PHƢƠNG PHÁP VÀ CÁC CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác giải phóng mặt bằng dự án đường trục trung tâm khu đô thị mới Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 53 - 102)

3. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI

2.4. PHƢƠNG PHÁP VÀ CÁC CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU

2.4.1. Phƣơng pháp thu thập, nghiên cứu số liệu, tài liệu thứ cấp

- Thu thập các tài liệu liên quan đến công tác GPMB tại Hội đồng Bồi thƣờng GPMB huyện Bình Xuyên, Hội đồng bồi thƣờng GPMB thị xã Phúc Yên và Sở Tài nguyên và Môi trƣờng tỉnh Vĩnh Phúc.

- Thu thập số liệu về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội tại Sở Kế hoạch và Đầu tƣ tỉnh Vĩnh Phúc.

- Thu thập các số liệu, tài liệu liên quan từ sách, báo và các phƣơng tiện thông tin đại chúng.

- Thu thập các tài liệu, văn bản pháp luật tại các Sở, Ban ngành có liên quan đến công tác GPMB.

2.4.2. Phƣơng pháp điều tra, thu thập số liệu, tài liệu sơ cấp

Xây dựng bộ câu hỏi điều tra, sử dụng bộ câu hỏi điều tra phỏng vấn trực tiếp ngƣời dân để thu thập thông tin.

Do toàn bộ diện tích đất bị thu hồi đất để thực hiện dự án thuộc địa phận ba thôn là: thôn Đại Phúc, Nhân Vực xã Đạo Đức và thôn Đạm Nội, xã

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Tiền Châu, nên khi tiến hành điều tra, thu thập thông tin từ ngƣời dân, tôi chọn ngẫu nhiên 30 hộ/thôn để phỏng vấn. Tổng số hộ đƣợc phỏng vấn là 90 hộ dân chiếm khoảng 50% số hộ bị thu hồi đất của dự án.

Trong 90 hộ dân đƣợc phỏng vấn, tôi tiến hành phân ra hai nhóm đối tƣợng. Nhóm 1 là 45 hộ dân trong khu vực GPMB (bị thu hồi đất) chiếm gần 25% số hộ bị thu hồi đất của dự án. Nhóm 2 là 45 hộ dân xung quanh khu vực GPMB (không bị thu hồi đất). Việc phân ra hai nhóm đối tƣợng trong và xung quanh khu vực giải phóng mặt bằng nhƣ trên để phỏng vấn, ngoài việc đánh giá đƣợc sự quan tâm, hiểu biết cũng nhƣ những kiến nghị của ngƣời dân bị thu hồi đất, thông qua kết quả phỏng vấn ngƣời dân xung quanh khu vực GPMB còn thấy rõ đƣợc công tác tuyên truyền chính sách pháp luật về đất đai nói chung, chính sách thu hồi đất GPMB nói riêng đã đến đƣợc với mọi ngƣời dân hay chƣa.

2.4.3. Phƣơng pháp thống kê, tổng hợp, phân tích số liệu và xử lý số liệu

- Thống kê các số liệu đã thu thập đƣợc nhƣ diện tích, số tiền bồi thƣờng,... - Tổng hợp, phân tích kết quả thu đƣợc từ phiếu điều tra.

- Phân tích các số liệu thứ cấp và sơ cấp thu thập đƣợc để rút ra nhận xét. - Xử lý, tính toán số liệu thu thập đƣợc bằng phần mềm Excel.

chuyên gia

- Tham khảo ý kiến của cán bộ trực tiếp thực hiện công tác bồi thƣờng GPMB

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

CHƢƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA TỈNH VĨNH PHÚC 3.1.1. Điều kiện tự nhiên của tỉnh Vính Phúc 3.1.1. Điều kiện tự nhiên của tỉnh Vính Phúc

3.1.1.1. Vị trí địa lý tỉnh Vĩnh Phúc

Hình 3.1. Bản đồ hành chính tỉnh Vĩnh Phúc

Vĩnh Phúc là tỉnh thuộc Vùng Kinh tế Trọng điểm Bắc Bộ, có vị trí địa lý tiếp giáp nhƣ sau: Phía Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên và Tuyên Quang; Phía Tây giáp Phú Thọ; Phía Đông và phía Nam giáp Thủ đô Hà Nội.

