2. Mục tiêu của đề tài
2.3.4. xuất một số giải pháp nhằm phát triển sản xuất và nâng cao
nhập cho các hộ nông dân trên địa bàn các xã xây dựng nông thôn mới tại tỉnh Phú Thọ
Căn cứ theo kết quả điều tra, đưa ra một số giải pháp, cụ thể:
- Một số giải pháp nâng cao năng xuất, sản lượng của cây trồng, vật nuôi như như áp dụng khoa học kỹ thuật (giống cây mới,con mới, công nghề nuôi trồng mới,… có hiệu quả cao vào sản xuất).
- Giải pháp về hỗ trợ vốn cho hộ nông dân có vốn đầu tư phát triển sản xuất. - Một số giải pháp nhằm phát huy những thuận lợi và giải quyết những khó khăn trong quá trình sản xuất của các hộ nông dân.
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.4.1. Thu thập các thông tin thứ cấp
Thông tin thứ cấp được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau như tại UBND xã Sơn Dương, UBND xã Đồng Luận, UBND xã Gia Điền; thu thập tại Văn phòng Điều phối NTM tỉnh Phú Thọ; thu thập tại một số Sở, ban, ngành có liên quan,…
Trong đề tài, phương pháp thu thập thông tin thứ cấp dùng để thu thập các thông tin về điều kiện tự nhiên (vị trí địa lý, địa hình, khí hậu thời tiết, đất đai,…), các điều kiện kinh tế - xã hội (hạ tầng kinh tế xã hội phục vụ sản xuất, cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, thu nhập bình quân, tỷ lệ hộ nghèo,…) tại các xã nghiên cứu; thu thập các thông tin liên quan đến các hình thức tổ chức sản xuất như số lượng, lĩnh vực hoạt động, chất lượng, các sản phẩm nông sản… của các hình thức tổ chức đó trên địa bàn các xã nghiên cứu; thu thập các thông tin về diện tích, năng suất cây trồng, vật nuôi,…
2.4.2. Thu thập thông tin sơ cấp
- Là phương pháp thu thập thông tin, số liệu chưa được công bố ở bất cứ tài liệu nào mà người thu thập có được thông qua việc sử dụng các phương pháp khác nhau như: tìm hiểu, quan sát thực tế, đánh giá nông thôn có sự tham gia của người dân, đánh giá nhanh nông thôn,...
- Trong phạm vi đề tài này, thu thập số liệu sơ cấp được thực hiện qua các phương pháp như:
+ Phương pháp điều tra bảng hỏi theo phiếu điều tra đã được chuẩn bị trước:
Phương pháp này sử dụng nhằm thu thập các thông tin cụ thể, trực tiếp liên quan đến các nội dung nghiên cứu của đề tài thông qua phỏng vấn người dân bằng bảng câu hỏi (tức phiếu điều tra) đã được chuẩn bị từ trước. Nội dung của phiếu điều tra sẽ bao gồm những thông tin chung về hộ điều tra (họ tên, danh tính hộ, các thành viên gia đình và học vấn, phân loại hộ,…), hoạt động sinh kế về trồng trọt (diện tích các cây trồng chính, số hộ trồng): lúa, ngô, rau màu, chè, quả, rừng,… hoạt động sinh kế về chăn nuôi (số đầu vật nuôi chính, số hộ nuôi): lợn, trâu bò, gia cầm, thủy sản,… Hoạt động sinh kế phi nông nghiệp: thương mại, dịch vụ, chế biến, buôn bán, ngành nghề,… Cơ cấu phần trăm thu nhập về nông nghiệp, phi nông nghiệp, cơ cấu thu nhập về trồng trọt, cơ cấu và tỷ lệ thu thập về chăn nuôi,… cấu trúc thời gian dành cho các hoạt động nông nghiệp và phi nông nghiệp,…
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tôi sử dụng phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên thuận tiên và phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên phán đoán, tiến hành điều tra tại mỗi xã 3 khu, mỗi khu 20 hộ. Tổng số hộ được điều tra là 180 hộ. Cụ thể: Tại xã Sơn Dương chọn điểm 3 khu là khu 2, 5, 8; xã Đồng Luận chọn 3 khu là khu 1, 4, 7; xã Gia Điền chọn 3 khu là khu 1, 3, 6. Sử dụng 02 phương pháp này để lựa chọn phi ngẫu nhiên các khu dân cư và các hộ có vị trí
tiện lợi cho việc điều tra thu thập số liệu, trên cơ sở phán đoán của bản thân với sự tham gia góp ý của lãnh đạo các xã nghiên cứu.
