Các nguyên nhân dẫn đến đói, nghèo

Một phần của tài liệu Công cuộc xóa đói, giảm nghèo ở huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên (giai đoạn 2001 đến 2010) (Trang 27 - 31)

6. Bố cục của Luận văn

1.2.3.Các nguyên nhân dẫn đến đói, nghèo

Vị trí địa lí không thuận lợi, ở những nơi xa xôi, hẻo lánh, địa hình phức tạp, đi lại khó khăn, ngƣời dân khó tiếp cận đƣợc các nguồn lực phát triển nhƣ tín dụng, khoa học kĩ thuật, công nghệ và thị trƣờng,… làm cho cuộc sống của họ lạc hậu, khó phát triển, kinh tế chủ yếu là tự cung tự cấp, dẫn đến đói nghèo.

21

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Việc hoạch định ra những chính sách trên cơ sở chủ trƣơng chính sách của Đảng, Nhà nƣớc và của tỉnh để áp dụng vào giải quyết thực tế đói nghèo của huyện là không đơn giản. Vì vậy, trong qúa trình thực hiện chƣơng trình xóa đói, giảm nghèo, bản thân những chính sách của huyện có tác động ngƣợc lại. Đã có những dự án, những chƣơng trình lớn nhằm đẩy lùi nạn nghèo đói, tuy nhiên không phải chỉ có vậy là sẽ hết nghèo, hết đói. Bản thân ngƣời nghèo đều có thể quyết định cuộc sống của họ, trong thực tế do có tâm lí chủ quan, trông chờ vào cấp trên từ đó nảy sinh tâm lí ỷ lại. Họ thiếu quyết tâm thoát nghèo nên đói nghèo vẫn tồn tại trong cuộc sống của họ. Đói nghèo chỉ có thể xoá đƣợc khi có sự nỗ lực từ chính bản thân ngƣời nghèo.

Ngƣời nghèo thƣờng thiếu nguồn lực, rơi vào vòng luẩn quẩn của nghèo đói. Các hộ nghèo rất ít đất đai và vẫn sản xuất theo phƣơng thức tự cung tự cấp nên năng suất thấp, giá trị không cao. Ngƣời nghèo ít có cơ hội tiếp cận với các dịch vụ sản xuất nhƣ khuyến nông, phòng dịch bệnh, giống mới, thị trƣờng, khả năng tiếp cận các nguồn tín dụng. Sự hạn chế của nguồn vốn là một trong những yếu tố rất quan trọng đối với sản xuất, đƣa công nghệ, thay đổi giống chất lƣợng cao.

Một trong những nguyên nhân của đói nghèo là do hộ nghèo thƣờng đông con, sinh đẻ nhiều, sức khoẻ yếu, bố mẹ không đủ khả năng làm kinh tế. Vì vậy, họ không có điều kiện cho con cái học tập, tiếp cận tiến bộ xã hội. Đông con vừa là nguyên nhân, vừa là hệ quả của đói nghèo. Tỉ lệ sinh trong các hộ gia đình nghèo còn rất cao vì họ không có kiến thức cũng nhƣ điều kiện tiếp cận với các biện pháp sức khỏe sinh sản, biện pháp kế hoạch hoá gia đình. Do đông con nên thiếu nguồn lực về lao động, số con còn nhỏ nên tình trạng ngƣời làm thì ít, ngƣời ăn thì nhiều. Thiếu lao động nên nguồn thu nhập không đáp ứng đƣợc những nhu cầu hằng ngày của số nhân khẩu trong gia đình, tất yếu

22

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

dẫn đến nghèo đói (chẳng hạn, gia đình ông Nguyễn Văn Tuyên, xã Tiên Hội, có 7 nhân khẩu, chủ hộ tàn tật, không có khả năng lao động; con bị bệnh hiểm nghèo, không có khả năng chữa trị).

Nguyên nhân dẫn đến đói nghèo là cơ sở hạ tầng, trình độ dân trí, các cơ sở vật chất khác hết sức thấp kém, gây cản trở cho việc áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất ở nông thôn, các vùng dân tộc còn tồn tại nhiều phong tục, tập quán lạc hậu cả trong sản xuất và trong cuộc sống, kém hiểu biết gây cản trở, khó khăn cho công tác xóa đói giảm nghèo. Các vấn đề y tế, giáo dục phát triển chậm, trật tự an ninh không đảm bảo, các tệ nạn xã hội có xu hƣớng gia tăng dẫn đến bệnh tật, làm cho ngƣời nghèo rơi vào cảnh túng quấn, nợ nần. Nguyên nhân này cho thấy rõ hơn vì sao nghèo đói ở nông thôn, miền núi cao hơn rất nhiều so với thành thị và công tác xoá đói giảm nghèo tiến hành khó không có hiệu quả, không bền vững.

Chính sách cải cách nền kinh tế mở cửa và hội nhập, tự do hoá thƣơng mại tạo ra những động lực tốt cho nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên, để đáp ứng với môi trƣờng ấy thì đòi hỏi cả ngƣời cán bộ và công nhân một trình độ ngày càng cao, đối với ngƣời nghèo trình độ dân trí thấp,thất nghiệp nên tỉ lệ nghèo càng cao hơn. Chính sách phát triển kinh tế vĩ mô không chú ý đúng mức đến vấn đề công bằng trong tăng trƣởng. Các chính sách chƣa phù hợp, không đồng bộ. Việc triển khai thực hiện chƣơng trình còn yếu kém...

Tiểu kết

Đại Từ là một huyện miền núi, cách trung tâm thành phố Thái Nguyên 25km. Từ năm 2001 trở về trƣớc, nhất là trong những thập kỉ 70 - 80 của thế kỉ XX, điều kiện kinh tế - xã hội của huyện có nhiều khó khăn do chƣa khai thác đƣợc các tiềm năng, thế mạnh vốn có.

23

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chính vì chƣa khai thác hết tiềm năng, thế mạnh sẵn có, lại thƣờng xuyên xảy ra thiên tai (hạn hán, lũ lụt), nên đời sống nhân dân các dân tộc huyện Đại Từ, nhất là ở các xã vùng sâu, vùng xa gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn. Số hộ đói, nghèo trong huyện chiếm tỉ lệ khá cao, bình quân gần 32%. Một số xã (Quân Chu, Đức Lƣơng, Phúc Lƣơng, Minh Tiến), tỉ lệ hộ nghèo chiếm từ trên 56% đến gàn 60% tổng số hộ.

Thực trạng trên đặt ra một yêu cầu cấp bách là phải nhanh chóng triển khai Chƣơng trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo. Nhận thức rõ điều này, huyện Đại Từ là một trong những đơn vị đi tiên phong trong phong trào xóa đói giảm nghèo của tỉnh Thái Nguyên.

24

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 2:

CÔNG CUỘC XOÁ ĐÓI, GIẢM NGHÈO Ở HUYỆN ĐẠI TỪ (GIAI ĐOẠN 2001 - 2010)

Một phần của tài liệu Công cuộc xóa đói, giảm nghèo ở huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên (giai đoạn 2001 đến 2010) (Trang 27 - 31)