Tổng diện tích tự nhiên 1.238,62 km2, dân số trung năm 2012 là 1.020.597 ngƣời, mật độ dân số 824 ngƣời/km2. Tỉnh Vĩnh Phúc có 9 đơn vị hành chính bao gồm: Thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên, các huyện Bình Xuyên, Lập Thạch, Sông Lô, Tam Dƣơng, Tam Đảo, Vĩnh Tƣờng, Yên Lạc.

3.1.1.2. Địa hình tỉnh Vĩnh Phúc

Vĩnh Phúc có địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam và chia làm 3 vùng sinh thái: đồng bằng, trung du và vùng núi. Vùng núi có diện tích

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

tự nhiên 65.300 ha, chiếm phần lớn diện tích huyện Lập Thạch, Sông Lô, Tam Đảo. Vùng trung du kế tiếp vùng núi, có diện tích tự nhiên khoảng 24.900 ha, chiếm phần lớn diện tích huyện Tam Dƣơng và Bình Xuyên, Thành phố Vĩnh Yên, một phần các huyện Lập Thạch và Sông Lô, thị xã Phúc Yên. Vùng đồng bằng có diện tích 32.800 ha, gồm các huyện Vĩnh Tƣờng, Yên Lạc và một phần thị xã Phúc Yên.

3.1.1.3. Khí hậu, thuỷ văn tỉnh Vĩnh Phúc

Vĩnh Phúc nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm. Nhiệt độ trung bình năm 23,2 - 250C, lƣợng mƣa 1.500 - 1.700 ml; độ ẩm trung bình 84 - 85%, số giờ nắng trong năm 1.400 - 1.800 giờ. Hƣớng gió thịnh hành là hƣớng Đông - Nam thổi từ tháng 4 đến tháng 9, gió Đông - Bắc thổi từ tháng 10 tới tháng 3 năm sau, kèm theo sƣơng muối. Riêng vùng núi Tam Đảo có kiểu khí hậu quanh năm mát mẻ (nhiệt độ trung bình 180

C).

Tỉnh Vĩnh Phúc có nhiều con sông chảy qua, song chế độ thuỷ văn phụ thuộc vào 2 sông chính là sông Hồng và sông Lô.

3.1.1.4. Tài nguyên thiên nhiên tỉnh Vĩnh Phúc

* Tài nguyên nước: Nguồn nƣớc mặt của tỉnh khá phong phú nhờ hai sông Hồng và Sông Lô cùng hệ thống các sông nhỏ nhƣ: sông Phó Đáy, sông Phan, sông Cà Lồ…Nguồn nƣớc ngầm có trữ lƣợng không lớn, đạt khoảng 1 triệu m3

/ngày-đêm.

* Tài nguyên đất: Trên địa bàn tỉnh có 2 nhóm đất chính là: Đất phù sa và đất đồi núi. Đất phù sa Đƣợc hình thành từ sản phẩm bồi tụ phù sa của sông Hồng, sông Lô chiếm khoảng 2/3 diện tích tự nhiên. Đất đồi núi có diện tích chiếm khoảng 1/3 diện tích tự nhiên.

* Tài nguyên rừng: Toàn tỉnh Vĩnh Phúc có khoảng 32,8 nghìn ha đất lâm nghiệp, trong đó rừng sản xuất là 10,8 nghìn ha, rừng phòng hộ là 6,6 nghìn ha và rừng đặc dụng là 15,4 nghìn ha. Tài nguyên rừng đáng kể nhất của tỉnh là Vƣờn Quốc gia Tam Đảo với trên 15 nghìn ha, là nơi bảo tồn

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nguồn gen động thực vật, trong đó có nhiều loại quý hiếm đƣợc ghi vào sách đỏ nhƣ cầy mực, sóc bay, vƣợn.

