Tăng cƣờng hoạt động giám sát, đánh giá công tác giảm nghèo

Một phần của tài liệu Công cuộc xóa đói, giảm nghèo ở huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên (giai đoạn 2001 đến 2010) (Trang 83 - 98)

6. Bố cục của Luận văn

3.3.5. Tăng cƣờng hoạt động giám sát, đánh giá công tác giảm nghèo

Công tác đánh giá, giám sát việc thực hiện chƣơng trình giảm nghèo đƣợc cấp tỉnh, Huyện uỷ, HĐND huyện quan tâm, chỉ đạo chặt chẽ; để lấy căn cứ cho việc thực hiện so sánh công tác giảm nghèo của năm sau so với năm trƣớc; hàng năm UBND huyện đều có kế hoạch giám sát, đánh giá việc thực hiện công tác giảm nghèo tại các xã, thị trấn. Ban hành văn bản để chỉ đạo và hƣớng dẫn cách thức tiến hành giám sát, đánh giá chƣơng trình giảm nghèo cho cấp cơ sở theo bộ khung đánh giá, giám sát theo tiêu chí của quốc gia; coi một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong chƣơng trình công tác năm là quá trình triển khai công tác giảm nghèo tại địa phƣơng.

Thƣờng xuyên chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn, các tổ chức đoàn thể của huyện phối kết hợp chặt chẽ trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ công tác giảm nghèo, bảo đảm mỗi cơ quan, đơn vị là một yếu tố quan trọng góp phần để huyện thực hiện tốt nội dung công tác giảm nghèo. Chỉ đạo cơ quan chuyên môn thành lập đoàn giám sát đi kiểm tra, đánh giá về kết quả, mức độ khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện công tác giảm nghèo tại một số xã, thị trấn; kịp thời phát hiện và điều chỉnh những khó khăn vƣớng mắc, nảy sinh trong khi triển khai nhiệm vụ công tác giảm nghèo tại cấp cơ sở.

Tiểu kết

Đại Từ, với đặc điểm là một huyện nghèo, đƣợc sự quan tâm, giúp đỡ của Đảng, Nhà nƣớc, Đảng bộ và nhân dân huyện Đại Từ sớm phát đọng và thực hiện phong trào xoá đói, giảm nghèo, tập trung phát triển kinh tế, xã hội, đảm bảo ổn định chính trị, giữ vững an ninh, quốc phòng, góp phần thực

77

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

hiện tốt công tác xóa đói giảm nghèo. Những thành tích nổi bật mà Đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện Đại Từ đạt đƣợc trong công cuộc xóa đói, giảm nghèo giai đoạn 2001 - 2010 đã góp phần xây dựng huyện ngày càng phát triển, tăng cƣờng niềm tin của đồng bào các dân tộc đối với Đảng và Nhà nƣớc. Bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, công cuộc xóa đói giảm nghèo ở huyện Đại Từ đang đứng trƣớc thách thức mới, công tác xóa đói giảm nghèo chƣa bền vững, việc giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo giảm nghèo chƣa chặt chẽ, chƣa sát thực tế, dẫn đến tỉ lệ hộ đói, nghèo sau khi rà soát không giảm mà còn tăng lên, số lƣợng tái nghèo lớn. Do vậy, vấn đề đặt ra cho Đảng bộ chính quyền và nhân dân huyện Đại Từ cần có quyết tâm và giải pháp hợp lí phát huy những thành tích đã đạt đƣợc và kịp thời khắc phục những hạn chế, tồn tại trong giai đoạn vừa qua, để thực hiện chƣơng trình giảm nghèo giai đoạn tiếp theo đạt kết cao hơn.

78

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

KẾT LUẬN

1- Thực hiện các chỉ thị, nghị quyết và các chủ trƣơng, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc về xóa đói giảm nghèo, dƣới sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, sự điều hành của chính quyền, sự hoạt động tích cực của các ban, ngành đoàn thể, sự đồng tình ủng hộ, nỗ lực của đồng bào các dân tộc trong huyện, công cuộc xóa đói giảm nghèo ở huyện Đại Từ (giai đoạn 2001- 2010) đƣợc tiến hành khá toàn diện và đồng bộ, với nhiều chƣơng trình, dự án thuộc các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội.

