Định hƣớng huy động vốn của SGD ngân hàng TMCP ngoại thƣơng VN 1 Căn cứ vào chiến lƣợc hoạt động của NHNTVN

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng huy động vốn tại sở giao dịch ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam (Trang 75 - 78)

III Tổng chi phí/tổng vốn huy động 9,53 8,65 10,

PHẦN NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM

3.1. Định hƣớng huy động vốn của SGD ngân hàng TMCP ngoại thƣơng VN 1 Căn cứ vào chiến lƣợc hoạt động của NHNTVN

3.1.1. Căn cứ vào chiến lƣợc hoạt động của NHNTVN

Nguồn vốn lớn là thế mạnh, là động lực tạo đà cho việc thực hiện thành công chiến lược phát triển của bất cứ ngân hàng nào. Định hướng huy động vốn của NHNTVN trong giai đoạn này là duy trì và phát huy các biện pháp huy động vốn hữu hiệu, có khả năng cạnh tranh cao, nhằm thu hút nguồn vốn lớn nhàn rỗi của dân cư và các doanh nghiệp. Đồng thời, phát huy tín nhiệm cao của NHNTVN ở trong và ngoài nước để tranh thủ tiếp nhận được vốn ủy thác của các TCTD khác.

Từ nay đến năm 2015, NHNTVN phấn đấu giữ vững thế mạnh hàng đầu về nguồn vốn, nhất là vốn ngoại tệ trong hệ thống các NHTM. Chiến lược huy động vốn trong giai đoạn trước mắt được đặt trong bối cảnh thị trường tài chính ngày càng hoàn thiện và có ảnh hưởng đến nhiều bộ phận dân cư cùng với tiến trình hội nhập của Việt Nam vào hoạt động tài chính trên khu vực và thế giới.

Trong thời gian qua, tuy NHNTVN đã giữ được thế mạnh về nguồn vốn, song cần phải tiếp tục tăng cường hơn nữa trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nhiều dự án quốc gia cần vốn ngoại tệ hàng trăm triệu USD. Do đó, NHNTVN – với cổ phần chi phối của nhà nước chiếm 70% vẫn phải là NHTM đi đầu trong việc cung cấp vốn cho các dự án lớn, cho các ngành và các TCKT mũi nhọn của Nhà nước. Xét trong tiến trình hội nhập thì tổng nguồn vốn hiện nay của NHNTVN còn rất khiêm tốn. Vì vậy, việc tăng cường thế mạnh về nguồn vốn trong tương lai là điều kiện tiên quyết để NHNTVN giữ vững được vị thế của một NHTM chủ đạo lớn nhất ở Việt Nam trong thập niên tới.

Trên cơ sở phân tích và dự đoán tình hình phát triển kinh tế của đất nước, đánh giá đúng thế mạnh và điểm yếu của mình trong bối cảnh có nhiều ngân hàng cùng hoạt động, NHNTVN đã xây dựng chiến lược phát triển nói chung và đặc biệt là dành cho công tác huy động vốn nói riêng. Đó là chiến lược tổng thể hướng về thị trường, về cơ cấu tổ chức, hoạt động kinh doanh và công nghệ ứng dụng trong hệ thống.

Chiến lược thị trường bao gồm các giải pháp về sản phẩm, giá cả và các dịch vụ ngoại vi cùng các biện pháp thúc đẩy, tổ chức hệ thống cung cấp sản phẩm và dịch vụ. Chiến lược cải cách về cơ cấu tổ chức và hoạt động kinh doanh bao gồm việc xây dựng đường lối chung cho NHNTVN, thay đổi mô hình tổ chức của NHNTVN cho phù hợp với chức năng và nhiệm vụ mới trong thời kỳ mới cùng các chỉ tiêu kinh doanh, chiến lược chung về con người. Chiến lược chung về công nghệ là xây dựng cơ sở công nghệ hiện đại, phục vụ tốt khách hàng, đảm bảo khả năng cạnh tranh giữa các ngân hàng và đưa NHNTVN ngang tầm với các NHTM hiện đại trong khu vực, tiến tới hội nhập quốc tế.

