Tình hình sản xuất và thu nhập khu vực nông thôn tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động sản xuất và thu thập của các hỗ nông dân tại 3 xã thí điểm xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Phú Thọ (Trang 28 - 118)

2. Mục tiêu của đề tài

1.2.2.Tình hình sản xuất và thu nhập khu vực nông thôn tại Việt Nam

Sau 20 năm thực hiện công cuộc đổi mới, khu vực nông thôn việt nam đã có sự thay đổi rõ nét. Mức tăng trưởng sản xuất duy trì ở mức 4,8% liên tục trong 10 năm. Nhiều lĩnh vực sản xuất được mở rộng về diện tích cũng như tăng trưởng về sản lượng như gạo, cà phê, chế biến thủy hải sản, tạo ra một khối lượng hàng hóa lớn phục vụ cả tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Ví dụ như ngành lúa gạo, từ một nước nhập khẩu gạo Việt Nam đã trở thành quốc gia hàng đầu thế giới về xuất khẩu gạo. Sản lượng gạo tăng liên tục từ mức 16 triệu tấn/năm (1986) lên mức 19,2 triệu tấn/năm (1990) và 38,9 triệu tấn/năm (2009), tăng gấp 2,4 lần sau hơn 20 năm đổi mới. Tính riêng trong các năm 2008 và 2009, sản lượng và giá trị các loại cây trồng, đặc biệt là những cây tạo nguồn nguyên liệu cho xuất khẩu như: cà phê tăng 40,4%, cao su tăng 37%, chè tăng 33,3% điều tăng 28,3% so với năm 2005. Tỷ trọng của ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản trong GDP luôn chiếm trên 30% trong giai đoạn 1986 - 1990 và giảm dần trong các giai đoạn tiếp sau theo xu hướng tích cực, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế. [12]

Nông nghiệp đã góp phần không nhỏ vào kim ngạch xuất khẩu với giá trị xuất khẩu tăng bình quân trên 10% năm. Nếu như năm 1995, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa nông lâm thủy sản của khu vực nông nghiệp chỉ đạt 2,5 tỷ USD thì đến cuối năm 2009, ước đạt 13,2 tỷ USD, cao gấp 5 lần so với năm 1995. Trong 24 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của cả nước thì nông lâm thủy sản đã đóng góp tới 11 mặt hàng, chiếm gần ½ số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam trong đó có những mặt hàng được xem là hàng chủ lực như gạo, cà phê, cao su, gỗ, với kim ngạch trên 1 tỷ USD. Cùng với việc mở rộng thị trường xuất khẩu, nhiều mặt hàng nông sản gia tăng thị phần và chiếm vị thế

cao trên thị trường thế giới, như hạt điều, hạt tiêu chiếm vị trí thứ nhất, lúa gạo, cà phê đứng thứ hai, cao su đứng thứ tư, chè đứng thứ năm và thủy sản đứng thứ bảy trong nhóm các nước sản xuất mặt hàng này.

Hiện nay, một nền nông nghiệp hướng vào sản xuất hàng hóa đã bước đầu hình thành. Diện tích gieo trồng các loại cây trồng mà sản phẩm tạo ra dành nhiều cho xuất khẩu hoặc phục vụ trực tiếp cho người tiêu dùng trong nước đã tăng lên như diện tích các loại cây rau, quả, cây công nghiệp ngắn ngày có hướng tăng nhẹ khoảng 2-4%/năm. Diện tích các cây lâu năm tăng gần 80 nghìn ha riêng trong năm 2009 do giá xuất khẩu một số nông sản này tăng. Những dịch chuyển này đã tạo ra sự hình thành các vùng chuyên canh, đặc biệt là vùng sản xuất các loại cây rau, quả xuất khẩu như vải, bưởi, sầu riêng, na, xoài, thanh long,… cùng với sự hình thành các mô hình sản xuất hàng hóa nông sản lớn. Bên cạnh đó thì những cây trồng có định hướng phục vụ cho các ngành công nghiệp chế biến các sản phẩm chỉ tiêu dùng nội địa thể hiện sự khó khăn, không có năng lực phát triển như cây mía đường, bông, cây thức ăn gia súc,…

Một nét mới trong phát triển nông nghiệp là đã xuất hiện một số mô hình tổ chức sản xuất kiểu mới như kinh tế trang trại, cao su tiểu điền, cà phê nhân dân, tổ hợp tác tự nguyện, hợp tác xã kiểu mới làm dịch vụ cho kinh tế hộ. Tính đến năm 2009, cả nước đã có 135.437 trang trại, trong đó có 39.769 trang trại trồng cây hàng năm, 23.880 trang trại trông cây lâu năm, 20.809 trang trại chăn nuôi và 35.489 trang trại nuôi trồng thủy sản, tập trung nhiều nhất ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long. Kinh tế hợp tác và hợp tác xã dịch vụ trong nông nghiệp cũng là một nét mới đáng ghi nhận trong tổ chức sản xuất nông nghiệp hiện nay.

