Giai đoạn 2001-2005

Một phần của tài liệu Công cuộc xóa đói, giảm nghèo ở huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên (giai đoạn 2001 đến 2010) (Trang 37 - 54)

6. Bố cục của Luận văn

2.2.1.Giai đoạn 2001-2005

Trên cơ sở khảo sát, phân tích thực trạng đói, nghèo và các nguyên nhân, dẫn đến đói, nghèo, căn cứ vào các chủ trƣơng của Đảng, chính sách của Nhà nƣớc và của tỉnh về chƣơng trình xóa đói, giảm nghèo, các nguồn lực đầu tƣ cho xóa đói, giảm nghèo và nguồn lực thực tế của địa phƣơng, huyện Đại Từ đã xây dựng các chƣơng trình kế hoạch tổng thể và kế hoạch hằng năm về xoá đói, giảm nghèo từ thôn đến xã, huyện. Khi xây dựng kế hoạch, các cấp ủy đảng, chính quyền gắn với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phƣơng của các ngành.

31

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Thực hiện chƣơng trình xóa đói, giảm nghèo, huyện đã thành lập Ban Chỉ đạo xóa đói giảm nghèo cấp huyện và Ban Chỉ đạo các xã, thị trấn, chú trọng nâng cao chất lƣợng, hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo giảm nghèo ở các cấp; phân công các thành viên Ban Chỉ đạo giảm nghèo bám sát mục tiêu chƣơng trình, phụ trách theo dõi cơ sở, tổ chức hƣớng dẫn thực hiện, thực hiện tốt chế độ báo cáo lãnh đạo huyện chủ trƣơng lấy đơn vị xã, thị trấn làm địa bàn để chỉ đạo công tác xóa đói, giảm nghèo; lấy hộ gia đình để xóa đói, giảm nghèo.

Để thực hiện có hiệu quả chƣơng trình, UBND huyện đã xây dựng quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo, phân công trách nhiệm cho các cơ quan, đơn vị và các thành viên trong Ban Chỉ đạo chƣơng trình xóa đói giảm nghèo:

Phòng Nội vụ - LĐTB&XH (tên gọi giai đoạn 2001- 2005, hiện nay là phòng Lao động Thƣơng binh và Xã hội), là đơn vị thƣờng trực Ban Chỉ đạo xoá đói, giảm nghèo và lao động việc làm, tham mƣu cho UBND huyện, chỉ đạo Trung tâm Dạy nghề của huyện phối hợp với các cơ quan chuyên môn trong việc đào tạo nghề ngắn hạn cho ngƣời nghèo, bồi dƣỡng nâng cao năng lực cán bộ làm công tác giảm nghèo, thực hiện các chính sách an sinh và trợ giúp xã hội, chính sách lao động - việc làm và các chính sách thuộc lĩnh vực ngành quản lí. Đồng thời phối hợp với Chi cục Thống kê huyện và các xã, thị trấn rà soát điều tra thực trạng hộ nghèo theo hƣớng dẫn của Bộ Lao động – Thƣơng binh và Xã hội, tổng hợp báo cáo kết quả định kì hằng năm về Ban Chỉ đạo xóa đói, giảm nghèo huyện, UBND huyện và Sở Lao động- Thƣơng binh xã hội tỉnh Thái Nguyên.

Phòng Tài chính - Kế hoạch căn cứ vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở địa phƣơng cân đối nguồn lực hằng năm để đầu tƣ cho các dự án; xây dựng dự án phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu cho các xã đặc biệt khó khăn; phối

32

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

hợp với các ngành hƣớng dẫn các đơn vị, các xã, thị trấn thực hiện các dự án và lồng ghép các chƣơng trình phát triển kinh tế- xã hội chung của huyện và các chƣơng trình, dự án xóa đói giảm nghèo trên cùng một địa bàn từ khâu lập kế hoạch đến tổ chức thực hiện.

Phòng có trách nhiệm xây dựng cơ chế tài chính, cân đối nguồn lực cho việc thực hiện các mục tiêu, chƣơng trình; cấp phát, hƣớng dẫn, kiểm tra việc quản lí, sử dụng và quyết toán kinh phí theo quy định của Nhà nƣớc, chỉ đạo và cấp phát đầy đủ kịp thời đúng dự toán, đúng mục tiêu đối với các dự án, chƣơng trình đƣợc phê duyệt.

Kho bạc Nhà nƣớc, Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT, Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện nhiệm vụ, chức năng quản lí của ngành, thẩm định, tổ chức cho vay, hƣớng dẫn ngƣời nghèo sử dụng vốn có hiệu quả; cung cấp tín dụng cho ngƣời nghèo và các đối tƣợng chính sách có nhu cầu vay vốn.