Cụ thể, trên TT2- thị trường liên ngân hàng, các mục tiêu đề ra là: NHNTVN sẽ duy trì và phát huy vị trí làm trung tâm thanh toán ngoại tệ liên NH. Đặc điểm của nguồn vốn này là tốc độ tăng trưởng hàng năm không cao. Các TCTD chỉ gửi lượng vốn hợp lý ở NHNTVN để đảm bảo thanh toán vãng lai. Trong những năm qua, nguồn vốn trên thị trường này đạt trên 10.000 tỷ đồng, chiếm dưới 20% tổng vốn huy động. NHNTVN cố gắng duy trì và từng bước nâng cao lượng vốn này.

Trên TT1- từ dân cư và các TCKT, dự kiến sẽ đạt 285.000 tỷ đồng, trong đó huy động từ dân cư đạt 145.000 tỷ đồng và 140.000 tỷ đồng sẽ được thu hút từ các TCKT. Theo tính toán của các nhà kinh tế, nguồn vốn này hiện đang có khoảng 500.000 tỷ đồng. Như vậy, có thể nói mục tiêu huy động vốn của NHNTVN phải tập trung mạnh vào việc khai thác vốn trên TT1.

Đặc biệt, để đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn dài hạn, NHNTVN đặt mục tiêu phấn đấu vốn trung và dài hạn (nhất là vốn dài hạn trên 5 năm) đạt 30% tổng nguồn.

Sáu định hướng lớn trong công tác huy động vốn mà NHNTVN đặt ra là:

- Duy trì tốc độ tăng trưởng vốn bình quân từ 18-20%/năm. - Tăng mạnh vốn huy động trung và dài hạn.

- Tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu nguồn vốn theo hướng duy trì thế mạnh về đồng ngoại tệ và tiếp tục đẩy nhanh tốc độ huy động tiền VNĐ để nâng tỷ trọng vốn VNĐ trong tổng nguồn.

- Quan tâm đến nguồn vốn rẻ và đối tượng có nguồn vốn ổn định. - Đa dạng hóa khách hàng để phân tán rủi ro, tạo sự ổn định.

- Chuẩn bị tham gia thị trường quốc tế (phát hành trái phiếu hoặc vay mượn trên thị trường quốc tế) để đáp ứng nhu cầu vốn ngày một tăng. Đây là một trong những mục tiêu của NHNTVN khi tiến hành cổ phần hóa – đó là hướng đến thị trường tài chính trong khu vực và thế giới.

Như vậy, căn cứ vào thực lực của mình, thì các giải pháp mà ngân hàng đưa ra phải bám sát theo những cốt lõi sau đây:

Một là, không ngừng củng cố và nâng cao hiệu quả hệ thống mạng lưới kinh doanh nhằm thỏa mãn tốt nhất nhu cầu thị trường để tăng cầu về tài sản ngân hàng của khách hàng tạo động lực cho hoạt động huy động vốn.

Hai là, đa dạng hóa các hình thức huy động vốn trong kinh doanh, huy động tối đa vốn nội lực trong nước.

Ba là, tiếp tục hiện đại hóa công nghệ để cung cấp các sản phẩm, dịch vụ tài chính chất lượng cao để nâng cao uy tín với khách hàng, góp phần tạo lập nguồn vốn với quy mô và cơ cấu phù hợp cho nhu cầu sử dụng.

Bốn là, điều chỉnh cơ cấu huy động vốn theo thời gian, đảm bảo nguồn vốn trung và dài hạn, đáp ứng đủ nhu cầu tăng trưởng tài sản có thời hạn dài, ngăn ngừa rủi ro có thể gặp phải.

Năm là, chiến lược huy động vốn phải phù hợp với điều kiện tổ chức mạng lưới, mức độ cạnh tranh trên từng thị trường để nguồn vốn tăng trưởng đồng thời với chi phí hợp lý.

Sáu là, thông qua phân tích tài chính hàng năm để điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn theo thời hạn sao cho có khoảng cách với tài sản nhạy cảm, có lợi khi lãi suất thị trường biến động.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng huy động vốn tại sở giao dịch ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam (Trang 75 - 78)