+ Phương pháp thảo luận nhóm:
Là phương pháp thu thập thông tin qua việc trao đổi, thảo luận nhóm với sự tham gia của nhiều người (chủ tịch xã, trưởng phòng nông nghiệp, chủ nhiệm hợp tác xã,…) về những vấn đề cần nghiên cứu.
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tôi tiến hành thảo luận nhóm với đối tượng là trưởng khu và một số người dân của các khu nghiên cứu. Nội dung nhằm thu thập những thông tin liên quan đến những thuận lợi, khó khăn tác động đến hoạt động sản xuất cũng như thu nhập của người dân. Xác định những nguyên nhân, từ đó xây dựng những giải pháp.
+ Phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc:
Sử dụng phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc để thu thập các thông tin liên quan đến đề tài. Bảng kiểm kê liệt kê vấn đề cần nghiên cứu sẽ được hình thành để thu thập các thông tin số liệu liên quan.
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tôi thực hiện phỏng vấn bán cấu trúc với các chủ tịch hoặc phó chủ tịch phụ trách kinh tế của các xã. Nội dung nhằm thu thập những thông tin chung về tình hình phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; những đường lối, chủ trương, chính sách hỗ trợ… của địa phương đối với hoạt động sản xuất của người dân; tìm hiểu về những chương trình, dự án phát triển nông nghiệp nông thôn đã, đang và sẽ triển khai tại địa phương.
+ Phương pháp quan sát trực tiếp:
Là phương pháp thu thập thông tin một cách chủ quan thông qua quan sát, đánh giá trực tiếp về điều kiện kinh tế xã hội, đời sống sinh hoạt, lao động sản xuất của người dân trên địa bàn nghiên cứu. Sử dụng phương pháp quan sát để có thể giải thích những sự kiện và hiện tượng đang nảy sinh trong đời sống, kinh tế xã hội tại địa bàn nghiên cứu.
2.5. Phân tích số liệu
Bao gồm phương pháp phân tích chung và phân tích riêng:
- Phương pháp phân tích chung, gồm:
+ Phương pháp thống kê kinh tế: chủ yếu để phân tích số liệu kết hợp với phương pháp so sánh để thấy được tình hình biến động của các chỉ tiêu nghiên cứu trong mối quan hệ giữa các chỉ tiêu khác. Thông qua các chỉ tiêu về số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân, tốc độ phát triển,… nhằm đưa ra những kết luận và giải pháp có căn cứ khoa học.
+ Phương pháp so sánh: so sánh số liệu điều tra với những mốc cố định nhằm đưa ra những đánh giá có căn cứ nhằm nói lên thực trạng về tình hình phát triển nông lâm nghiệp, các hình thức tổ chức sản xuất, các hoạt động phi nông nghiệp.
+ Phương pháp phân tích tổng hợp: Trên cơ sở những thông tin thu thập được tiến hành phân tích tổng hợp mối liên hệ giữa các thông tin nhằm đưa ra những nhận định chính xác, logic.
+ Phương pháp chuyên gia: trên cơ sở ý kiến đánh giá của những người đại diện trong lĩnh vực chuyên ngành và các lĩnh vực nghiên cứu,… Từ đó, rút ra những nhận xét, đánh giá chung các vấn đề đang nghiên cứu, giúp cho quá trình phân tích đánh giá được chính xác hơn.
