triển sản xuất. Đây là cơ hội tốt cho các xã chủ động thử nghiệm chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ những cây trồng truyền thống sang những cây trồng có giá trị kinh tế cao, phẩm chất tốt. Làm cơ sở cho lựa chọn những mô hình hiệu quả trong nhân rộng trên phạm vi các xã.

Chúng ta tiếp tục nghiên cứu bảng 3.6 để tìm hiểu về năng suất bình quân một số cây trồng chính tại các xã nghiên cứu.

Bảng 3.6: Năng suất bình quân một số cây trồng chính tại 3 xã nghiên cứu

Đơn vị: tạ/ ha

Năng suất Sơn Dƣơng Đồng Luận Xã Gia Điền

- Cây lúa 64 58,6 47,6 - Cây ngô 47 50,5 44,6

(Nguồn: Báo cáo KT-XH xã Sơn Dương, Đồng Luận, Gia Điền năm 2012)

Qua bảng 3.6 ta thấy:

- Tại xã Sơn Dương năng suất lúa bình quân năm 2012 đạt khoảng 64tạ/ha. Như đã phân tích ở phần trên, người dân tại xã chủ yếu trồng giống lúa

lai 2 dòng của Trung Quốc cho năng suất cao, chất lượng lúa tốt. Bên cạnh đó, người dân trồng lúa theo đúng quy trình kỹ thuật trên cơ sở hướng dẫn, tư vấn của cán bộ khuyến nông từ khâu bón lót, gieo mạ, bón thúc, phun thuốc bảo vệ thực vật,… do đó năng suất đạt cao. Tại một số cánh đồng đất đai màu mỡ, hệ thống tưới tiêu đảm bảo ổn định năng suất đạt đến 70tạ/ha; năng suất ngô bình quân năm 2012 đạt khoảng 47tạ/ha; Về rau màu, tại địa phương tùy theo điều kiện hàng năm người dân trồng các loại khác nhau. năng suất một số rau màu chủ yếu như đậu tương đạt khoảng 14,5tạ/ha, lạc đạt khoảng 15,6tạ/ha, bí xanh đạt khoảng 1,2-1,3tấn/sào, khoai tây đạt khoảng 10 tấn/ha,…

- Tại xã Đồng Luận năng suất lúa bình quân năm 2012 đạt khoảng 58,6tạ/ha. Theo đánh giá của xã, năm 2012 do điều kiện thời tiết thuận lợi, người dân trồng lúa theo quy trình và khuyến cáo của cán bộ khuyến nông nên năng suất lúa đạt khá cao. So với một số năm điều kiện không thuận lợi, năng suất bình quân chỉ đạt khoảng 40tạ/ha; năng suất ngô bình quân năm 2012 đạt khoảng 50,5tạ/ha; Về rau màu, người dân trồng rau màu quanh năm, năng suất một số rau màu chủ yếu như đậu tương đạt khoảng 12,8tạ/ha, lạc đạt khoảng 13,7tạ/ha, khoai tây đạt khoảng 10,5 tấn/ha,…

- Tại xã Gia Điền năng suất lúa bình quân năm 2012 đạt khoảng 47,6tạ/ha. So với 2 xã Sơn Dương và Đồng Luận, năng suất lúa bình quân năm 2012 của xã Gia Điền thấp nhất. Người dân tại xã trồng chủ yếu giống BC15 Thái Bình cho năng suất bình quân khoảng trên 50tạ/ha. Tuy nhiên, giống lúa này có khả năng trống chịu thời tiết và sâu bệnh hạn chế, do đó người dân không chủ động trong phòng chống dẫn đến một số diện tích lúa bị sâu bệnh nên năng suất toàn xã giảm. Có cánh đồng năng suất bình quân chỉ đạt trên 30tạ/ha; năng suất ngô bình quân năm 2012 đạt khoảng 44,6tạ/ha; Về rau màu, người dân tại xã trồng rau quay vòng cung cấp hàng trăm tấn rau các

loại quanh năm phục vụ nhu cầu địa phương; Ngoài ra với diện tích 131,32ha trồng chè, năng suất bình quân năm 2012 đạt khoảng 20-25 tấn/ha.

Về phát triển lâm nghiệp: Hiện nay, lâm nghiệp là ngành được đặc biệt quan tâm với nhiều chính sách hỗ trợ Nhà nước và các tổ chức phi chính phủ. Đây là lợi thế lớn cho những địa phương có diện tích đất lâm nghiệp. Chúng ta cùng nghiên cứu bảng 3.7 để tìm hiểu về hoạt động phát triển lâm nghiệp tại các xã nghiên cứu.

