Quan điểm của Đảng, Nhà nƣớc về xóa đói giảm nghèo và sự vận dụng của

Một phần của tài liệu Công cuộc xóa đói, giảm nghèo ở huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên (giai đoạn 2001 đến 2010) (Trang 31 - 37)

6. Bố cục của Luận văn

2.1.Quan điểm của Đảng, Nhà nƣớc về xóa đói giảm nghèo và sự vận dụng của

dụng của địa phƣơng

Ngay từ những ngày đầu mới thành lập nƣớc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, một trong những nhiệm vụ đầu tiên mà Bác Hồ đã chỉ đạo là chống “giặc đói”. Vấn đề công bằng xã hội - vấn đề có quan hệ trực tiếp và quyết định đối với việc xóa đói, giảm nghèo đã đƣợc Đảng ta luôn quan tâm. Chủ trƣơng nhất quán về xóa đói giảm nghèo của Đảng và Nhà nƣớc ta đƣợc khảng định tại các Đại hội Đảng lần thứ VI,VII,VIII, IX” Cùng với quan điểm đổi mới toàn diện, tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với xóa đói giảm nghèo, thực hiện công bằng xã hội, bình đẳng giới, giảm sự phân hóa giàu nghèo. Khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với xóa đói giảm nghèo bền vững, chú trọng phát triển nông nghiệp, nông thôn và phát triển các dịch vụ xã hội cơ bản. Tập trung nguồn lực xóa cơ bản các hộ đói, giảm nhanh các hộ nghèo, phát triển cơ sở hạ tầng ở

các xã đặc biệt khó khăn”[15, tr.12].

Chúng ta hiểu công bằng xã hội vừa là mục tiêu vừa là động lực để phát triển. Công bằng xã hội không bó hẹp trong lĩnh vực kinh tế mà liên quan tới tất cả các lĩnh vực kinh tế - chính trị - pháp luật - văn hóa - xã hội. Công bằng xã hội phải đƣợc giải quyết và chỉ có thể đƣợc giải quyết gắn liền với sự phát triển sản xuất, xây dựng xã hội thực sự dân chủ, xây dựng nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam. Công bằng xã hội đòi hỏi phải huy động mọi nguồn lực trong nhân dân, xã hội hóa nhiệm vụ đền ơn đáp nghĩa, xây dựng và thực hiện tốt kế hoạch

25

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

phát triển kinh tế - xã hội trên cơ sở vừa tăng nhanh tốc độ phát triển, vừa giảm dần sự mất cân đối giữa các vùng; giảm dần khoảng cách về thu nhập, mức sống, hƣởng thụ giáo dục, văn hóa, bảo vệ sức khỏe của các tầng lớp dân cƣ ở các vùng khác nhau. Đặc biệt, công bằng xã hội đòi hỏi phải thực hiện tốt chƣơng trình xóa đói, giảm nghèo, an sinh xã hội.

Trong các văn kiện quan trọng của Đảng Cộng sản Việt Nam, vấn đề xóa đói, giảm nghèo đƣợc nhiều lần đề cập tới. Để bảo đảm và hƣớng tới công bằng xã hội, Đảng ta khẳng định tại các Đại hội Đảng lần thứ VI,VII,VIII, IX

“khuyến khích làm giàu hợp pháp, chống làm giàu phi pháp đi đôi với chăm lo xóa đói, giảm nghèo, thu hẹp dần khoảng cách về trình độ phát triển, về mức sống giữa các vùng căn cứ cách mạng và kháng chiến cũ, các gia đình thuộc diện chính sách, làm cho mọi người, mọi nhà đều tiến tới cuộc sống ấm no, hạnh phúc, ai cũng có việc làm, có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành và chữa bệnh, từng bước thực hiện điều Chủ tịch Hồ Chí Minh hằng mong ước”.

(20;tr.25)

Trong quá trình xây dựng nền kinh tế thị trƣờng theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa, trên cơ sở nắm bắt những ƣu điểm và hạn chế của cơ chế thị trƣờng, Đảng ta đã đƣa ra những quan điểm chỉ đạo: “Để phát triển sức sản xuất, cần phát huy khả năng của mọi thành phần kinh tế, thừa nhận trên thực tế còn có bóc lột và sự phân hóa giàu nghèo nhất định trong xã hội, nhưng phải luôn quan tâm, bảo vệ lợi ích của người lao động, vừa khuyến khích làm giàu hợp pháp, chống làm giàu phi pháp, vừa coi trọng xóa đói, giảm nghèo, từng bước thực hiện công bằng xã hội, tiến tới làm cho mọi người, mọi nhà đều khá giả”.