Đƣợc sự quan tâm của Đảng và Nhà nƣớc, huyện Đại Từ đƣợc đón nhận nhiều chƣơng trình, dự án ở các lĩnh vực theo các quyết định của Chính phủ và các bộ, ngành nhƣ: Chương trình 135, xây dựng cơ sở hạ tầng cho các xã đặc biệt khó khăn; Chương trình 134, hỗ trợ cho đồng bào dân tộc ít ngƣời về nhà ở, đất ở và nƣớc sinh hoạt. Chƣơng trình xoá đói, giảm nghèo và việc làm trên địa bàn đƣợc lồng ghép với các chƣơng trình phát triển kinh tế, xã hội. Đồng thời, huyện còn triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ của Nhà nƣớc đối với hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc vùng cao nhƣ: trợ giá, trợ cƣớc cho các mặt hàng; hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, kết hợp tăng cƣờng công tác khuyến nông, khuyến lâm, hƣớng dẫn đồng bào áp dụng các tiến bộ khoa học, kĩ thuật vào sản xuất.... Huyện Đại Từ đã triển khai nghiêm túc, theo nội dung các chƣơng trình dự án và lồng ghép với các nguồn vốn và các chƣơng trình phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn. Việc thực hiện các chƣơng trình dự án đƣợc tiến hành kiểm tra, giám sát chặt chẽ nên hạn chế đƣợc những thất thoát, lãng phí, hoặc đầu tƣ, sử dụng nguồn vốn sai mục đích.

2- Cuộc vận động xóa đói, giảm nghèo ở huyện Đại Từ đã đƣợc nhân dân nhiệt tình hƣởng ứng, các đoàn thể chính trị-xã hội phối kết hợp để thực hiện với nhiều hình thức thức phong phú, thiết thực.

79

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng trình xóa đói, giảm nghèo là nhằm làm cho mọi ngƣời dân từng bƣớc thoát khỏi nghèo đói, vƣơn tới cuộc sống no đủ, hạnh phúc, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. Chính vì vậy, chƣơng trình xóa đói, giảm nghèo, đã đƣợc toàn dân hƣởng ứng, ủng hộ, vào cuộc đầy quyết tâm, tự giác. Có thể nói, công cuộc xóa đói giảm nghèo ở Đại Từ thực sự trở thành một phong trào sâu rộng và có nhiều ý nghĩa thiết thực, đƣợc các cấp, các ngành và mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn huyện thực hiện nghiêm túc. Hơn nữa, công cuộc xóa đói giảm nghèo của huyện còn nhận đƣợc sự ửng hộ về vật chất và tinh thần của rất nhiều các đơn vị, cơ quan trên địa bàn. Đó là nguồn động viên vô cùng to lớn đối với các hộ nghèo nói riêng và nhân dân Đại Từ nói chung, là động lực thúc đẩy các hộ nghèo cần nỗ lực hơn chung sức cùng cộng đồng quyết tâm thực hiện xóa đói giảm nghèo.

3- Nắm bắt đƣợc tâm tƣ nguyện vọng của nhân dân, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể từ huyện đến cơ sở nhƣ: Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Hội Cựu chiến binh, Hội Chữ thập đỏ... phối hợp có hiệu quả thông qua các hoạt động nhƣ: trợ giúp về điều kiện sản xuất, tạo việc làm, nhà ở, điện, trƣờng ,trạm...tạo mọi điều kiện tốt nhất cho ngƣời nghèo tiếp cận với các dịch vụ cơ bản của xã hội, tăng thu nhập cải thiện đời sống cho nhân dân.

Có thể khẳng định: Công cuộc xóa đói giảm nghèo ở huyện Đại Từ (giai đoạn 2001- 2010) đã phát huy đƣợc sức mạnh của cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở và sự đồng tình ủng hộ của nhân dân các dân tộc trên địa bàn huyện. Do đó, công cuộc xóa đói giảm nghèo của huyện đã đạt đƣợc những mục tiêu đề ra góp phần tạo nên sự chuyển biến trên mọi lĩnh vực.

4- Việc thực hiện các chƣơng trình mục tiêu xóa đói giảm nghèo giai đoạn 2001- 2010 đã giải quyết cơ bản những mục tiêu đề ra; tỉ lệ hộ nghèo của

80

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

huyện giảm, bình quân giai đoạn 2001- 2005 giảm 3,65%. Theo tiêu chí mới số hộ nghèo toàn huyện năm 2006 là 28,57%, đến năm 2010 giảm xuống còn 15,12%, bình quân mỗi năm giảm 3,6% (mục tiêu chƣơng trình đề ra là mỗi năm 3% trở lên), giải quyết việc làm mới cho 18.000 lao động đạt gần 100% KH, xóa hơn 3100 nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, gia đình có công với cách mạng. Cơ sở hạ tầng điện, đƣờng, trƣờng, trạm đều đƣợc quan tâm đầu tƣ xây dựng. Việc thực hiện các chƣơng trình khuyến nông, khuyến lâm đã và đang phát huy hiệu quả. Hiện nay, huyện đang tích cực mở rộng các nghề truyền thống mà thế mạnh của đồng bào dân tộc nhƣ nuôi nhím, dệt mành cọ, nuôi cá ruộng, trồng chè...Qua đó, đã tạo việc làm cho hàng trăm lao động, đời sống của nhân dân đƣợc cải thiện, văn hóa tinh thần đƣợc nâng lên rõ rệt.