Phòng Nông nghiệp và PTNT xây dựng phƣơng án hỗ trợ sản xuất và phát triển kinh tế đối với hộ nghèo; phối hợp với các đơn vị và các xã, thị trấn tổ chức thực hiên các dự án: khuyến nông - khuyến lâm - khuyến ngƣ cho hộ nghèo và các chính sách, dự án có liên quan đến phát triển nông - lâm - ngƣ nghiệp, thực hiện chính sách và kế hoạch định canh định cƣ phát triển vùng kinh tế mới.

Phòng Tài nguyên Môi trƣờng phối hợp với các ngành, xã, thị trấn hƣớng dẫn thực hiện chính sách về hỗ trợ đất sản xuất, đất ở cho ngƣời nghèo.

Phòng Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các ngành, các cơ quan, đơn vị hƣớng dẫn, tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ về giáo dục cho ngƣời nghèo và các đối tƣơng chính sách thông qua việc lồng ghép và thực hiện Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia về giáo dục và đào tạo.

33

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Phòng Y tế chủ trì và phối hợp với các ngành, các xã, thị trấn triển khai tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ về y tế đối với ngƣời nghèo theo tinh thần Quyết định 139 của Thủ tƣớng Chính phủ.

Phòng Dân tộc có nhiệm vụ chủ trì phối hợp với các ngành chức năng và các xã, thị trấn tổ chức quản lí thực hiện đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng và các dự án liên quan cho các xã đặc biệt khó khăn, các xã nghèo theo Chƣơng trình 135, triển khai thực hiện Quyết định 134 và các chính sách theo Quyết định 393/2005/QĐ-UBDT.

Uỷ ban Dân số - Gia đình và trẻ em chỉ đạo và tổ chức thực hiện chính sách đối với trẻ em nghèo, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và thực hiện công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình gắn với chƣơng trình giảm nghèo.

Phòng Tƣ pháp tổ chức, hƣớng dẫn thực hiện chính sách trợ giúp pháp lí miễn phí cho ngƣời nghèo.

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức đoàn thể: Liên đoàn Lao động, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Cựu chiến binh các cấp tham gia thực hiện chƣơng trình; mỗi tổ chức trợ giúp đoàn viên, hội viên của mình có hiệu quả thiết thực; chỉ đạo và tổ chức thực hiện các cuộc vận động nhân đạo, tiếp tục tổ chức phát động có hiệu quả cuộc vận động

Ngày vì người nghèo”, xoá nhà dột nát cho hộ nghèo, tích cực tham gia thực

hiện chƣơng trình giảm nghèo ở địa phƣơng.

Các cơ quan thông tin, tuyên truyền tăng cƣờng công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, ý nghĩa mục tiêu của Chƣơng trình giảm nghèo; phổ biến các chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nƣớc, của tỉnh, của huyện có liên quan đến thực hiện Chƣơng trình giảm nghèo, tuyên truyền các mô hình giảm nghèo, cách làm hay, sáng tạo, hiệu quả trong công tác giảm nghèo, cũng

34

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nhƣ kết quả của các cơ quan, đơn vị, các xã, thị trấn.

Uỷ ban Nhân dân huyện kiện toàn Ban Chỉ đạo giảm nghèo - Lao động và việc làm của huyện, phân công trách nhiệm cho các cơ quan, đơn vị, ban, ngành, đoàn thể, các thành viên phụ trách cơ sở, giúp đỡ các xã, thị trấn trong công tác giảm nghèo; huy động nguồn lực, phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, đoàn thể của huyện tổ chức triển khai thực hiện các chỉ tiêu của chƣơng trình tại địa phƣơng theo chỉ đạo của UBND huyện, trực tiếp tổ chức thực hiện các chính sách, dự án theo phân cấp, thực hiện công tác định kì báo cáo kết quả hoạt động chƣơng trình về Ban Chỉ đạo giảm nghèo và UBND tỉnh.

