Những hạn chế và nguyên nhân trong công tác huy động vốn tại sở giao dịch ngân hàng thƣơng mại cổ phần ngoại thƣơng Việt Nam

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng huy động vốn tại sở giao dịch ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam (Trang 68 - 70)

III Tổng chi phí/tổng vốn huy động 9,53 8,65 10,

2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân trong công tác huy động vốn tại sở giao dịch ngân hàng thƣơng mại cổ phần ngoại thƣơng Việt Nam

dịch ngân hàng thƣơng mại cổ phần ngoại thƣơng Việt Nam

2.3.2.1 Hạn chế

- Về hình thức huy động

Các sản phẩm huy động vốn của NHNTVN vẫn phổ biến là những sản phẩm mang nặng tính truyền thống, chưa có được sự khác biệt nổi trội so với các NHTM vì thế không tạo được sự khác biệt nhiều trong hoạt động huy động vốn. Khi đó kết quả huy động vốn không còn phụ thuộc vào loại sản phẩm mà ngân hàng cung cấp nữa mà chỉ phụ thuộc vào lãi suất, chất lượng phục vụ hay uy tín của NH mà thôi.

Nếu so sánh với các NHTMCP khác, các sản phẩm huy động của SGD NHNTVN ít hơn hẳn cả về số lượng và chủng loại. Ví như chỉ tính riêng sản phẩm tiết kiệm, trong khi số lượng sản phẩm tiết kiệm của NHTMCP Techcombank là 10 loại (tiết kiệm phát lộc, tiết kiệm trả lãi trước, tiết kiệm thường, tiết kiệm tích lũy tài tâm, tiết kiệm tích lũy tài hiền, tiết kiệm online, tiết kiệm fast – saving, tiết kiệm

superkid, tiết kiệm siêu linh hoạt, tiết kiệm an lộc) thì tại SGD NHNTVN chỉ có 6 loại là tiền gửi trực tuyến, tích lũy kiều hối, tiết kiệm thường, tiết kiệm lĩnh lãi định kỳ, tiết kiệm trả lãi trước, tiết kiệm tự động. Điều này đòi hỏi NHNTVN nói chung và SGD cần phải ứng dụng hơn nữa thế mạnh về công nghệ và tạo nhu cầu mới cho thị trường bằng những sản phẩm mới có tiện ích cao hơn và các mức lãi suất hấp dẫn...

- Về quy mô, cơ cấu huy động

Quy mô huy động vốn chưa đáp ứng được mục tiêu với chi phí hợp lý. Mặc dù tổng vốn huy động tăng trưởng tương đối ổn định, nhưng dư nợ cho vay chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn huy động được. Phần lớn nguồn vốn còn lại SGD gửi tại NHNTTW và hưởng lãi suất gửi nội bộ (khoảng trên 80%). Do huy động thừa vốn nên chi phí huy động vốn của Ngân hàng đã bỏ ra chưa hợp lý. Mức chi phí hợp lý chính là mức chi phí Ngân hàng đã bỏ ra để huy động được đủ vốn cho nhu cầu sử dụng và mang lại lợi nhuận cao nhất cho Ngân hàng. Tình trạng dư thừa vốn đã làm giảm lợi nhuận của Ngân hàng do Ngân hàng vẫn phải trả chi phí huy động trong khi thu được ít lợi nhuận từ số vốn thừa, chi phí này sẽ tiếp tục gia tăng chừng nào vốn vẫn thừa. Nếu Ngân hàng chỉ huy động đủ vốn cho nhu cầu sử dụng, chi phí huy động vốn sẽ thấp hơn, hiệu quả huy động vốn sẽ cao hơn.

Cơ cấu huy động vốn theo đối tượng chưa phù hợp. Cơ cấu huy động vốn từ dân cư của SGD chỉ chiếm dưới 36% tổng nguồn vốn huy động thấp hơn chỉ tiêu chung của toàn hệ thống (tỷ trọng huy động vốn dân cư của toàn hệ thống là 40%). Tiền gửi của dân cư là nguồn vốn quan trọng đối với hoạt động Ngân hàng, đây là nguồn vốn ổn định cao và bền vững giúp ngân hàng chủ động hơn trong việc sử dụng vốn để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng vì vậy SGD cần đẩy nhanh hơn nữa công tác huy động nguồn vốn này. Tỷ trọng tiền gửi của tổ chức kinh tế cao (trên 64%), huy động vốn của tổ chức kinh tế còn phụ thuộc vào một số khách hàng lớn như SCIC, VMS, Quỹ Tích luỹ chuyển tiền đầu tư và thanh toán, hỗ trợ ngân sách, như vậy chỉ cần những khách hàng này rút tiền ra sẽ ảnh hưởng lớn đến tổng nguồn vốn huy động của SGD.

- Về lãi suất

Trước đây khi các NHTM cổ phần mới bắt đầu thành lập và đi vào hoạt động các khách hàng còn e ngại khi đem tiền đến gửi ở các ngân hàng cổ phần và thường là họ sẽ chọn các ngân hàng quốc doanh để an toàn hơn, yên tâm hơn tuy nhiên trong thời gian gần đây khi chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ và đầy hiệu quả của các NHTM cổ phần họ đã bắt đầu chuyển sang sử dụng sản phẩm dịch vụ của các ngân hàng cổ phần. Đây chính là một thách thức rất lớn đặt ra cho các ngân hàng quốc doanh trong đó có SGD NHNTVN bởi yếu tố lợi nhuận luôn là một trong những mục tiêu hàng đầu của khách hàng khi sử dụng sản phẩm tiền gửi.

- Về thời gian và phương thức phục vụ khách hàng

Trong những năm qua, Ban lãnh đạo NHNTVN và SGD nói riêng luôn chú trọng đến chiến lược và sách lược khách hàng. Mặc dù vậy cơ chế của một NHTMQD độc quyền đã ăn khá sâu vào đội ngũ cán bộ nhân viên ngân hàng. Trong chừng mực nào đó, NHNTVN và SGD chưa có được sự linh hoạt trong các quy trình chính sách, thủ tục. Chính vì vậy theo đánh giá của các khách hàng, thời gian giao dịch tại VCB vẫn còn lâu hơn và thái độ của nhân viên ngân hàng chưa thực sự niềm nở khi so sánh với các NHTMCP khác.

- Về công tác Marketing

Công tác marketing ngân hàng tuy đã được chú trọng và là công tác trọng tâm của SGD trong điều kiện cạnh tranh gay gắt nhưng vẫn chưa thực hiện theo một chính sách nhất quán. Tuy SGD đã chủ động tìm kiếm khách hàng nhưng do môi trường cạnh tranh quyết liệt, mặt khác do điều kiện và phương pháp tiếp cận chưa phù hợp nên hiệu quả chưa cao. Công tác thu thập thông tin về thị trường, về nhu cầu khách hàng, về đối thủ cạnh tranh còn hạn chế do vậy mà thiếu thông tin phản hồi để có những điều chỉnh kịp thời.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng huy động vốn tại sở giao dịch ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam (Trang 68 - 70)