Những giải pháp chính nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông

Một phần của tài liệu Những giải pháp chính nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Thái Nguyên (Trang 112 - 132)

5. Kết cấu của luận văn

4.3. Những giải pháp chính nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông

của tỉnh Thái Nguyên nói chung và huyện Đồng Hỷ, Đại Từ và huyện Phú Bình nói riêng theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa

Để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hƣớng tiến bộ và có hiệu quả, thiết nghĩ chúng ta phải thực hiện đồng bộ một hệ thống các giải pháp về kinh tế, xã hội, hành chính, pháp lý, cơ chế chính sách…Tuy nhiên, trên cơ sở lý luận và dựa vào quá trình phân tích điều kiện thực tế của tỉnh Thái Nguyên trong những năm qua, tôi mạnh dạn đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhƣ sau:

4.3.1. Xây dựng chiến lược và Quy hoạch phát triển nông thôn, trong đó chú trọng phát triển sản xuất theo từng vùng sinh thái đi đôi với xây dựng cơ sở hạ tầng cho kinh tế nông thôn (xây dựng nông thôn mới)

Trên cơ sở quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt, xây dựng quy hoạch phát triển nông thôn đảm bảo có tính dài hạn, ổn định, phù hợp với đặc điểm điều kiện kinh tế - xã hội, tự nhiên của địa phƣơng. Gắn quy hoạch phát triển nông thôn với phát triển các tiểu vùng:

a)Vùng núi cao (gồm: huyện Võ Nhai, huyện Định Hoá, Bắc huyện Đại Từ và Bắc huyện Phú Lương): ƣu tiên phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, ngành nghề nông thôn; phát triển mạnh cây công nghiệp (chè, hồi), cây ăn quả và chăn nuôi đại gia súc; lâm nghiệp và công nghiệp chế biến lâm sản, chế biến nông sản thực phẩm.

b) Vùng núi thấp, đồi cao (gồm: huyện Đồng Hỷ, Nam huyện Phú Lương và Nam huyện Đại Từ): củng cố, nâng cấp, hoàn thiện từng bƣớc hệ thống kết cấu hạ tầng nông thôn; phát triển các loại cây trồng nhƣ: rau thực

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

phẩm, chè và cây ăn quả các loại cung cấp cho các khu công nghiệp, đô thị, cho công nghiệp chế biến; phát triển mạnh chăn nuôi đại gia súc và chăn nuôi lợn; bảo vệ vốn rừng hiện có, trồng mới rừng phòng hộ và đẩy mạnh trồng rừng sản xuất cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp giấy và gỗ, ván nhân tạo; đẩy mạnh phát triển kinh tế trang trại, phát triển công nghiệp chế biến lâm sản, công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm, công nghiệp khai thác vật liệu xây dựng; phát triển du lịch làng, bản và du lịch sinh thái;

c) Vùng đồi gò và vùng trung tâm (gồm: huyện Phú Bình, huyện Phổ Yên, thị xã Sông Công, thành phố Thái Nguyên và một số xã của huyện Đồng Hỷ, huyện Phú Lƣơng giáp thành phố Thái Nguyên): tiếp tục đầu tƣ, nâng cấp, củng cố kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất nhƣ hệ thống giao thông, công trình thuỷ lợi, hệ thống trạm, trại kỹ thuật nông, lâm nghiệp; hình thành các khu công nghiệp tập trung dọc Quốc lộ 3 và Quốc lộ 1B, trong đó chú trọng công nghiệp chế biến nông, lâm nghiệp; thâm canh tăng năng suất cây lƣơng thực và cây thực phẩm; xây dựng một số vùng rau an toàn, chất lƣợng cao cung cấp cho các khu công nghiệp, đô thị và phục vụ du lịch; trồng và chế biến chè; phát triển chăn nuôi bò thịt, bò sữa, chăn nuôi lợn và gà công nghiệp cung cấp cho các điểm đô thị, khu công nghiệp; bảo vệ và giữ gìn diện tích rừng hiện có kết hợp với trồng mới rừng trên các khu vực đất trống và đồi núi trọc.

d) Quy hoạch cả cơ sở hạ tầng nông thôn cần gắn liền với xây dựng nông thôn mới, các cơ sở hạ tầng nông thôn nhƣ đƣờng giao thông, trạm biến thế và hệ thống đƣờng dây cung cấp điện, hệ thống thủy lợi, cung cấp nƣớc sạch và hệ thống thông tin truyền thông đại chúng…là những hạng mục cơ sở hạ tầng hết sức quan trọng và cần thiết trong quá trình phát triển kinh tế nông thôn. Trên cơ sở quy hoạch mà tổ chức thực hiện xây dựng cơ sở hạ tầng theo sự phân cấp trách nhiệm và xác định rõ nguồn vốn đầu tƣ đối với từng nhóm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hạng mục công trình. Nhiệm vụ xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn tỉnh thuộc nhiều ngành, nhiều cấp, cần có phƣơng án đầu tƣ chung, phối hợp các công trình có liên quan với nhau, xây dựng các công trình đa mục tiêu để nâng cao hiệu quả của các công trình. Phải kết hợp sử dụng nguồn vốn Nhà nƣớc với việc sử dụng các phƣơng tiện kỹ thuật và nguồn lao động ở nông thôn. Tuỳ theo hạng mục công trình và yêu cầu kỹ thuật khác nhau để chọn phƣơng án thi công với máy móc đơn giản cùng với lao động thủ công là có hiệu quả về mặt kinh tế - xã hội.

