6. Bố cục của Luận văn
3.2. Hạn chế và những nguyên nhân của hạn chế
Ngoài những kết quả đạt đƣợc công cuộc xóa đói, giảm nghèo giai đoạn 2001 - 2010 ở huyện Đại Từ còn bộc lộ một số hạn chế, yếu kém:
Việc giảm tỉ lệ hộ nghèo hằng năm ở huyện đã đạt và vƣợt yêu cầu của kế hoạch đề ra, nhƣng so với các vùng, miền khác trong và ngoài tỉnh thì tỉ lệ giảm nghèo vẫn còn thấp. Công tác giảm nghèo của huyện chƣa thật sự bền vững, tỉ lệ hộ nghèo phát sinh và tái nghèo vẫn tồn tại ở một xã, dẫn đến tỉ lệ phần trăm giảm hộ nghèo cuối năm so với đầu năm còn thấp. Việc phối hợp giữa các phòng, ban chuyên môn của huyện và các xã, thị trấn về công tác giảm nghèo đôi khi còn thiếu đồng bộ, chƣa có sự thống nhất cao trong khi triển khai một số nhiệm vụ. Một số xã trong huyện tuy có đề ra mục tiêu giảm nghèo, nhƣng chƣa có các giải pháp cụ thể nên không đạt chỉ tiêu đề ra.
Những hạn chế trong công tác xóa đói, giảm nghèo giai đoạn 2001- 2010 là do một số nguyên nhân:
Về khách quan, cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu tác động tiêu cực đến
nhiều mặt của đời sống kinh tế - xã hội; mặt khác, do ảnh hƣởng điều kiện thời tiết, khí hậu, dịch bệnh gia súc, gia cầm cũng tác động đến sản xuất, việc làm, thu nhập của ngƣời dân, của hộ nghèo.
Về chủ quan, hoạt động Ban Chỉ đạo Chƣơng trình giảm nghèo các cấp
chƣa đều, nhận thức trách nhiệm đối với chƣơng trình giảm nghèo ở một số cơ sở còn hạn chế, nên việc chỉ đạo điều hành và phối hợp với các ngành còn nhiều lúng túng, chƣa cụ thể, sâu sát, thiếu kiểm tra đôn đốc, do vậy một số chính sách, dự án thuộc chƣơng trình chƣa đƣợc triển khai kịp thời. Nguồn lực
70
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
đầu tƣ cho các hoạt động của chƣơng trình còn hạn hẹp nên chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu đòi hỏi để thực hiện các mục tiêu của chƣơng trình. Thực hiện xã hội hóa trong việc huy động nguồn lực của cộng đồng, của các cơ quan đơn vị, doanh nghiệp hiệu quả chƣa cao. Trong điều tra, rà soát hộ nghèo hằng năm ở một số cơ sở chƣa sát với thực tế, việc hộ dân không muốn thoát nghèo để hƣởng thụ các chính sách xã hội có ảnh hƣởng lớn đến việc phấn đấu mục tiêu giảm nghèo. Đây là tính hai mặt đang tồn tại và phát sinh làm hạn chế đến hiệu quả của chƣơng trình và công bằng xã hội.
Ngoài ra, tƣ tƣởng trông chờ, ỷ lại vào các chính sách hỗ trợ của Nhà nƣớc đối với hộ nghèo, ngƣời nghèo còn tồn tại ở địa phƣơng và gia đình hộ nghèo cũng là một nguyên nhân hạn chế kết quả công tác xoá đoi, giảm nghèo. Nhiều hộ nghèo đã thỏa mãn với các khoản đƣợc trợ giúp trở nên lƣời lao động, các hộ nghèo đƣợc hỗ trợ không muốn thoát nghèo, những hộ không nghèo thấy hộ nghèo đƣợc hỗ trợ lại muốn vào hộ nghèo, tạo lực cản cho công tác giảm nghèo hằng năm.
Là huyện miền núi nên thời tiết thất thƣờng, rét đậm, rét hại kéo dài, mƣa bão, lụt lội ngập úng, hạn hán...đã gây khó khăn trong việc gieo trồng, phát triển sản xuất của bà con nhân dân, ảnh hƣởng trực tiếp đến công tác giảm nghèo.
Đa số hộ nghèo của huyện thuộc vùng sâu, vùng xa, thiếu kiến thức làm ăn, chƣa có chiến lƣợc phát triển kinh tế hộ gia đình. Nhƣng do nhận thức của một số ít bà con thuộc diện hộ nghèo còn hạn chế, một số hộ nghèo đã đƣợc Nhà nƣớc hỗ trợ vốn để đầu tƣ phát triển sản xuất nhƣng đã sử dụng nguồn vốn hỗ trợ không có hiệu quả hoặc sử dụng không đúng mục đích cho vay. Một số gia đình hộ nghèo có tƣ tƣởng dựa dẫm, ỷ lại, trông chờ vào chính sách đầu tƣ, hỗ trợ của Nhà nƣớc, không có chí tự vƣơn lên để thoát nghèo, thậm chí không
71
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
muốn thoát nghèo. Một số chính sách về công tác giảm nghèo đã có nhƣng chƣa đủ mạnh để giúp cho ngƣời nghèo ở vùng sâu, vùng xa, đồng bào dân tộc thiểu số của huyện có thêm điều kiện thuận lợi để nhanh chóng vƣơn lên thoát nghèo bền vững. Vốn vay ƣu đãi cũng nhƣ một số chính sách ƣu đãi đối với hộ nghèo đƣợc triển khai trên địa bàn một số xã còn tƣơng đối chậm so với yêu cầu đề ra.
Việc bố trí cán bộ làm công tác giảm nghèo ở cấp xã, thị trấn còn chồng chéo, chƣa thống nhất, một số cán bộ này còn thiếu kinh nghiệm trong công tác, năng lực thực thi công vụ còn hạn chế; trách nhiệm trong công việc chƣa cao, không kịp thời đề xuất với Ban Chỉ đạo giảm nghèo xã những vƣớng mắc trong khi triển khai thực hiện nhiệm vụ.
Nhiều cấp cơ sở trong huyện thực hiện chế độ báo cáo công tác giám sát, đánh giá công tác giảm nghèo còn mang tính hình thức; ngoài việc đƣợc cấp huyện giám sát, một số xã trong huyện chƣa nghiêm túc trong việc triển khai công tác tự đánh giá, giám sát về chƣơng trình giảm nghèo ở địa phƣơng.