- Phương pháp phân tích riêng: Phương pháp phân tích thông tin dữ liệu trên Excel bằng PivotTables đối với các thông tin số liệu thu thập được qua bảng hỏi (phiếu điều tra).
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội có liên quan đến sản xuất nông nghiệp tại 3 xã điểm xuất nông nghiệp tại 3 xã điểm xuất nông nghiệp tại 3 xã điểm
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý, địa hình địa mạo
- Xã Sơn Dương là xã đồng bằng nằm ở phía nam huyện Lâm Thao, cách trung tâm thị trấn huyện lỵ khoảng 3km. Có tuyến tỉnh lộ 324C chạy qua khu trung tâm xã, ngoài ra theo định hướng phát triển về mạng lưới giao thông tỉnh Phú Thọ trong thời gian tới tại khu vực có tuyến Quốc lộ 32C (hiện đang thi công) và tuyến đường hành lễ Đền Hùng - rừng Quốc gia Xuân Sơn đi qua. Do vậy, đây là khu vực có vị trí hết sức thuận lợi cho việc giao thương trong và ngoài huyện. Địa hình của xã tương đối bằng phẳng.
- Xã Đồng Luận nằm ở phía Nam huyện Thanh Thủy, phía Tây Bắc tỉnh Phú Thọ. Trung tâm xã cách trung tâm huyện 9km theo đường bộ. Phía Bắc giáp xã Đoan Hạ, phía Nam giáp xã Trung Nghĩa, phía Đông giáp sông Đà, phía Tây giáp xã Trung Thịnh. Trên địa bàn xã có tỉnh lộ 317A chạy qua, hệ thống đường giao thông liên xã đã được cứng hóa bằng láng nhựa, thuận lợi cho việc đi lại của nhân dân trong vùng.
Địa hình xã tương đối bằng phẳng có độ dốc dần từ Tây Nam sang Đông Bắc, chủ yếu là địa hình đồng bằng phù sa: Đây là dải đất bằng phẳng nằm dọc bờ tả sông Đà, đất đai khá phì nhiêu rất thuận lợi cho việc gieo trồng các cây nông nghiệp ngắn ngày.
- Xã Gia Điền là xã miền núi nằm ở phía Bắc huyện Hạ Hòa, cánh trung tâm thị trấn huyện lỵ khoảng 7km. Phía Bắc giáp xã Minh Lương, phía Tây giáp xã Hà Lương, phía Nam giáp xã Ấm Hạ, phía Đông giáp xã Phương Viên và xã Phúc Lai. Địa hình chủ yếu là đồi xen kẽ là các khu ruộng thấp,
địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Nhìn chung, địa hình xã bị chia cắt bởi các dải đồi núi thấp, liên hệ giữa các khu tương đối khó khăn.
3.1.1.2. Khí hậu, thủy văn
- Xã Sơn Dương mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Mùa đông lạnh từ tháng 5 đến tháng 10, nhiệt độ trung bình hàng năm 23,50C, lượng mưa bình quân 1.674mm/năm, tháng mưa nhiều nhất đạt 332mm và thường tập trung vào các tháng 6,7,8 và 9. Độ ẩm tương đối trung bình của khu vực là 86%, thời gian ẩm ướt nhất là tháng 2,3,4 có tháng độ ẩm tương đối trung bình đạt đến 91%. Số giờ nắng trung bình cả năm là 1.353 giờ. Hướng gió chính là Đông Nam và Tây Bắc, tốc độ gió trung bình khoảng 2,3m/s.
Sơn Dương có vị trí gần sông Hồng, do đó nguồn nước tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiệp rất thuận lợi, ngoài ra trong xã còn có các hệ thống ao hồ tự nhiên và nhân tạo.