Tuy nhiên, xóa đói, giảm nghèo là một công việc phức tạp, vì vậy trong quá trình thực hiện, huyện còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế. Dù công việc xóa đói, giảm nghèo đã đạt đƣợc những kết quả nhất định, tích cực, nhƣng chƣa thực sự bền vững, dễ có nguy cơ tái nghèo, tỉ lệ hộ nghèo còn cao, theo chuẩn mới năm 2010 toàn huyện còn 15,12% hộ nghèo. Trong quá trình chỉ đạo thực hiện, sự phối hợp ở một số cấp ủy, chính quyền và các đoàn thể chƣa chặt chẽ, chƣa có nhiều giải pháp sáng tạo. Một số thôn bản chƣa nắm chắc công tác quản lí hộ nghèo, dẫn đến mâu thuẫn trong số liệu báo cáo và không phản ánh chính xác thực trạng của địa phƣơng mình. Ngƣợc lại, bản thân hộ nghèo chƣa thực sự quyết tâm, chƣa phát huy và chƣa có ý chí vƣơn lên, còn ỷ lại trông chờ vào sự trợ giúp của Nhà nƣớc

5- Nghiên cứu về Công cuộc xóa đói, giảm nghèo ở Đại Từ giai đoạn 2001- 2010 đã cho thấy: Vấn đề nghèo đói tồn tại gây ra rất nhiều khó khăn cho ngƣời dân nghèo nói riêng và cho nhân dân nói chung ngay trƣớc mắt cũng nhƣ

81

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

lâu dài. Việc hoạch định, ban hành những chính sách và thực hiện các giải pháp nhằm xoá đói, giảm nghèo không chỉ là vấn đề của riêng một cá nhân nào, mà nó đòi hỏi sự chung tay góp sức của cả cộng đồng. Chƣơng trình Quốc gia xoá đói, giảm nghèo đang mang lại những hiệu quả nhất định, nâng cao chất lƣợng đời sống cho đồng bào, góp phần quan trọng vào việc ổn đinh chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh, quốc phòng và trật tự an toàn xã hội. Với những thành tựu mới của đất nƣớc, chƣơng trình Quốc gia xoá đói, giảm nghèo ngày càng phát huy đƣợc những hiệu quả to lớn trong công cuộc xây dựng cuộc sống không nghèo đói ở cộng đồng dân cƣ.

Công cuộc xóa đói giảm nghèo của huyện Đại Từ giai đoạn 2001 - 2010 đã kết thúc, các mục tiêu kế hoạch đề ra cơ bản đã đạt đƣợc. Căn cứ theo Quyết định số 09/2011/QĐ- TTg của Thủ tƣớng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011- 2015, qua điều tra huyện Đại Từ, tỉ lệ hộ nghèo chiếm 27,66%. Đây là một nhiệm vụ đặt ra cho Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc huyện Đại Từ lại phải tiếp tục thực hiện chƣơng trình giảm nghèo với những phƣơng hƣớng, nhiệm vụ và mục tiêu giai đoạn 2011-2015 đã đƣợc đề ra, góp phần cùng cả tỉnh, cả nƣớc và thế giới thực hiện thành công mục tiêu tại Hội nghị Thƣợng đỉnh Thiên niên kỉ năm 2000, Liên Hợp Quốc đã thông qua bản tuyên bố và cam kết đạt mục tiêu” Xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực và thiếu đói” vào năm 2015.

82

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Đại Từ (2000), Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Đại Từ khoá XX, nhiệm kỳ (2000- 2005)

2. Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Đại Từ (2005), Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Đại Từ khóa XXI, (nhiệm kỳ 2005- 2010)

3. Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Đại Từ (2006), Thông báo số:80/TB- HU về việc Thông qua chương trình giảm nghèo ở huyện Đại Từ, tỉnh Thái

Nguyên giai đoạn 2006- 2010.

4. Ban Chỉ đạo (2007), Kết luận số: 110/KL- BCĐ về công tác xóa nhà dột nát cho hộ nghèo.

5. Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Đại Từ (2010), Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Đại Từ khóa XXII, (nhiệm kỳ 2010- 2015)

6. Ban Thƣờng vụ Huyện ủy Đại Từ (2002), Thông báo số 25/TB- BTV về kết luận thông qua Chương trình xóa đói giảm nghèo ở huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2001- 2005.

