Thu thập thông tin sơ cấp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động sản xuất và thu thập của các hỗ nông dân tại 3 xã thí điểm xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Phú Thọ (Trang 35 - 37)

2. Mục tiêu của đề tài

2.4.2. Thu thập thông tin sơ cấp

- Là phương pháp thu thập thông tin, số liệu chưa được công bố ở bất cứ tài liệu nào mà người thu thập có được thông qua việc sử dụng các phương pháp khác nhau như: tìm hiểu, quan sát thực tế, đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân, đánh giá nhanh nông thôn,...

- Trong phạm vi đề tài này, thu thập số liệu sơ cấp được thực hiện qua các phương pháp như:

+ Phương pháp điều tra bảng hỏi theo phiếu điều tra đã được chuẩn bị trước:

Phương pháp này sử dụng nhằm thu thập các thông tin cụ thể, trực tiếp liên quan đến các nội dung nghiên cứu của đề tài thông qua phỏng vấn người dân bằng bảng câu hỏi (tức phiếu điều tra) đã được chuẩn bị từ trước. Nội dung của phiếu điều tra sẽ bao gồm những thông tin chung về hộ điều tra (họ tên, danh tính hộ, các thành viên gia đình và học vấn, phân loại hộ,…), hoạt động sinh kế về trồng trọt (diện tích các cây trồng chính, số hộ trồng): lúa, ngô, rau màu, chè, quả, rừng,… hoạt động sinh kế về chăn nuôi (số đầu vật nuôi chính, số hộ nuôi): lợn, trâu bò, gia cầm, thủy sản,… Hoạt động sinh kế phi nông nghiệp: thương mại, dịch vụ, chế biến, buôn bán, ngành nghề,… Cơ cấu phần trăm thu nhập về nông nghiệp, phi nông nghiệp, cơ cấu thu nhập về trồng trọt, cơ cấu và tỷ lệ thu thập về chăn nuôi,… cấu trúc thời gian dành cho các hoạt động nông nghiệp và phi nông nghiệp,…

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tôi sử dụng phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên thuận tiên và phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên phán đoán, tiến hành điều tra tại mỗi xã 3 khu, mỗi khu 20 hộ. Tổng số hộ được điều tra là 180 hộ. Cụ thể: Tại xã Sơn Dương chọn điểm 3 khu là khu 2, 5, 8; xã Đồng Luận chọn 3 khu là khu 1, 4, 7; xã Gia Điền chọn 3 khu là khu 1, 3, 6. Sử dụng 02 phương pháp này để lựa chọn phi ngẫu nhiên các khu dân cư và các hộ có vị trí

tiện lợi cho việc điều tra thu thập số liệu, trên cơ sở phán đoán của bản thân với sự tham gia góp ý của lãnh đạo các xã nghiên cứu.

+ Phương pháp thảo luận nhóm:

Là phương pháp thu thập thông tin qua việc trao đổi, thảo luận nhóm với sự tham gia của nhiều người (chủ tịch xã, trưởng phòng nông nghiệp, chủ nhiệm hợp tác xã,…) về những vấn đề cần nghiên cứu.

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tôi tiến hành thảo luận nhóm với đối tượng là trưởng khu và một số người dân của các khu nghiên cứu. Nội dung nhằm thu thập những thông tin liên quan đến những thuận lợi, khó khăn tác động đến hoạt động sản xuất cũng như thu nhập của người dân. Xác định những nguyên nhân, từ đó xây dựng những giải pháp.

+ Phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc:

Sử dụng phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc để thu thập các thông tin liên quan đến đề tài. Bảng kiểm kê liệt kê vấn đề cần nghiên cứu sẽ được hình thành để thu thập các thông tin số liệu liên quan.

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tôi thực hiện phỏng vấn bán cấu trúc với các chủ tịch hoặc phó chủ tịch phụ trách kinh tế của các xã. Nội dung nhằm thu thập những thông tin chung về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; những đường lối, chủ trương, chính sách hỗ trợ… của địa phương đối với hoạt động sản xuất của người dân; tìm hiểu về những chương trình, dự án phát triển nông nghiệp nông thôn đã, đang và sẽ triển khai tại địa phương.

+ Phương pháp quan sát trực tiếp:

Là phương pháp thu thập thông tin một cách chủ quan thông qua quan sát, đánh giá trực tiếp về điều kiện kinh tế xã hội, đời sống sinh hoạt, lao động sản xuất của người dân trên địa bàn nghiên cứu. Sử dụng phương pháp quan sát để có thể giải thích những sự kiện và hiện tượng đang nảy sinh trong đời sống, kinh tế xã hội tại địa bàn nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động sản xuất và thu thập của các hỗ nông dân tại 3 xã thí điểm xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Phú Thọ (Trang 35 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)