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc

3.1.2.1. Dân số

Năm 2012, dân số trung bình của Vĩnh Phúc là 1.020.597 ngƣời tăng 0,73% so năm 2011, mật độ dân số trung bình là 824 ngƣời/km2. Dân số tập trung chủ yếu ở nông thôn, chiếm đến 76,65 %. Trong đó dân số trong độ tuổi lao động chiếm 61,34 % .

3.1.2.2. Lao động, việc làm và thu nhập

Lao động là nguồn động lực quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội cả nƣớc nói chung và trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nói riêng. Năm 2012, dân số trong tuổi lao động là 626.010 ngƣời chiếm 61,34 % tổng dân số. Trong những năm tới lực lƣợng lao động sẽ tăng lên đáng kể do dân số bƣớc vào tuổi lao động ngày càng nhiều.

Lao động của tỉnh phân bố tập chung chủ yếu ở khu vực nông thôn chiếm đến 79,92%, thu nhập của ngƣời dân thấp, chủ yếu là từ nông nghiệp. Vì vậy, khi bị thu hồi đất nông nghiệp sẽ khiến cho ngƣời dân mất việc làm, mất nguồn thu nhập chính nên họ rất khó chấp nhận đƣợc nếu không có chính sách về chuyển đổi nghề nghiệp hợp lý.

3.1.2.3. Tăng trưởng kinh tế

Năm 2009, khủng hoảng tài chính thế giới ảnh hƣởng mạnh mẽ tới tăng trƣởng kinh tế của cả nƣớc, trong đó có Vĩnh Phúc. Nhịp độ tăng trƣởng kinh tế giảm còn khoảng 8,3%, sau đó tăng trở lại với tốc độ tăng 21,7% vào năm 2010. Tính chung cả giai đoạn 2001-2010, GDP Vĩnh Phúc tăng trƣởng bình quân 16,5% /năm, trong đó: nông, lâm nghiệp, thuỷ sản tăng 6,0%/năm; công nghiệp, xây dựng tăng 20,7%/năm; dịch vụ tăng 17,1%/năm. Nhìn chung, tốc độ tăng trƣởng luôn đạt mức cao trong số các tỉnh Đồng bằng sông Hồng và Vùng Kinh tế trọng điểm phía Bắc, tăng gấp 2 lần so với tốc độ trung bình của

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

cả nƣớc. Quá trình tăng trƣởng kinh tế của Vĩnh Phúc trong những năm qua đƣợc thể hiện rõ trên Hình 3.1.

Đơn vị: %

Hình 3.2. Tăng trƣởng kinh tế tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2001-2010

3.1.2.4. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Trong thời kỳ 2001 - 2005 cơ cấu kinh tế tỉnh chuyển dịch khá nhanh: Tỷ trọng công nghiệp và xây dựng trong GDP tăng 12,01%, từ 40,68% năm 2000 lên 52,69% vào năm 2005. Tỷ trọng này còn tiếp tục tăng và đạt cao nhất 59,93% vào năm 2007 (tăng 7,24 điểm (%) so với năm 2005) và còn 57,5% vào năm 2008 (tăng 4,81% so với năm 2005) và tiếp tục giảm còn khoảng 56,03% năm 2010 con số này tăng lên 59,72%, đến năm 2012 tỷ trọng công nghiệp và xây dựng đạt đến 60,24%. Khu vực dịch vụ có xu hƣớng giảm tỷ trọng trong GDP từ 27,86% năm 2005 xuống 24,48% năm 2008, sau đó tăng lên khoảng 31,52% năm 2012. Trong khi đó tỷ trọng ngành nông, lâm

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nghiệp, thủy sản giảm nhanh từ 28,94% năm 2000 xuống còn 19,45% năm 2005, và năm 2012 tỷ trọng ngành xuống còn 8,24%.