- Xã Đồng Luận mang đặc trưng khí hâu nhiệt đới gió mùa. Mùa đông lạnh từ tháng 11 đến tháng 4, mùa hè ẩm ướt mưa nhiều. Nhiệt độ trung bình hằng năm là 23,50C, lượng mưa bình quân 1.674mm/năm. Độ ẩm tương đối trung bình của xã đạt 85%, thời gian ẩm ướt nhất là các tháng 2,3,4 có tháng độ ẩm tương đối thấp nhất 24%, sương muối thỉnh thoảng có xuất hiện nhưng ở mức độ nhẹ. Số giờ nắng trung bình cả năm đạt 1.367 giờ. Hướng gió chính Đông Nam và Tây Bắc, tốc độ gió trung bình khoảng 2,5 m/s.
Xã có sông Đà chảy qua tạo điều kiện cho việc lấy nước phục vụ sản xuất, sinh hoạt của nhân dân. Ngoài ra trong địa bàn của xã còn có đầm Bạch Thủy, ngòi Trung Thịnh và một số ao hồ nhân tạo góp phần phục vụ cho nhu cầu sản xuất và đời sống.
- Xã Gia Điền mang đặc trưng khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh, mùa hè nóng ẩm mưa nhiều. Nhiệt độ không khí trung bình 23,30C/năm, độ ẩm không khí trung bình 84%. Tốc độ gió trung bình 1,8m/s, hướng gió
chính Đông, Đông Nam và Tây Bắc. Lượng mưa trung bình 1.644mm/năm, mùa mưa tập trung từ tháng 4 đến tháng 10.
Xã có tầng nước mặt có độ sâu 10 - 15 m, nghèo nước ngầm, độ sâu khai thác từ 50 - 70 m.
3.1.1.3. Tài nguyên đất
Đất đai là một trong những tài nguyên quý báu bậc nhất của mỗi quốc gia. Trong sản xuất nông nghiệp, đất đai là tư liệu sản xuất cực kỳ quan trọng. Chúng ta cùng nghiên cứu bảng 3.1 để tìm hiểu về sự phân bố và sử dụng tài nguyên đất tại những xã nghiên cứu.
Bảng 3.1: Thống kê diện tích đất 3 xã nghiên cứu
Đơn vị: ha Xã Tổng diện tích Đất nông nghiệp Đất lâm nghiệp Đất phi nông nghiệp Đất chƣa sử dụng Đất trồng trọt Đất nuôi trồng thủy sản Sơn Dƣơng 393,14 330,57 6,9 0 55,14 0,53 Đồng Luận 657,87 254,5 14,38 0 369,13 19,86 Gia Điền 1.227,34 555,41 0 536,28 85,43 49,84
(Nguồn: Báo cáo KT-XH xã Sơn Dương, Đồng Luận, Gia Điền năm 2012)
Từ bảng 3.1 ta thấy:
- Xã Sơn Dương có tổng diện tích đất tự nhiên là 393,14ha. Trong đó đất nông nghiệp là 337,47ha, chiếm 85,8% (đất trồng trọt là 330,57ha, chiếm 84,1% tổng diện tích đất; đất nuôi trồng thủy sản là 6,9ha, chiếm 1,75% tổng diện tích đất), đất phi nông nghiệp là 55,14ha, chiếm 14,02%, đất chưa sử dụng là 0,53ha chiếm 0,18%.
Sơn Dương mang đặc điểm đất đai của vùng châu thổ sông Hồng. Đất canh tác của xã có nguồn gốc chủ yếu từ phù sa sông Hồng nên khá màu mỡ.
Nhìn chung, đất đai của xã là loại đất phù sa trong đê không được bồi đắp hàng năm ít chua, rất thuận lợi cho phát triển trồng lúa nước và một số cây trồng hàng năm khác.