Chú trọng đúng mức đến vấn đề đói nghèo trong xã hội, với nhãn quan chính trị nhạy bén và với trách nhiệm cao cả trƣớc nhân dân, Đảng ta đã đƣa ra những chƣơng trình rộng lớn để tập trung giải quyết là “Chương trình về xóa

26

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

đói, giảm nghèo”. Trên cơ sở đó, Nhà nƣớc có hàng chục chƣơng trình cấp

quốc gia và dự án đang đƣợc thực thi có nội dung gắn với xóa đói, giảm nghèo. Xoá đói, giảm nghèo phải dựa trên cơ sở tăng trƣởng kinh tế nhanh, hiệu quả và bền vững, đồng thời chủ động tạo các nguồn lực cho các hoạt động trợ giúp ngƣời nghèo đói. Nhìn chung, ở đâu kinh tế phát triển, ngành nghề và hoạt động kinh tế đa dạng, việc làm đầy đủ, thì ở đó số hộ nghèo, đói giảm nhanh, số hộ giàu tăng lên và bộ mặt xã hội của cộng đồng thay đổi nhanh chóng. xóa đói, giảm nghèo là tiền đề của sự phát triển. Sự phát triển kinh tế - xã hội vững chắc, gắn liền tăng trƣởng kinh tế với công bằng xã hội là nhân tố đảm bảo thành công trong công tác xóa đói, giảm nghèo. Thực chất đây là mối quan hệ qua lại có tính nhân quả, giữa đói nghèo với lạc hậu, chậm phát triển; giữa xóa đói, giảm nghèo với phát triển.

Xoá đói, giảm nghèo không chỉ là nhiệm vụ của Nhà nƣớc, của toàn xã hội, mà trƣớc hết là bổn phận của chính ngƣời nghèo, phụ thuộc vào sự vận động tự giác của bản thân ngƣời nghèo, cộng đồng nghèo. Xóa đói giảm, nghèo phải đƣợc coi là sự nghiệp của bản thân ngƣời nghèo, cộng đồng nghèo, bởi vì sự nỗ lực tự vƣơn lên để thoát nghèo chính là động lực, là điều kiện cần cho sự thành công của mục tiêu chống đói nghèo ở các nƣớc.

Nhà nƣớc sẽ trợ giúp ngƣời nghèo biết cách tự thoát nghèo và tránh tái nghèo khi gặp rủi ro. Bên cạnh sự hỗ trợ về vật chất trực tiếp thì việc tạo việc làm cho ngƣời nghèo bằng cách hƣớng dẫn ngƣời nghèo sản xuất, kinh doanh phát triển kinh tế theo điều kiện cụ thể của họ chính là điều kiện xoá đói, giảm nghèo thành công nhanh và bền vững.

Có nhiều cách tiếp cận về xoá đói, giảm nghèo đƣợc áp dụng. Cách tiếp cận từ trên xuống là phƣơng pháp giao chỉ tiêu kế hoạch, giao nguồn lực và quy định các nhiệm vụ phải thực hiện của cơ quan cấp trên đối với cơ quan cấp

27

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

dƣới. Cách tiếp cận từ dƣới lên là cách tiếp cận từ ngƣời nghèo – xoá đói, giảm nghèo bắt đầu từ ngƣời nghèo; hoặc cách tiếp cận từ các nguồn lực đó là cách tìm ra các nguồn hạn chế nhất để tìm cách tác động vào chúng nhằm đạt mục tiêu về xoá đói, giảm nghèo.

Với công cuộc xoá đói, giảm nghèo, Đảng và Nhà nƣớc đã cụ thể hóa từng chính sách, cơ chế, chƣơng trình, dự án và kế hoạch nhằm tập trung phát triển nông nghiệp, nông thôn...đƣợc cụ thể qua các chƣơng trình xóa đói giảm nghèo nhƣ: Chương trình Phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn

miền núi và vùng sâu, vùng xa (gọi là Chƣơng trình 135) đƣợc Thủ tƣớng

Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 135/1998/QĐ-TTg, ngày 31/7/1998 nhằm tăng cƣờng hoạt động xóa đói giảm nghèo cho các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu vùng xa; Chương trình 134; Dự án nước sinh hoạt, khuyến nông - khuyến lâm, khuyến ngư, Dự án đào tạo cán bộ làm công tác xóa đói giảm nghèo….