Uỷ ban Nhân dân cấp xã, thị trấn kiện toàn Ban Giảm nghèo của xã, thị trấn. Trƣởng ban là Chủ tịch UBND (hoặc phó Chủ tịch UBND) cấp xã. Các thành viên là trƣởng các ngành, đoàn thể; thƣờng trực Ban Giảm nghèo là cán bộ Phòng Lao động - Thƣơng binh và Xã hội. Ban Giảm nghèo của xã, thị trấn xây dựng Chƣơng trình xóa đói, giảm nghèo từng năm của địa phƣơng mình; phân công các thành viên phụ trách các thôn, bản và các hộ nghèo; chỉ đạo các thôn (bản) phân công các chi hội đoàn thể, cán bộ, đảng viên phụ trách từng hộ nghèo, giúp các hộ nghèo tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ sản xuất và các dịch vụ xã hội cơ bản, vận động và giúp đỡ tạo cơ hội cho ngƣời nghèo đƣợc học nghề, tiếp cận với khoa học kĩ thuật trong sản xuất, tạo việc làm, thực hiện kế hoạch hoá gia đình,…

Lãnh đạo các thôn, bản và tổ dân phố chủ động xây dựng kế hoạch giảm nghèo hằng năm, nắm chắc nguyên nhân dẫn đến đói nghèo của từng hộ, phân công cán bộ, đảng viên, hội viên động viên giúp đỡ từng hộ nghèo theo những điều kiện, hoàn cảnh từng hộ cụ thể. Vận động dòng họ cộng đồng dân cƣ động viên hộ nghèo phát triển sản xuất, khuyến khích hộ nghèo tự vƣơn lên chủ động thoát nghèo bền vững, góp phần xây dựng làng bản văn hóa, đẩy mạnh phong (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

35

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư. Thực hiện nghiêm túc định kì báo cáo kết quả hoạt động công tác giảm nghèo về Ban Giảm nghèo xã, thị trấn.

Trên cơ sở thành lập Ban Chỉ đạo xóa đói, giảm nghèo các cấp và phân công trách nhiệm cho từng ban, ngành, đoàn thể, Huyện uỷ, UBND huyện triển khai thực hiện các chính sách, chƣơng trình, dự án. Từ nhận thức xóa đói, giảm nghèo là nhiệm vụ trọng tâm, vừa cấp bách, vừa có ý nghĩa lâu dài, nếu không xoá đƣợc đói, giảm đƣợc nghèo thì sẽ ảnh hƣởng đến phát triển kinh tế, xã hội ở địa phƣơng. Đảng bộ và chính quyền các cấp trong huyện tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các chính sách, chƣơng trình, dự án về kinh tế - xã hội:

* Chính sách tín dụng ưu đãi là chính sách nhằm cung cấp tín dụng cho

các hộ nghèo có thêm điều kiện để phát triển sản xuất, tạo việc làm, trƣớc hết ƣu tiên cho những chủ hộ là phụ nữ, hộ có ngƣời khuyết tật, hộ đồng bào dân tộc ít ngƣời, hộ nghèo thuộc diện chính sách có nhu cầu vay vốn để sản xuất kinh doanh, làm nhà ở, mua sắm máy móc phục vụ sản xuất...Ngân hàng Chính sách xã hội huyện cung cấp tín dụng ƣu đãi, chủ yếu là tín dụng quy mô nhỏ cho các hộ nghèo với thủ tục vay và thu hồi vốn đơn giản, thuận tiện, nhanh chóng, phù hợp với ngƣời nghèo. Phƣơng thức cho vay rất linh hoạt, chủ yếu là tín chấp thông qua nhóm tín dụng - tiết kiệm, hoặc các nhóm tƣơng trợ, tự nguyện của ngƣời nghèo, các đoàn thể xã hội, nhƣ: Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh.... Tùy từng vùng, từng dự án có thể cung cấp vốn vay bằng tiền, hoặc bằng hiện vật.

Tính đến ngày 15/7/2005, thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội, tổng số vốn vay Chương trình 120: là 3.049.000.000 đồng, với 99 dự án; tổng số dƣ nợ cho vay hộ nghèo là 21.200.000.000 đồng với 8.375 hộ, trong đó: vốn uỷ thác đầu tƣ tại các địa phƣơng là 310.000.000 đồng với 47 hộ; cho vay đi xuất khẩu

36

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

lao động là 113.000.000 đồng đối với 10 hộ.

Song song với đó, Mặt trận Tổ quốc huyện đã làm tốt công tác huy động

“Quỹ Vì người nghèo “. Kết quả đã thu đƣợc 529.260.200 đồng; trong đó thu

tại huyện 323.121.400 đồng, thu tại xã, thị trấn 206.138.800 đồng . Cùng với sự hỗ trợ của Trung ƣơng và tỉnh, huyện đã hỗ trợ xây mới 93 nhà và sửa chữa 32 nhà đại đoàn kết, tổng giá trị 1,3 tỉ đồng, giúp các gia đình nghèo ổn định cuộc sống, từng bƣớc vƣơn lên.

Kết hợp chặt chẽ giữa tín dụng với hoạt động tiết kiệm, Ngân hàng Chính sách xã hội đã góp phần giúp hộ nghèo vƣơn lên thoát nghèo bền vững; đồng thời thông qua tổ nhóm giám sát chặt chẽ việc sử dụng vốn vay của các hộ gia đình, hạn chế tình trạng nợ đọng và sử dụng vốn vay không hiệu quả.