Trong điều kiện toàn cầu hóa, biến đổi khí hậu, khủng hoảng lương thực và năng lượng đã trở thành các vấn đề nghiêm trọng như hiện nay, khu

vực nông nghiệp nông thôn nhất là tại các quốc gia có số dân sống dựa nhiều vào nông nghiệp như Việt Nam tiếp tục được xác định là có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội. Trên cơ sở những thành tựu đã đạt được trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, Đảng ta vẫn xác định: “Hiện nay và trong nhiều năm tới, vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn vẫn có tầm chiến lược đặc biệt quan trọng. Phải luôn coi trọng đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, hướng tới xây dựng một nền nông nghiệp hàng hóa lớn, đa dạng, phát triển nhanh và bền vững có năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh cao; bảo đảm vững chắc an ninh lương thực và tạo điều kiện từng bước hình thành nền nông nghiệp sạch…; Gắn phát triển kinh tế với xây dựng nông thôn mới, giải quyết tốt hơn mối quan hệ giữa nông thôn và thành thị, giữa các vùng miền, góp phần giữ vững ổn định chính trị xã hội” (Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X ngày 25/4/2006). [12]

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tƣợng nghiên cứu

Các hộ gia đình trên địa bàn 3 xã điểm triển khai xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Phú Thọ, cùng với các hoạt động sản xuất và thu nhập của họ.

2.2. Địa điểm, phạm vi và thời gian tiến hành nghiên cứu

- Địa điểm, phạm vi nghiên cứu: tại 3 xã Sơn Dương (huyện Lâm Thao), Đồng Luận (huyện Thanh Thủy) và xã Gia Điền (huyện Hạ Hòa) tỉnh Phú Thọ.

- Thời gian tiến hành: Từ năm 2012 đến năm 2013.

2.3. Nội dung nghiên cứu

2.3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của các địa phương có liên quan đến hoạt động sản xuất của người dân liên quan đến hoạt động sản xuất của người dân liên quan đến hoạt động sản xuất của người dân

- Điều kiện tự nhiên: Nêu ra các yếu tố về vị trí địa lý, đất đai, tài nguyên thiên nhiên, địa hình, khí hậu thời tiết của 3 xã.

- Điều kiện kinh tế xã hội: Đưa ra và phân tích một số chỉ tiêu kinh tế xã hội liên quan đến quá trình lao động sản xuất của người dân như: Cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, thu nhập bình quân, tỷ lệ hộ nghèo, hạ tầng kinh tế xã hội phục vụ sản xuất (đường giao thông nội đồng, kênh mương nội đồng, thủy lợi,…),…

- Đánh giá chung: Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của mỗi địa phương trong phát triển sản xuất.

2.3.2. Nghiên cứu về hoạt động sản xuất của các hộ dân trên địa bàn nghiên cứu, bao gồm sản xuất nông nghiệp và phi nông nghiệp nghiên cứu, bao gồm sản xuất nông nghiệp và phi nông nghiệp nghiên cứu, bao gồm sản xuất nông nghiệp và phi nông nghiệp

2.3.2.1. Hoạt động sản xuất nông nghiệp

* Về tổ chức sản xuất và quản trị sản xuất:

- Tại các xã tồn tại những hình thức tổ chức sản xuất nào (hợp tác xã, tổ hợp tác, các doanh nghiệp, các làng nghề, ngành nghề, trang trại,…);

- Lĩnh vực hoạt động của các hình thức tổ chức này là gì, các sản phẩm, nông sản của các tổ chức trên địa bàn 3 xã điểm (dịch vụ tổng hợp, thủy lợi,…);

- Các hình thức tổ chức này có tác động như thế nào đến các hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân tại 3 xã điểm?;

- Các hình thức tổ chức sản xuất tại 3 xã điểm có hoạt động hiệu quả không?. * Về sản xuất trồng trọt (gồm cả lâm nghiệp) và chăn nuôi

- Trồng trọt:

Nghiên cứu thực trạng về hoạt động sản xuất trồng trọt nhằm xác định được: + Nhóm những cây trồng chính của các hộ tại địa bàn các xã nghiên cứu; + Diện tích, năng xuất, sản lượng, số hộ trồng những cây trồng chính của các hộ tại địa bàn các xã nghiên cứu;

+ Những yếu tố chính ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất trồng trọt của các hộ tại địa bàn các xã nghiên cứu (dịch bệnh, thiên tai, giống, công nghệ chăm sóc nuôi trồng,…).

