Các nguyên nhân

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng huy động vốn tại sở giao dịch ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam (Trang 70 - 75)

III Tổng chi phí/tổng vốn huy động 9,53 8,65 10,

2.3.2.2 Các nguyên nhân

Môi trường kinh tế và môi trường pháp lý chưa thật sự ổn định và đồng bộ đã gây cản trở tới hoạt động huy động vốn. Nguy cơ lạm phát còn có khả năng đe doạ, làm cho người dân chưa thật sự tin tưởng vào môi trường đầu tư.

Nền kinh tế chịu sự biến động của nền kinh tế thế giới, đồng tiền còn phụ thuộc nhiều vào đồng USD do vậy mà trong thời gian qua khi mà cục dự trữ liên bang Mỹ đã nhiều lần cắt giảm lãi suất đã làm cho lãi suất nước ta bị ảnh hưởng gây cản trở cho công tác huy động vốn của hệ thống Ngân hàng nước ta. Ngoài ra trong thời gian qua sự tăng giá của đồng USD và giá vàng tăng mạnh đã gây tâm lý hoang mang cho người dân, do vậy mà có hiện tượng người dân rút tiền đồng để mua vàng hoặc mua đồng USD cất trữ làm cho đồng nội tệ đã thiếu nay càng thiếu hơn.

Luật đất đai được bổ sung sửa đổi có hiệu lực từ năm 2008 nên nhiều người dân thay vì gửi tiền vào Ngân hàng thì họ đã mua bất động sản hoặc đầu tư xây dựng nhà ở. Ngoài ra, luật doanh nghiệp ra đời cùng với cơ chế tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp đã làm cho số lượng doanh nghiệp thành lập mới trong vài năm gần đây tăng lên đáng kể, điều đó làm cho một lượng lớn vốn nhàn rỗi của dân cư trước đây kể cả tiền gửi ở Ngân hàng cũng được rút ra để tiến hành đầu tư trực tiếp hay gián tiếp vào sản xuất kinh doanh.

Hiện nay với sự tham gia của nhiều loại hình ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác đã làm cho môi trường cạnh tranh trở lên khốc liệt hơn. Sức ép cạnh tranh từ các Ngân hàng thương mại quốc doanh, ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh, với tiềm năng về vốn, công nghệ, trình độ cán bộ nhân viên là rất lớn. Ngoài ra sự cạnh tranh của các tổ chức phi Ngân hàng trong việc thu hút vốn trong dân bằng nhiều hình thức có tính hấp dẫn cao như loại hình tiết kiệm bưu điện, bảo hiểm nhân thọ, mua cổ phần của các doanh nghiệp cổ phần hoá đã làm mất đi sự độc quyền của Ngân hàng trong lĩnh vực tiền tệ.

Sự ra đời và phát triển của thị trường chứng khoán đã làm ảnh hưởng phần nào đến khả năng huy động vốn của Ngân hàng vì khi thị trường chứng khoán ra đời người dân có thêm cơ hội đầu tư mới, họ sẵn sàng đầu tư vốn vào nơi có tỷ suất

lợi nhuận cao hơn. Do vậy mà hạn chế lượng vốn gửi vào Ngân hàng thậm chí sẽ có một lượng vốn đáng kể rút ra để đầu tư vào thị trường chứng khoán.

Tâm lý người dân nói chung muốn gửi tiền vào ngân hàng với kỳ hạn ngắn, loại có tính lỏng cao hơn. Khi cần có thể rút ra để chi tiêu mà vẫn thu lãi suất mong muốn, do vậy mà tỷ trọng tiền gửi ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn hơn trong tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng. Ngoài ra do thói quen người dân là thích tiêu tiền mặt, không muốn hoặc chưa hiểu hết công dụng của việc thanh toán không dùng tiền mặt qua hệ thống ngân hàng nên số lượng tài khoản cá nhân còn ít. Ngân hàng cần khai thác nghiệp vụ này trong thời gian tới để khai thác một lượng vốn rất lớn trong nền kinh tế.

* Nguyên nhân chủ quan

SGD NHNTVN vẫn chưa xác định rõ được chiến lược khách hàng phù hợp, từ đó chưa có chính sách khách hàng hợp lý. Việc tổ chức thực hiện chính sách chưa thường xuyên, mức độ chưa thoả đáng, SGD cũng chưa đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường, tìm hiểu khách hàng. Trải qua thời gian dài hoạt động, SGD NHNT đã bộc lộ hạn chế: việc tiếp cận cộng đồng dân cư còn thụ động, công tác tuyên truyền, quảng cáo, cung cấp thông tin cho khách hàng chưa đa dạng, từ đó sự hiểu biết của người dân đối với ngân hàng còn hạn chế.

Mặc dù SGD đã có những bước tiến lớn trong công tác hiện đại hóa công nghệ Ngân hàng song những hình thức thanh toán không dùng tiền mặt như thanh toán qua tài khoản tại Ngân hàng, máy rút tiền tự đọng ra diện rộng. Công nghệ ngân hàng cả về quy trình nghiệp vụ lẫn trang thiết bị công nghệ là yếu tố quyết định khả năng cạnh tranh của ngân hàng vẫn còn hện chế, chưa thực hiện đi trước một bước và chưa tương xứng với khả năng hoạt động của SGD, thiếu chương trình phần mềm cung cấp thông tin phục vụ công tác quản trị điều hành. Trình độ ứng dụng công nghệ còn hạn chế, sản phẩm dịch vụ còn ít, số lượng khách hàng đông nên chưa đáp ứng hết nhu cầu khách hàng.

Công tác xây dựng quy trình nghiệp vụ chưa thực hiện đồng bộ, dẫn đến sự phối hợp thực hiện nghiệp vụ chưa nhịp nhàng và tốc độ giao dịch chưa cao.

Công tác quản trị điều hành còn mang tính bị động, thiếu nhạy bén. Chương trình công tác và chế độ báo cáo thực hiện chậm, chất lượng chưa đáp ứng yêu cầu quản trị đề ra. Công tác quản trị điều hành, phân tích dự báo còn bị động, hạn chế trong việc xây dựng các chính sách mang tính dài hạn.

Các hình thức tiếp thị quảng cáo còn ít, công tác chăm sóc khách hàng chưa được quan tâm đúng mức. Công tác Marketing còn dài trải, hiệu quả thấp.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

Trong những năm vừa qua, SGD NHNTVN đã không ngừng đổi mới hoàn thiện các nghiệp vụ nâng cao chất lượng dịch vụ và hiện đại hóa công nghệ ngân hàng...Với sự nỗ lực của ban lãnh đạo và toàn bộ cán bộ nhân viên, cùng với sự hỗ trợ của các cấp hữu quan, SGD đã đạt được những thành tựu trong công tác huy động vốn: Tổng nguồn vốn huy động và lợi nhuận trước thuế tăng lên hàng năm, chất lượng dịch vụ ngày càng nâng cao, tích cực trong mở rộng mạng lưới. Tuy nhiên bên cạnh những thành tích đáng ghi nhận, SGD NHNTVN vẫn còn tồn tại những hạn chế trong công tác huy động vốn: cơ cấu vốn chưa hợp lý, các hình thức huy động chưa đa dạng, chính sách lãi suất chưa linh hoạt. Từ thực trạng nguồn vốn và hoạt động huy động vốn của SGD NHNTVN vấn đề đặt ra cấp thiết là phải có các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng huy động vốn để đáp ứng yêu cầu không ngừng mở rộng, nâng cao kết quả kinh doanh.

Chƣơng 3

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng huy động vốn tại sở giao dịch ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam (Trang 70 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)