7. Ban Thƣờng vụ Huyện ủy Đại Từ (2008), Chỉ thị số 25/CT-BTV về việc tiếp tục thực hiện cuộc vận động hỗ trợ giúp đỡ xóa nhà dột nát cho hộ

nghèo.

8. Ban Thƣờng vụ huyện ủy Đại Từ (2006), Công văn số 75/CV-BTV về việc đẩy mạnh cuộc vận động toàn dân hỗ trợ giúp đỡ xóa nhà dột nát cho hộ nghèo.

9. Ban Thƣờng vụ Huyện ủy Đại Từ (2009), Kết luận số 05/KL- BTV kiểm tra tiến độ triển khai thực hiện Đề án vận động xóa nhà dột nát cho hộ

83

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

10. Ban Thƣờng vụ Huyện ủy Đại Từ (2010), Chi thị số 32/CT- BTV về lãnh đạo, thực hiện QĐ số 167/2008/QĐ- TTg về chính sách hỗ trợ hộ

nghèo về nhà ở.

11.Bộ Chính trị (1997), Chỉ thị số 23/CT- TW về lãnh đạo thực hiện công

tác xóa đói giảm nghèo. Bộ Lao động- Thƣơng binh và Xã hội

(2000),Quyết định số1143/2000/QĐ- LĐTBH về việc điều chỉnh chuẩn

hộ nghèo giai đoạn 2001- 2005, Hà Nội.

12. Bộ Lao động- Thƣơng binh và Xã hội (2002), Quyết định ban hành tiêu

chí xã nghèo giai đoạn 2001- 200, Hà Nội.

13. Bộ Lao động- Thƣơng binh và Xã hội (2003), xóa đói giảm nghèo và

giải quyết việc làm, Nxb Lao động TBXH, Hà Nội.

14. Bộ Lao động- Thƣơng binh và xã hội (2003), Tài liêu tập huấn dành cho

cán bộ làm công tác xóa đói giảm nghèo cấp tỉnh và huyện, Nxb Lao

động TBXH, Hà Nội.

15.Bộ Lao động- Thƣơng binh và Xã hội (2007), Thông tư 04/2007/TT- BLĐTBXXH về việc hướng dẫn quy trình rà soát hộ nghèo hàng năm

16.Bộ Lao động- Thƣơng binh và Xã hội (2007), Quyết định số 23/2007/QĐ- BLĐTBXH về việc ban hành hệ thống tiêu chí giám sát chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2006- 2010 của cấp tỉnh.

17. Bộ Nông nghiệp (2001), Nghèo đói và xóa đói giảm nghèo ở Việt nam, Nxb nông nghiệp. Hà Nội.

18. Bộ Xây dựng (2006), Thông tư số 01/2006/TT- BXD hướng dẫn lập và quản lý chi phí đầu tư xây dựng chương trình CSHT thuộc chương trình phát triển KT- XH các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006- 2010.

84

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

19. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2003), Thông tư hướng dẫn thực hiện các dự án thuộc chương trình xóa đói giảm nghèo và việc làm

do Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn chỉ đạo.

20. Bộ Tài chính (1999), Thông tư số 33/1999/TT- BTC hướng dẫn quản lý,

cấp phát kinh phí sự nghiệp chương trình quốc gia xóa đói giảm nghèo,

Hà Nội. Chính phủ (2002), Nghị định về tín dụng đối với người nghèo và

các đối tượng chính sách khác, Hà Nội.

21. Chính phủ (2008), Nghị quyết về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh

và bền vững đối với 61 huyện nghèo, Hà Nội.

22. Địa chí tỉnh Thái Nguyên (2009) Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

23. Nguyễn Thị Hằng (1997), Vấn đề xóa đói giảm nghèo ở nông thôn nước

ta hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

24. Hà Quế Lâm (2002), xóa đói giảm nghèo ở vùng dân tộc thiểu số nước

ta hiện nay thực trạng và giải pháp, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

25. Hồ Chí Minh (1984), Toàn tập 1945- 1947, tập 4, Nxb Sự thật, Hà Nội. 26. Sở Lao động thƣơng binh xã hội (2007) Tài liệu tập huấn cán bộ giảm

nghèo các cấp, Thái Nguyên.

27.Tạp chí Khoa học và xã hội số 2(2001), “ Công cuộc xóa đói giảm nghèo

Một phần của tài liệu Công cuộc xóa đói, giảm nghèo ở huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên (giai đoạn 2001 đến 2010) (Trang 83 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)