Thực tế cho thấy, công tác quản lí đối tƣợng của chƣơng trình giảm nghèo huyện đƣợc thực hiện tốt. UBND huyện thƣờng xuyên chỉ đạo các xã, thị trấn quan tâm, tạo điều kiện cho ngƣời nghèo thụ hƣởng mọi ƣu đãi, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc dành cho họ; đảm bảo mọi quyền lợi liên quan đến hộ nghèo phải đƣợc thực hiện tốt. Chế độ thông tin hai chiều, từ phía UBND các xã, thị trấn và qua sự phản ánh của chính bản thân ngƣời nghèo thƣờng xuyên đƣợc duy trì, mục đích nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho đối tƣợng thụ hƣởng chính sách, tránh gây phiền hà, bỏ sót quyền lợi cho ngƣời nghèo.

* Chính sách hỗ trợ người nghèo về y tế

Chính sách này nhằm hỗ trợ ngƣời nghèo, tiếp cận dịch vụ y tế khi ốm đau thuận lợi hơn, bình đẳng hơn, đặc biệt là giảm thiểu rủi ro, khó khăn cho ngƣời nghèo. Phòng Lao động - Thƣơng binh và Xã hội là cơ quan chủ trì phối hợp Bảo hiểm xã hội huyện, Phòng Y tế, Trung tâm Y tế, Bệnh viện Đa khoa huyện và các trạm y tế xã, thị trấn thực hiện. Để chính sách thực hiện có hiệu quả,

37

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

huyện đã xây dựng kế hoạch đào tạo đội ngũ y tế thôn bản và cộng tác viên dân số cho 482/482 thôn, phố toàn huyện, đảm bảo mỗi thôn, có 1 cán bộ y tế thôn bản, 2 cộng tác viên dân số, đồng thời tăng cƣờng xây dựng cơ sở vật chất và đội ngũ bác sĩ cho các trạm y tế.

Thực hiện Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg ngày 15/10/2002 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc khám, chữa bệnh miễn phí cho ngƣời dân ở vùng đặc biệt khó khăn, các xã vùng sâu, vùng xa và Thông tƣ liên tịch số 14/TTLT/BYT-BTC ngày 16/12/2002 của liên Bộ Y tế, Bộ Tài chính hƣớng dẫn thực hiện Quyết định 139/2002/QĐ-TTg, trong những năm 2003 - 2005, công tác khám chữa bệnh, cấp phát thuốc miễn phí cho ngƣời dân vùng khó khăn đƣợc huyện triển khai thực hiện nghiêm túc. Thực hiện các chính sách khám, chữa bệnh miễn phí cho ngƣời nghèo và nhân dân tại các xã đặc biệt khó khăn cho 14.344 lƣợt với tổng số tiền 366.756.129đ (năm 2005). Mọi ngƣời dân vùng khó khăn có nhu cầu khám bệnh đều đƣợc khám và cấp phát thuốc miễn phí kịp thời. Chƣơng trình xây dựng chuẩn Quốc gia về y tế xã bƣớc đầu đƣợc triển khai thực hiện. Đến năm 2005, huyện Đại Từ đã có 3 xã đạt chuẩn quốc gia, 31/31 xã có trạm y tế và có bác sĩ công tác tại các trạm; việc đào tạo đội ngũ cán bộ y tế thôn bản đã đạt tỉ lệ 100% .

* Chính sách hỗ trợ người nghèo về giáo dục - đào tạo

Đây là chính sách nhằm hỗ trợ con hộ nghèo, ƣu tiên cho các em con hộ nghèo là dân tộc ít ngƣời và trẻ em tàn tật đến trƣờng học, góp phần nâng cao trình độ văn hóa cho ngƣời nghèo.

Thực hiện chính sách hỗ trợ ngƣời nghèo về giáo dục- đào tạo, huyện đã chỉ đạo Phòng Dân tộc phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo và các nhà trƣờng rà soát thống kê chính xác số học sinh trong diện đƣợc hƣởng để hỗ trợ cho học sinh.

38

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Qua 5 năm (2001 - 2005), huyện đã miễn giảm tiền học phí và đóng góp xây dựng trƣờng cho 6.512 lƣợt học sinh với tổng số tiền là 195.139.500 đồng; trong đó: miễn 1.129 lƣợt học sinh bằng 53.320.000 đồng; giảm 5.383 lƣợt học

Một phần của tài liệu Công cuộc xóa đói, giảm nghèo ở huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên (giai đoạn 2001 đến 2010) (Trang 37 - 54)