Các cơ sở hạ tầng thuộc địa bàn cấp huyện, xã, các thôn, xóm nên kết hợp Nhà nƣớc và nhân dân cùng làm. Nhà nƣớc hỗ trợ một phần vốn, nhân dân đóng góp một phần tiền và góp sức lao động đầu tƣ xây dựng công trình. Chú trọng phát triển cơ sở hạ tầng ở các huyện, xã phía Bắc của tỉnh và các vùng sản xuất hàng hoá tập trung để tạo điều kiện cho lƣu thông hàng hoá, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

4.3.2. Nhà nước thực hiện một số chính sách quan trọng để hỗ trợ và thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn

Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn chỉ có thể thành công khi Nhà nƣớc đƣa ra và thực thi một số chính sách chủ yếu sau đây:

4.3.2.1. Chính sách đầu tư và huy động vốn cho nông thôn

Chính sách đầu tƣ và huy động vốn cho phát triển kinh tế nông thôn giữ vai trò đặc biệt quan trọng bởi cũng nhƣ các hoạt động kinh tế khác, nếu không có nguồn vốn, dù quy hoạch có tốt đến đâu cũng không thể thực hiện đƣợc quy hoạch hoặc quy hoạch mang lại hiệu quả không cao. Riêng với kinh tế nông thôn tỉnh Thái Nguyên việc đầu tƣ vốn còn quan trọng hơn do đặc thù là một tỉnh miền núi trung du, kinh tế còn nhiều khó khăn. Thái Nguyên cần tập trung ƣu tiên đầu tƣ nhiều hơn cho nông nghiệp để xây dựng cơ sở hạ tầng, đặc biệt là các công trình thuỷ lợi để phục vụ cho tƣới cây trồng cạn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

(tƣới đồi), đầu tƣ xây dựng các cơ sở sản xuất giống của tỉnh để phục vụ sản xuất, các hộ đƣợc vay vốn tín dụng ƣu đãi để thâm canh, cải tạo, trồng chè, trồng cây ăn quả và xây dựng chuồng, trại chăn nuôi theo hƣớng công nghiệp, đồng thời đƣợc vay vốn ƣu đãi để phát triển chăn nuôi quy mô trang trại và đƣợc tập huấn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ mới.

Trong nông nghiệp cần đầu tƣ cao hơn cho sản xuất các loại cây có giá trị kinh tế cao trên đất vƣờn đồi nhƣ chè, cây ăn quả, các loại cây công nghiệp ngắn ngày nhƣ đỗ tƣơng, lạc và chăn nuôi lợn, gà, phát triển gia súc lớn nhƣ trâu, bò để tạo thành vùng sản xuất hàng hoá tập trung, có chất lƣợng cao phục vụ cho tiêu dùng trong nƣớc và để xuất khẩu, góp phần thúc đẩy đƣa chăn nuôi phát triển thành một ngành sản xuất chính.

Các nguồn vốn có thể huy động từ các tổ chức trên địa bàn tỉnh hiện nay gồm có: Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, hợp tác xã tín dụng, các quỹ tín dụng nhân dân, ngân hàng cổ phần nông thôn, ngân hàng phục vụ ngƣời nghèo. Ngoài ra còn có các hình thức phi chính thức khác hiện đang tồn tại trên địa bàn tinh nhƣ: Hội tín dụng và tiết kiệm quay vòng (phƣờng, họ), những ngƣời cấp vốn vay tƣ nhân. Tỉnh cần mở rộng các hình thức tín dụng chính thức để hạn chế cho vay nặng lãi.

Đối với các ngành hàng có quan hệ chặt chẽ trong việc thu mua nguyên liệu do nông dân sản xuất để chế biến sản phẩm nông nghiệp nhƣ chè, cây ăn quả, đỗ, lạc, lợn (lợn nạc, lợn sữa), gà… nên mở rộng hình thức cho tạm ứng vật tƣ hay tiền mặt để đầu tƣ sản xuất và thu mua sản phẩm của nông dân trên cơ sở các hợp đồng kinh tế. Hình thức này sẽ giúp nông dân nghèo có điều kiện đầu tƣ thâm canh cây trồng, phát triển chăn nuôi. Nếu đƣợc đầu tƣ kịp thời sẽ tăng đƣợc khối lƣợng sản phẩm, ổn định và mở rộng vùng nguyên liệu cho các ngành hàng phát triển.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Trong chính sách đầu tƣ phải đặc biệt coi trọng đầu tƣ phát triển công nghiệp chế biến, đẩy nhanh cơ giới hoá nông nghiệp và không ngừng phát triển các loại dịch vụ nông thôn vì đây đƣợc coi là giải pháp có ý nghĩa tác động mạnh mẽ nhất đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, góp phần làm cân đối tỷ trọng giữa 3 ngành nông nghiệp, công nghiệp nông thôn và dịch vụ nông thôn.