Đảng và Nhà nƣớc ta xác định xóa đói, giảm nghèo phải gắn liền với tăng trƣởng kinh tế, đây là cơ sở quan trọng cho xoá đói, giảm nghèo. Bất cứ quốc gia nào cũng phải lấy cái nền quan trọng là tăng trƣởng kinh tế. Chỉ có tăng trƣởng kinh tế mới cho phép các quốc gia tích luỹ để đầu tƣ cho xoá đói, giảm nghèo vì xoá đói, giảm nghèo đòi hỏi nguồn lực lớn trong nhiều năm. Tăng trƣởng kinh tế vì ngƣời nghèo, vùng nghèo thì mới làm cho khoảng cách giàu nghèo thu hẹp lại. Nếu tăng trƣởng kinh tế không vì ngƣời nghèo thì làm cho khoảng cách giàu nghèo sâu sắc hơn. Nhƣ vậy, không phù hợp với định hƣớng chủ nghĩa xã hội, đồng thời phải gắn xoá đói giảm nghèo với công bằng xã hội. Ƣu tiên đầu tƣ phát triển cho các xã nghèo, hộ nghèo, đặc biệt là các xã vùng cao biên giới, hải đảo vùng sâu vùng xa, vùng căn cứ cách mạng. Mục tiêu phấn đấu của Quốc gia là xây dựng đất nƣớc giàu mạnh, công bằng, dân chủ,

28

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

văn minh thì chính là thu hẹp khoảng cách giàu nghèo một cách hợp lí tạo điều kiện phát triển kinh tế xã hội ở các xã nghèo giúp đỡ các hộ nghèo phát triển kinh tế hoà nhập với cuộc sống cộng đồng. Giúp họ có điều kiện tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản nhƣ: Y tế, giáo dục, văn hoá. Chiến lƣợc xoá đói, giảm nghèo chính là nhằm giải quyết những thiếu hụt mà các chƣơng trình chiến lƣợc khác chƣa giải quyết hết đƣợc. Ƣu tiên đầu tƣ vào các xã nghèo, ngƣời nghèo chính là góp phần bảo đảm công bằng xã hội.

Để làm tốt công tác này, trƣớc hết các hộ đói nghèo phải tự vƣơn lên làm chủ cuộc sống của mình. Nhà nƣớc và cộng đồng trợ giúp một phần tạo điều kiện về nguồn vốn tập huấn chuyển giao kĩ thuật hƣớng dẫn cho nhân dân cách làm ăn, xây dựng chƣơng trình xóa đói, giảm nghèo của tỉnh, huyện và cụ thể hóa chƣơng trình xóa đói, giảm nghèo đến tận các xã, thị trấn. Cơ sở xã, thị trấn, các thôn xóm, phố là nơi tổ chức trợ giúp đến từng hộ nghèo. Ƣu tiên các hộ nghèo đói thuộc diện chính sách trƣớc. Đầu tƣ theo hƣớng làm đâu đƣợc đấy kết hợp lồng ghép nhiều nguồn lực và sức mạnh cộng đồng nhiều hộ giúp một hộ cùng nhau phát triển.

Từ quan điểm chủ trƣơng chung của Đảng và Nhà nƣớc, căn cứ tình hình kinh tế- xã hội của địa phƣơng, Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Đại Từ đã ban hành các chỉ thị, nghị quyết và xây dựng chƣơng trình xóa đói, giảm nghèo. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện các khóa XX, XXI, XXII đều xác định một trong những nhiệm vụ trọng tâm để phát triển kinh tế - xã hội phải quan tâm thực hiện tốt chính sách xã hội, phải thực hiện có hiệu quả chƣơng trình giảm nghèo bằng các quỹ xóa đói giảm nghèo, các dự án hỗ trợ của Nhà nƣớc; phấn đấu đến năm 2005 xóa hộ đói, đến năm 2015, hộ nghèo còn dƣới 15%, hằng năm giải quyết việc làm cho 10.000 lao động. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