- Chăn nuôi (bao gồm cả thủy sản):

Nghiên cứu thực trạng về hoạt động chăn nuôi nhằm xác định được: + Nhóm vật nuôi chính của các hộ tại địa bàn các xã nghiên cứu; + Số đầu vật nuôi, diện tích nuôi trồng thủy sản, số hộ nuôi;

+ Những yếu tố chính ảnh hưởng đến hoạt động chăn nuôi của các hộ tại địa bàn các xã nghiên cứu (dịch bệnh, thiên tai, giống, công nghệ chăm sóc nuôi trồng…). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.3.2.2. Hoạt động phi nông nghiệp

- Các hộ dân trên địa bàn các xã nghiên cứu ngoài sản xuất nông nghiệp còn tham gia các hoạt động trong lĩnh vực phi nông nghiệp nào? Ví dụ như xây dựng, dệt may, làm thêm tại các khu công nghiệp trên địa bàn,…

- Các hoạt động nào trong lĩnh vực phi nông nghiệp là nổi trội, có tỷ lệ người dân tham gia cao?

2.3.3 Nghiên cứu về cơ cấu thời gian dành cho các hoạt động lao động sản xuất của các lao động tại các hộ dân trên địa bàn các xã nghiên cứu xuất của các lao động tại các hộ dân trên địa bàn các xã nghiên cứu xuất của các lao động tại các hộ dân trên địa bàn các xã nghiên cứu

2.3.3.1. Về cấu trúc thời gian dành cho các hoạt động nông nghiệp và phi nông nghiệp của các hộ dân trên địa bàn các xã nghiên cứu

Nghiên cứu phần này nhằm làm rõ những vấn đề sau:

- Các hộ dân và thành viên gia đình trên địa bàn nghiên cứu dành bao nhiêu thời gian (theo tỷ lệ phần trăm) cho hoạt động sản xuất nông nghiệp, bao gồm làm toàn bộ thời gian (Full time) và một phần thời gian (Part time); bao nhiêu thời gian cho các hoạt động phi nông nghiệp, bao gồm làm toàn bộ thời gian (Full time) và một phần thời gian (Part time). Mục đích nhằm làm rõ được cơ cấu về thời gian của các hộ dân, các hoạt động trong lĩnh vực nào chiếm tỷ lệ cao nhất, thấp nhất.

2.3.3.2. Về thu nhập của các hộ dân tại địa bàn các xã nghiên cứu

Nghiên cứu phần này nhằm làm rõ những vấn đề sau:

- Tỷ lệ thu nhập của các hộ dân được điều tra trên địa bàn các xã nghiên cứu về các hoạt động trong các lĩnh vực nông nghiệp và phi nông nghiệp như thế nào?

- Về sản xuất nông nghiệp: Sự đóng góp của các cây trồng, vật nuôi trong thu nhập nông hộ thể hiện như thế nào trên từng địa bàn xã nghiên cứu, chiếm tỷ lệ bao nhiêu?

- Về phi nông nghiệp: Tỷ lệ về thu nhập của các hoạt động phi nông nghiệp thể hiện như thế nào trên từng địa bàn các xã nghiên cứu, hoạt động nào chiếm tỷ lệ về thu nhập cao nhất, thấp nhất?

2.3.4. Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập cho các hộ nông dân trên địa bàn các xã xây dựng nông thôn mới tại nhập cho các hộ nông dân trên địa bàn các xã xây dựng nông thôn mới tại nhập cho các hộ nông dân trên địa bàn các xã xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Phú Thọ

Căn cứ theo kết quả điều tra, đưa ra một số giải pháp, cụ thể:

- Một số giải pháp nâng cao năng xuất, sản lượng của cây trồng, vật nuôi như như áp dụng khoa học kỹ thuật (giống cây mới,con mới, công nghề nuôi trồng mới,… có hiệu quả cao vào sản xuất).

- Giải pháp về hỗ trợ vốn cho hộ nông dân có vốn đầu tư phát triển sản xuất. - Một số giải pháp nhằm phát huy những thuận lợi và giải quyết những khó khăn trong quá trình sản xuất của các hộ nông dân.

