Về công tác tín dụng

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng huy động vốn tại sở giao dịch ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam (Trang 45 - 47)

NGOẠI THƢƠNG VIỆT NAM

2.1.3.2.Về công tác tín dụng

Hoạt động sử dụng vốn là hoạt động chủ yếu của ngân hàng, đem lại cho ngân hàng phần lớn thu nhập nhưng cũng là hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro nhất và có khả năng dẫn đến nguy cơ mất vốn. Vì vậy, ngân hàng đã tiến hành nghiên cứu, xây dựng kế hoạch sử dụng vốn sao cho đạt hiệu quả cao nhất trên cơ sở số vốn huy động được và thực tế tình hình kinh tế. Với phương châm “hiệu quả - an toàn – phát triển bền vững”, SGD luôn coi trọng chất lượng tín dụng thông qua việc tìm kiếm, lựa chọn khách hàng, thẩm định phương án sản xuất kinh doanh phù hợp, hiệu quả. Nhờ đó, công tác cho vay đã đạt được một số kết quả thông qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.2: Tình hình hoạt động tín dụng tại SGD NHNTVN

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Số tiền % Số tiền % 2010/2009 Số tiền % 2011/2010

Số tiền % Số tiền %

Dư nợ CV 6.076,27 100 7.796,78 100 1.720,51 28,32 9.575,32 100 1.778,53 22,81 Dư nợ CV NH 3.645,76 60 4.288,23 55 642,47 17,62 5.074,92 53 786,69 18,35 Dư nợ CV TDH 2.430,51 40 3.508,55 45 1.078,05 44,35 4.088,66 42,7 580,11 16,53

Dư nợ CV ĐTT 0 0 0 0 0 0 411,74 4,3 411,74 100

Biểu đồ 2.2. Tình hình hoạt động tín dụng tại SGD NHNTVN 2009-2011

Bảng 2.2 cho thấy hoạt động cho vay tăng qua các năm. Năm 2010 tăng 1.720,51 tỷ đồng, tương ứng 28,32% so với năm 2009; năm 2011 tăng 1.778,53 tỷ đồng, tương ứng 22,81% so với năm 2010. Có được kết quả này là do SGD đã tích cực tìm kiếm khách hàng và đẩy mạnh hoạt động tín dụng trên cơ sở đảm bảo an toàn vốn.

Về thời hạn cho vay, ngân hàng chủ yếu là cho vay ngắn hạn, dư nợ ngắn hạn chiếm trên 50% tổng dư nợ. Điều này có nghĩa là ngân hàng chú trọng đến cho vay ngắn hạn hơn là trung và dài hạn. Chủ trương này rất đúng vì cho vay ngắn hạn có thể nhanh chóng thu hồi vốn, phù hợp với nguồn vốn huy động của ngân hàng, vốn quay vòng nhanh, hạn chế tối đa rủi ro cũng như khả năng mất vốn. Tuy nhiên tỷ trọng của từng loại dư nợ cho vay cũng thay đổi qua các năm. Tỷ trọng cho vay ngắn hạn có xu hướng giảm từ 60% năm 2009 xuống còn 55% năm 2010 và năm 2011 chỉ còn 53%, và cho vay trung và dài hạn đã tăng tương ứng từ 40% lên 45% năm 2010 nhưng năm 2011 chỉ còn 42,7%. Đồng thời năm 2011 đã có dư nợ cho vay đồng tài trợ. Việc cho vay đồng tài trợ sẽ giúp giảm rủi ro cho SGD. Xét dưới góc độ cấp vốn và tài trợ cho nền kinh tế thì đây thực sự là tín hiệu tốt, đặc biệt khi xem xét với mối quan hệ với huy động vốn. Mặc dù vậy, cho vay vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn và tổng nguồn huy động được. Phần lớn nguồn vốn còn lại SGD gửi tại NHNTTW và hưởng lãi suất gửi nội bộ. Do vậy kết quả hoạt động của SGD cũng sẽ bị ảnh hưởng khá nhiều của lãi suất điều chuyển vốn nội bộ từng thời kỳ. 0% 20% 40% 60% 80% 100%

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

60 55 53

40 45 42,7

0% 0% 4,3

Dư nợ cho vay ĐTT Dư nợ CV TDH Dư nợ CV NH

Tóm lại, hoạt động cho vay của SGD NHNTVN ngày càng tăng trưởng theo hướng ổn định và bền vững. Sở luôn luôn tuân thủ trung thực, minh bạch, cẩn thận trong nghiệp vụ tín dụng, lấy chất lượng tín dụng, an toàn cho vay, hiệu quả đầu tư làm mục tiêu, động lực thúc đẩy phát triển bền vững, đảm bảo dựa trên nguyên tắc “đi vay để cho vay’. Do đó công tác tín dụng luôn cố gắng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi, tích cực thu hồi lãi treo, đảm bảo các món cho vay đều được kiểm tra trước, trong và sau cho vay, phối hợp cùng khách hàng tìm các biện pháp tháo gỡ khó khăn, đảm bảo an toàn trong hoạt động, góp phần vào thúc đẩy kinh tế phát triển.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng huy động vốn tại sở giao dịch ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam (Trang 45 - 47)