Cơ cấu nguồn vốn

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng huy động vốn tại sở giao dịch ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam (Trang 49 - 51)

NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM

2.2.1.1. Cơ cấu nguồn vốn

Về cơ cấu nguồn vốn của SGD NHNT Việt Nam, ta tham khảo bảng 2.4

Bảng 2.4: Cơ cấu nguồn vốn của SGD NHNT VN

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Số tiền % Số tiền % 2010/2009 Số tiền % 2011/2010

Số tiền % Số tiền %

Tổng NV 38.757,15 100 45.936,97 100 7.179,82 18,53 47.319,61 100 1.382,65 3,01 1. Vốn HĐ 36.749,53 94,82 43.704,43 95,14 6.954,90 18,93 45.114,52 95,34 1.410,09 3,23 2. Vốn đi vay 1.049,98 2,71 1.226,52 2,67 176,54 16,81 1.268,17 2,68 41,65 3,4 3.Vốn khác 957,64 2,47 1.006,02 2,19 48,38 5,05 936,93 1,98 -69,09 -6,87

Biểu đồ 2.3: Nguồn vốn tại SGD NHNTVN

Qua bảng trên cho thấy vốn huy động từ nền kinh tế (các tổ chức kinh tế và dân cư) chiếm tỷ trọng rất cao trên 90% so với tổng nguồn và gia tăng qua các năm. Năm 2009, tổng nguồn vốn của ngân hàng là 38.757,15 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn tự huy động chiếm tới 94,82%. Nguồn vốn đi vay và nguồn vốn khác chiếm tỷ trọng nhỏ (trên 2%), điều này là hợp lý vì nguồn vốn này có thể đáp ứng được nhu cầu vốn của ngân hàng nhưng nó không ổn định, tính chủ động chưa cao và phải chịu chi phí vay có khi cao hơn lãi suất huy động.

Năm 2010, nguồn vốn của SGD tăng so với năm 2009 theo chiều hướng tốt. Tổng nguồn vốn đạt 45.936,97 tỷ đồng, tăng 7.179,82 tỷ đồng so với năm 2009 tương ứng tỷ lệ tăng là 18,53%. Trong đó, nguồn vốn tự huy động đạt 43.704,43 tỷ đồng, chiếm 95,14% tổng nguồn vốn huy động, tăng 6.954,90 tỷ đồng tương ứng 18,93% so với năm 2009. Nguồn vốn đi vay và nguồn vốn khác có tăng lên về số tuyệt đối nhưng về tỷ trọng lại giảm đi trong cơ cấu tổng nguồn vốn huy động. Điều này chứng tỏ ngân hàng đã có những biện pháp linh hoạt để thu hút tiền gửi, huy động vốn nhàn rỗi trong dân cư, chủ động lo nguồn tại chỗ, giúp cho ngân hàng chủ động trong kế hoạch sử dụng vốn vào các mục tiêu phát triển kinh doanh của ngân hàng mình.

Năm 2011, cơ cấu tổng nguồn vốn của ngân hàng có sự thay đổi so với năm 2010. Tổng nguồn vốn đạt 47.319,61 tỷ đồng, tăng 1.382,65 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 3,01% so với năm 2010. Trong đó, nguồn vốn tự huy động đạt 45.114,52

0%20% 20% 40% 60% 80% 100% Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 94,82 95,14 95,34 2,71 2,67 2,68 2,47 2,19 1,98 Nguồn vốn khác Nguồn vốn đi vay Vốn tự huy động

tỷ đồng, chiếm 95,34% so với tổng nguồn vốn tăng so với năm 2010 là 3,23%. Trong khi nguồn vốn đi vay tăng lên không đáng kể về mặt tỷ trọng và số tuyệt đối thì nguồn vốn khác lại giảm về tỷ trọng và số tuyệt đối so với năm 2010. Ta thấy, nguồn vốn của ngân hàng chủ yếu là nguồn vốn tự huy động được để thực hiện các mục tiêu chiến lược kinh doanh, đây là dấu hiệu tốt tạo điều kiện cho ngân hàng mở rộng quy mô kinh doanh và phát triển các loại hình phục vụ. Về cơ cấu các loại vốn, nguồn vốn mà ngân hàng tự huy động được tăng lên cả về số tuyệt đối và số tương đối, điều này cho thấy tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động là đều đặn qua các năm tạo tiền đề cho ngân hàng mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh và phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng huy động vốn tại sở giao dịch ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)