Hình 3.3. Cơ cấu kinh tế tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2000 - 2010 (%)

Có thể nói, cơ cấu kinh tế của tỉnh là tƣơng đối đặc thù so với các tỉnh trong vùng và cả nƣớc, ngay từ khi tái thành lập tỉnh, công nghiệp và xây dựng có tỷ trọng thấp song sau hơn 10 năm phát triển, công nghiệp chiếm tỷ trọng rất cao trong cơ cấu GDP, tới gần 60%.

3.1.3

- Theo thống kê của Sở Tài nguyên và Môi trƣờng tỉnh Vĩnh Phúc, tính đến năm 2009 (sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, tách huyện Mê Linh ra khỏi tỉnh) toàn tỉnh có tổng diện tích đất tự nhiên 123.176,43 ha. Trong đó: Đất nông nghiệp là 85.034,72 ha, chiếm 69,0 %; Đất phi nông nghiệp là 35.229,10 ha, chiếm 28,6%; Đất chƣa sử dụng là 2.912,61 ha, chiếm 2,4 %. Hiện trạng sử dụng đất của tỉnh Vĩnh Phúc đƣợc thể hiện qua bảng 3.1.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Vĩnh Phúc TT Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích tự nhiên 123176,43 100,00 1 Đất nông nghiệp 85.034,72 69,00

1.1 Đất sản xuất nông nghiệp 49.906,92 40,50

1.2 Đất lâm nghiệp 32.804,62 26,60

1.3 Đất nuôi trồng thuỷ sản 2.283,44 1,90

1.4 Đất nông nghiệp khác 39,74 0,02

2 Đất phi nông nghiệp 35.229,10 28,60

2.1 Đất ở 7.579,03 6,20

2.2 Đất chuyên dùng 18.679,84 15,20

2.3 Đất tôn giáo tín ngƣỡng 169,63 0,10

2.4 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 820,15 0,70

2.5 Sông suối và mặt nƣớc chuyên dùng 7965,75 6,50

2.6 Đất phi nông nghiệp khác 14,70 0,01

3 Đất chƣa sử dụng 2.912,61 2,40

3.1 Đất bằng chƣa sử dụng 917,80 0,70

3.2 Đất đồi núi chƣa sử dụng 1772,48 1,40

3.3 Núi đá không có rừng cây 222,25 0,20

(Nguồn: Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc, 2009)

3.1.4. Sơ lƣợc công tác quản lý đất đai của tỉnh Vĩnh Phúc

* Về ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản: Sau khi Luật Đất đai năm 2003 ra đời, UBND tỉnh đã ban hành nhiều văn bản pháp quy cụ thể hóa các văn bản của

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chính phủ và Bộ Tài nguyên Môi trƣờng về công tác quản lý Nhà nƣớc về đất đai, góp phần đƣa công tác quản lý sử dụng đất đai của tỉnh đi vào nề nếp.

* Việc xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính đƣợc thực hiện tốt trên cơ sở kết quả hoạch định lại ranh giới theo Chỉ thị số 364/CT ngày 16 tháng 11 năm 1991 của Thủ tƣớng Chính phủ.

* Khảo sát đo đạc, đánh giá phân hạng đất, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất: Đến hết năm 2009, tỉnh đã đo xong 5 huyện và dự kiến hết năm 2011 đo vẽ xong 4 huyện, thị, thành phố nhƣ: thị xã Phúc Yên, thành phố Vĩnh Yên và các huyện Bình Xuyên, Yên Lạc, Tam Dƣơng, Vĩnh Tƣờng. Đo đạc thành lập bản đồ địa chính xong thành phố Vĩnh Yên từ năm 2001-2003 theo Quyết định số 2119/QĐ-UB ngày 6 tháng 10 năm 2000.