Bảng 3.7: Một số chỉ tiêu về sản xuất lâm nghiệp tại 3 xã nghiên cứu Các chỉ tiêu Đơn vị tính Sơn Dƣơng Đồng

Luận Gia Điền

Tổng diện tích đất lâm nghiệp Ha - - 536,28

Tổng diện tích rừng Ha - - 487,67 Số hộ tham gia trồng rừng Hộ - - 53

(Nguồn: Báo cáo KT-XH xã Sơn Dương, Đồng Luận, Gia Điền năm 2012)

Qua bảng 3.7 ta thấy:

Tại xã Sơn Dương và xã Đồng Luận không có diện tích đất lâm nghiệp. Xã Gia Điền có 536,28 ha tổng diện tích đất lâm nghiệp, trong đó diện tích đất rừng của công ty Lâm nghiệp là 290ha chiếm 54,07%, diện tích đất rừng trồng của dự án 661 có 135,2ha chiếm 25,21%, diện tích đất rừng trồng sản xuất có 111,08 ha chiếm 20,72%.

- Đối với 290 ha diện tích đất lâm nghiệp của công ty lâm nghiệp chủ yếu trồng keo cung cấp nguyên liệu cho nhà máy giấy, một phần cung cấp gỗ qua xưởng sơ chế cắt lát rồi bán cho thương lái Trung Quốc. Công ty lâm nghiệp đóng trên địa bàn xã lâu năm góp phần giải quyết việc làm cho gần 50 lao động và tăng thêm thu nhập cho người dân địa phương.

- Đối với 135,2 ha diện tích đất lâm nghiệp của dự án 661 được trồng rừng cách đây nhiều năm, hiện nay số diện tích rừng trồng này đã chuyển cho địa phương quản lý. Hàng năm người dân khai thác xoay vòng, một phần giá trị sau thu hoạch nộp cho địa phương, còn lại người dân hưởng và

tiếp tục đầu tư trồng mới. Hiện tại có gần 30 hộ dân tham gia trồng rừng theo chương trình 661.

- Đối với 111,08 ha diện tích đất trồng rừng sản xuất, địa phương giao cho các hộ dân quản lý trồng rừng và thu hoạch. Hiện tại có hơn 20 hộ dân tham gia trồng rừng, chủ yếu là trồng keo nhằm cung cấp nguyên liệu cho công ty giấy, một phần qua xưởng sơ chế cắt lát rồi bán cho thương lái Trung Quốc.

Chúng ta đã tìm hiểu về diện tích, năng suất một số cây trồng chính và một số chỉ tiêu trong phát triển lâm nghiệp tại các xã nghiên cứu. Tuy nhiên, để hiểu rõ hơn về hoạt động trồng trọt, chúng ta cùng tìm hiểu và phân tích những thuận lợi, khó khăn mà các xã gặp phải trong phát triển ngành trồng trọt thông qua bảng 3.8 và bảng 3.9.

Bảng 3.8: Những thuận lợi trong phát triển ngành trồng trọt TT Thuận lợi trong trồng trọt Đơn vị

tính Xã Sơn Dƣơng Xã Đồng Luận Xã Gia Điền 1 Dịch vụ tốt - Số hộ lựa chọn Hộ 46 52 53 - Tỷ lệ % 76,7 86,7 88,3

2 Tiếp cận thông tin dễ dàng

- Số hộ lựa chọn Hộ 15 12 13 - Tỷ lệ % 25 20 21,7 3 Có nhiều chính sách hỗ trợ - Số hộ lựa chọn Hộ 57 57 57 - Tỷ lệ % 95 95 95 4 Có máy móc hỗ trợ - Số hộ lựa chọn Hộ 15 13 12 - Tỷ lệ % 25 21,7 20 5 CSHT phục vụ sản xuất - Số hộ lựa chọn Hộ 53 53 55 - Tỷ lệ % 88,3 88,3 91,7 6 Tập huấn kỹ thuật - Số hộ lựa chọn Hộ 54 51 51 - Tỷ lệ % 90 85 85

Qua bảng 3.8 ta thấy, khi điều tra 60 hộ dân tại mỗi xã nghiên cứu về lựa chọn 4 thuận lợi chính trong sản xuất trồng trọt, qua tổng hợp cho kết quả như sau:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động sản xuất và thu thập của các hỗ nông dân tại 3 xã thí điểm xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Phú Thọ (Trang 53 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)