- Xã Đồng Luận có tổng diện tích đất tự nhiên là 657,87ha. Trong đó đất nông nghiệp là 260,88ha, chiếm 40,87% (đất trồng trọt là 254,5ha, chiếm 38,7% tổng diện tích đất; đất nuôi trồng thủy sản là 14,38ha, chiếm 2,18% tổng diện tích đất); đất phi nông nghiệp là 369,13ha, chiếm 56,11%; đất chưa sử dụng là 19,86ha, chiếm 3,02%.
Đồng Luận là xã ven sông Đà, đất đai canh tác chủ yếu có nguồn gốc từ phù sa nên khá màu mỡ. Phía đồng trong đê không được bồi hàng năm ít chua, khá thích hợp cho việc trồng lúa nước và các loại cây trồng hàng năm khác.
- Xã Gia Điền có tổng diện tích đất tự nhiên là 1.227,34ha. Trong đó đất nông nghiệp là 555,41 ha chiếm 45,25% (toàn bộ là đất trồng trọt), đất lâm nghiệp là 536,28ha chiếm 43,69%, đất phi nông nghiệp là 85,43ha chiếm 6,69%, đất chưa sử dụng là 49,84ha chiếm 4,37%.
Địa hình đất đai của xã mang đặc trưng của vùng đồi núi trung du, đất nông nghiệp chủ yếu dạng bậc thang. Diện tích đất rừng có 536,28 ha trong đó diện tích đất rừng của công ty Lâm nghiệp chiếm 290ha, diện tích đất rừng trồng của dự án 661 có 135,2ha, diện tích đất rừng trồng sản xuất có 111,08 ha. Hiện trên địa bàn xã không có rừng nguyên sinh.
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội tại 3 xã nghiên cứu liên quan đến sản xuất nông nghiệp nông nghiệp nông nghiệp
Điều kiện kinh tế - xã hội thể hiện trình độ phát triển của các địa phương. Điều này thể hiện qua một loạt các chỉ số đánh giá mọi mặt của đời sống xã hội nông thôn như thu nhập, hộ nghèo, hệ thống giao thông nông thôn,… Chúng ta cùng nghiên cứu bảng 3.2 để tìm hiểu một số chỉ tiêu chính liên quan đến đời sống sản xuất tại các xã nghiên cứu.
Bảng 3.2: Thống kê một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội 3 xã nghiên cứu Chỉ tiêu Đơn vị
tính
Xã
Sơn Dƣơng Đồng Luận Gia Điền 2011 2012 2011 2012 2011 2012
Thu nhập bình quân đầu người
Triệu
đông 16,2 17,6 14,7 15,4 14,3 15,7 Tỷ lệ hộ nghèo % 5,3 4,7 5,6 4,92 6,7 5,9 Cơ cấu thu nhập
nông nghiệp % 33,4 27,34 55,7 53,02 58,2 50,51
(Nguồn: Báo cáo KT-XH xã Sơn Dương, Đồng Luận, Gia Điền năm 2012)
Từ bảng 3.2 ta thấy:
- Xã Sơn Dương có thu nhập bình quân đầu người năm 2012 đạt 17,6 triệu đồng/người/năm, so với năm 2011 tăng 8,64%. So với thu nhập bình quân trung của tỉnh (13 triệu đồng/người/năm), xã Sơn Dương thuộc nhóm các xã có thu nhập bình quân đầu người cao. So với quy định tại Bộ tiêu chí nông thôn mới tỉnh Phú Thọ (quy định 13 triệu đồng/người/năm tính thời điểm năm 2012 thì đạt), xã Sơn Dương đã đạt tiêu chí về thu nhập.
Tỷ lệ hộ nghèo năm 2012 của xã là 4,7%, giảm 11,32% so với năm 2011. So với Bộ tiêu chí nông thôn mới tỉnh Phú Thọ (quy định 5%) thì xã Sơn Dương đã đạt tiêu chí về hộ nghèo.
Tỷ trọng lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp đạt 27,34% (giảm 18,14% so