* Việc lập hồ sơ địa chính đƣợc triển khai thực hiện ở tất cả các xã, phƣờng, thị trấn cho 4 loại đất (đất ở, đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp và một số loại đất phi nông nghiệp). Tuy nhiên, hệ thống hồ sơ địa chính đƣợc lập chƣa đầy đủ, hoàn thiện, chất lƣợng còn thấp nhiều sai sót.

* Đến nay, quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh đến năm 2020 đã đƣợc phê duyệt. Đối với quy hoạch sử dụng đất cấp huyện đến năm 2020 mới chỉ có 3 trên 9 huyện thị đƣợc UBND tỉnh phê duyệt. Tất cả các huyện thị còn lại đều đang gấp rút hoàn thiện hồ sơ và bản đồ để trình Sở Tài nguyên và Môi trƣờng thẩm định trình UBND tỉnh phê duyệt.

* Việc giao đất, cho thuê đất thực hiện theo đúng quy định của Luật Đất đai. Sau khi có quyết định giao đất, cho thuê đất các dự án đƣợc triển khai khá nhanh. Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại nhƣ sử dụng quá diện tích đƣợc giao, cho thuê, thực hiện nghĩa vụ tài chính chậm hoặc chỉ san lấp mặt bằng chƣa tiến hành xây dựng.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

các công trình trọng điểm quốc gia và của tỉnh, tạo điều kiện để các tổ chức, hộ gia đình sử dụng đất để phát triển sản xuất kinh doanh.

* Thống kê, kiểm kê đất đai: Kiểm kê đất đai 5 năm 1 lần, thống kê đất đai hàng năm đƣợc tỉnh thực hiện nghiêm chỉnh, cụ thể đã tiến hành kiểm kê đất đai năm 2000; năm 2005 và kiểm kê đất đai năm 2010 đúng theo quy định. Kết quả kiểm kê đất đai năm 2010, tổng diện tích tự nhiên của tỉnh sau khi huyện Mê Linh sát nhập về Thành phố Hà Nội là 123.650,05 ha, trong đó: Nhóm đất nông nghiệp là 86.720,3 ha. Nhóm đất phi nông nghiệp là 34.766,85 ha. Nhóm đất chƣa sử dụng là 2.162,9 ha.

* Quản lý tài chính về đất đai: Việc ban hành giá đất và thực hiện các khoản thu, chi liên quan đến đất đai, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Tài chính kết hợp với Sở Tài nguyên và Môi trƣờng cùng các sở, ban, ngành và UBND các cấp thực hiện theo hƣớng dẫn của Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng và các văn bản của tỉnh.

* Công tác thanh, kiểm tra việc chấp hành các quy định về quản lý, sử dụng đất đai luôn đƣợc quan tâm sát sao. Sở Tài nguyên và Môi trƣờng chủ động xây dựng kế hoạch phối hợp với các sở, ngành liên quan và các huyện, thị xã, thành phố tiến hành thanh tra, kiểm tra công tác quản lý sử dụng đất đai trên địa bàn tỉnh. Qua công tác thanh tra, kiểm tra trên địa bàn tỉnh đã phát hiện và xử lý kịp thời các vi phạm trong quản lý đất đai, góp phần đƣa công tác quản lý đất đai đi vào nề nếp.

* Công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trong những năm qua đƣợc thực hiện khá tốt, xử lý nghiêm, kịp thời và dứt điểm những trƣờng hợp vi phạm Luật đất đai nhƣ sử dụng đất không đúng mục đích, lấn chiếm đất, tranh chấp đất trong nội bộ nhân dân góp phần ổn định tình hình chính trị - xã hội trên địa bàn tỉnh.

Cùng với những nội dung trên, các công tác khác có liên quan đến đất đai nằm trong 13 nội dung quản lý Nhà nƣớc về đất đai cũng đƣợc tỉnh hết

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

sức quan tâm nhƣ: quản lý và phát triển thị trƣờng quyền sử dụng đất trong thị

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác giải phóng mặt bằng dự án đường trục trung tâm khu đô thị mới Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 53 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)