29

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Thực hiện chƣơng trình mục tiêu quốc gia và chƣơng trình giảm nghèo của tỉnh, huyện đã xây dựng chƣơng trình giảm nghèo: Thành lập Ban Chỉ đạo chƣơng trình của huyện; phân công cho các phòng, ban, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị, xã hội từ huyện đến xã, thị trấn và các thôn, bản, phố; tập huấn bồi dƣỡng kiến thức cho cán bộ làm công tác xóa đói, giảm nghèo từ huyện đến cơ sở, nhất là cán bộ xã, thôn. Căn cứ vào kết quả phê duyệt kết quả điều tra hộ nghèo theo chuẩn mới giai đoạn 2001- 2005; 2006- 2010 của tỉnh Thái Nguyên và kết quả rà soát thực tế các hộ nghèo trên địa bàn huyện, trong nhiệm vụ công tác trọng tâm toàn khóa của BCH Đảng bộ huyện khóa XX, XXI, Huyện uỷ đã chỉ đạo xây dựng các chƣơng trình xóa đói, giảm nghèo 2001- 2005; 2006- 2010.

Ngày 15 tháng 4 năm 2002, Ban Thƣờng vụ Huyện ủy Đại Từ ra Thông báo số: 25-TB/BTV về việc “Thông qua Chương trình xóa đói giảm nghèo ở

huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2001- 2005”.

Ngày 20 tháng 4 năm 2002, Ủy ban nhân dân huyên Đại Từ ban hành Chƣơng trình số: 170/CTr- UBND “ Chương trình xóa đói giảm nghèo 2001-

2005 huyện Đại Từ”. Để kịp thời chỉ đạo thực hiện, ngày 25/4/2002, UBND

huyện đã ban hành QĐ số: 132/ QĐ- UBND “ V/v thành lập Ban chủ nhiệm Chương trình mục tiêu xóa đói, giảm nghèo và việc làm giai đoạn 2002- 2005 huyện Đại Từ”.

Căn cứ Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg ngày 8/7/2005 của Thủ tƣớng Chính phủ ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006-2010, huyện Đại Từ đã triển khai tiến hành công tác điều tra hộ nghèo theo chuẩn mới. Ngày 20/12/2005, UBND huyện Đại Từ phê duyệt kết quả điều tra xác định hộ nghèo theo chuẩn mới giai đoạn 2006-2010. Ngày 23/10/2006, Huyện ủy ra Thông báo số: 80- TB/HU, “V/v thông qua chương trình giảm nghèo của huyện Đại

30

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Từ giai đoạn 2006- 2010”. Trên cơ sở đó UBND huyện đã ban hành chƣơng

trình giảm nghèo giai đoạn 2006- 2010.

Các chỉ thị, nghị quyết của Huyện ủy, UBND huyện đã nêu rõ những quan điểm định hƣớng lớn của chƣơng trình xóa đói, giảm nghèo từ 2001- 2010, đó là: Thực hiện xóa đói, giảm nghèo gắn với tăng trƣởng kinh tế bền vững đồng thời tăng cƣờng công tác xã hội hóa xóa đói giảm nghèo, phát huy nội lực khuyến khích ngƣời nghèo vƣơn lên theo hƣớng tự cứu mình, tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ của Trung ƣơng và quốc tế, ƣu tiên đầu tƣ vào các vùng đặc biệt khó khăn giai đoạn 2001- 2005. Giai đoạn 2006- 2010 tập trung đầu tƣ vào xã, thôn đặc biệt khó khăn, lấy sản xuất lƣơng thực, thực phẩm và phát triển kinh tế đồi rừng là mục tiêu trọng tâm; tăng diện tích trồng chè, trồng rừng, áp dụng khoa học kĩ thuật vào sản xuất, chăn nuôi, từng bƣớc xây dựng các làng nghề, các trang trại, gia trại...Qua đó, giúp các hộ gia đình xóa đói, giảm nghèo bên vững, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần.

2.2. Huyện Đại Từ triển khai các chính sách, các chƣơng trình, đề án xoá đói, giảm nghèo

Một phần của tài liệu Công cuộc xóa đói, giảm nghèo ở huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên (giai đoạn 2001 đến 2010) (Trang 31 - 37)