2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.4.1. Thu thập các thông tin thứ cấp

Thông tin thứ cấp được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau như tại UBND xã Sơn Dương, UBND xã Đồng Luận, UBND xã Gia Điền; thu thập tại Văn phòng Điều phối NTM tỉnh Phú Thọ; thu thập tại một số Sở, ban, ngành có liên quan,…

Trong đề tài, phương pháp thu thập thông tin thứ cấp dùng để thu thập các thông tin về điều kiện tự nhiên (vị trí địa lý, địa hình, khí hậu thời tiết, đất đai,…), các điều kiện kinh tế - xã hội (hạ tầng kinh tế xã hội phục vụ sản xuất, cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, thu nhập bình quân, tỷ lệ hộ nghèo,…) tại các xã nghiên cứu; thu thập các thông tin liên quan đến các hình thức tổ chức sản xuất như số lượng, lĩnh vực hoạt động, chất lượng, các sản phẩm nông sản… của các hình thức tổ chức đó trên địa bàn các xã nghiên cứu; thu thập các thông tin về diện tích, năng suất cây trồng, vật nuôi,…

2.4.2. Thu thập thông tin sơ cấp

- Là phương pháp thu thập thông tin, số liệu chưa được công bố ở bất cứ tài liệu nào mà người thu thập có được thông qua việc sử dụng các phương pháp khác nhau như: tìm hiểu, quan sát thực tế, đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân, đánh giá nhanh nông thôn,...

- Trong phạm vi đề tài này, thu thập số liệu sơ cấp được thực hiện qua các phương pháp như:

+ Phương pháp điều tra bảng hỏi theo phiếu điều tra đã được chuẩn bị trước:

Phương pháp này sử dụng nhằm thu thập các thông tin cụ thể, trực tiếp liên quan đến các nội dung nghiên cứu của đề tài thông qua phỏng vấn người dân bằng bảng câu hỏi (tức phiếu điều tra) đã được chuẩn bị từ trước. Nội dung của phiếu điều tra sẽ bao gồm những thông tin chung về hộ điều tra (họ tên, danh tính hộ, các thành viên gia đình và học vấn, phân loại hộ,…), hoạt động sinh kế về trồng trọt (diện tích các cây trồng chính, số hộ trồng): lúa, ngô, rau màu, chè, quả, rừng,… hoạt động sinh kế về chăn nuôi (số đầu vật nuôi chính, số hộ nuôi): lợn, trâu bò, gia cầm, thủy sản,… Hoạt động sinh kế phi nông nghiệp: thương mại, dịch vụ, chế biến, buôn bán, ngành nghề,… Cơ cấu phần trăm thu nhập về nông nghiệp, phi nông nghiệp, cơ cấu thu nhập về trồng trọt, cơ cấu và tỷ lệ thu thập về chăn nuôi,… cấu trúc thời gian dành cho các hoạt động nông nghiệp và phi nông nghiệp,…

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tôi sử dụng phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên thuận tiên và phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên phán đoán, tiến hành điều tra tại mỗi xã 3 khu, mỗi khu 20 hộ. Tổng số hộ được điều tra là 180 hộ. Cụ thể: Tại xã Sơn Dương chọn điểm 3 khu là khu 2, 5, 8; xã Đồng Luận chọn 3 khu là khu 1, 4, 7; xã Gia Điền chọn 3 khu là khu 1, 3, 6. Sử dụng 02 phương pháp này để lựa chọn phi ngẫu nhiên các khu dân cư và các hộ có vị trí

tiện lợi cho việc điều tra thu thập số liệu, trên cơ sở phán đoán của bản thân với sự tham gia góp ý của lãnh đạo các xã nghiên cứu.

+ Phương pháp thảo luận nhóm:

Là phương pháp thu thập thông tin qua việc trao đổi, thảo luận nhóm với sự tham gia của nhiều người (chủ tịch xã, trưởng phòng nông nghiệp, chủ nhiệm hợp tác xã,…) về những vấn đề cần nghiên cứu.

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tôi tiến hành thảo luận nhóm với đối tượng là trưởng khu và một số người dân của các khu nghiên cứu. Nội dung nhằm thu thập những thông tin liên quan đến những thuận lợi, khó khăn tác động đến hoạt động sản xuất cũng như thu nhập của người dân. Xác định những nguyên nhân, từ đó xây dựng những giải pháp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc:

Sử dụng phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc để thu thập các thông tin liên quan đến đề tài. Bảng kiểm kê liệt kê vấn đề cần nghiên cứu sẽ được hình thành để thu thập các thông tin số liệu liên quan.

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tôi thực hiện phỏng vấn bán cấu trúc

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động sản xuất và thu thập của các hỗ nông dân tại 3 xã thí điểm xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Phú Thọ (Trang 28 - 118)