Hiện nay trên địa bàn nông thôn của tỉnh khu vực công nghiệp nông thôn nhìn chung còn lạc hậu và thấp kém, các điều kiện và tiền đề cho phát triển công nghiệp nông thôn cũng nhƣ khả năng lôi kéo một lực lƣợng lớn lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp còn nhiều hạn chế. Do vậy, trƣớc mắt cần tập trung đầu tƣ phát triển một số ngành công nghiệp chế biến các loại cây, con mà Thái Nguyên có thế mạnh nhƣ chè, cây hoa quả, lợn, gà, thức ăn chăn nuôi, gỗ…vừa góp phần thúc đẩy công nghiệp nông thôn phát triển vừa góp phần tiêu thụ nông sản cho nông dân.

Bên cạnh đó, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tƣ phát triển các công nghệ chế biến nông, lâm sản trên địa bàn, đặc biệt là công nghiệp chế biến chè, cây ăn quả và các sản phẩm từ chăn nuôi nhƣ lợn, gà. Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tƣ phát triển công nghiệp trong chế biến thực phẩm, chế biến gỗ, ván nhân tạo từ gỗ vƣờn, rừng tự nhiên và rừng trồng.

Không ngừng phát triển các loại dịch vụ nông thôn, nhƣ dịch vụ đầu vào cho sản xuất song vẫn còn hạn chế ở một số dịch vụ đầu ra, tiêu thụ sản phẩm, củng cố hệ thống dịch vụ của hợp tác xã hiện nay, tập trung vào các dịch vụ đầu ra bao tiêu sản phẩm, khuyến khích các hộ gia đình tham gia làm dịch vụ góp phần làm chuyển biến cơ bản cơ cấu thành phần kinh tế nông thôn, phát triển kinh tế dịch vụ, sửa chữa cơ điện và sản xuất máy công cụ nhỏ phù hợp với tập quán và địa hình tỉnh Thái Nguyên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 4.3.2.2. Chính sách giáo dục- đào tạo và khoa học công nghệ

Sự nghiệp phát triển nông thôn phụ thuộc vào đội ngũ cán bộ hoạt động trong nông thôn, phụ thuộc vào trình độ dân trí, trình độ hiểu biết khoa học kỹ thuật của lực lƣợng lao động nông thôn. Do đó, công tác giáo dục - đào tạo có vai trò quyết định đến thành công hay thất bại của việc thực hiện các chƣơng trình phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn.

Giáo dục cho dân cƣ nông thôn phải đƣợc quan tâm cả về giáo dục văn hoá, giáo dục hƣớng nghiệp, cân đối giữa dạy lý thuyết và thực hành, đảm bảo tỷ lệ cân đối giữa đào tạo kỹ sƣ với công nhân kỹ thuật. Thực hiện đào tạo, đào tạo lại và bồi dƣỡng cán bộ hoạt động ở nông thôn.

Phát triển nông thôn là một lĩnh vực tổng hợp nên cán bộ hoạt động trong lĩnh vực kinh tế nông thôn phải có kiến thức tƣơng đối toàn diện. Chính vì vậy cần phải có chƣơng trình đào tạo riêng, đào tạo có hệ thống, có phân cấp các trình độ khác nhau. Trong cơ chế thị trƣờng và thời đại khoa học công nghệ phát triển nhƣ vũ bão, trở thành lực lƣợng sản xuất trực tiếp thì yếu tố con ngƣời lại càng có ý nghĩa quyết định. Nhà nƣớc cần có chƣơng trình kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng thƣờng xuyên bằng nhiều hình thức khác nhau. Thông qua đó để nâng cao trình độ, năng lực hoạt động thực tiễn của đội ngũ cán bộ nông nghiệp và kinh tế nông thôn. Giáo dục- đào tạo nhằm mục tiêu phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, và phát triển con ngƣời toàn diện. Con ngƣời vốn là yếu tố tích cực và năng động nhất của lực lƣợng sản xuất.

Đẩy mạnh việc nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học, công nghệ trong sản xuất, coi đây là một khâu đột phá quan trọng nhất để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn; trƣớc hết cần tập trung vào công nghệ sinh học, chƣơng trình giống cây trồng, vật nuôi, công nghệ bảo quản và công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản. Dành kinh phí để nhập khẩu công nghệ cao, thiết bị hiện đại, các loại giống tốt. Đầu tƣ hiện đại hoá hệ thống viện, trƣờng,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nâng cao năng lực đào tạo cán bộ khoa học, nghiên cứu và tiếp thu khoa học, công nghệ tiên tiến, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của nông thôn theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hóa. Đổi mới cơ chế quản lý khoa học, nhất là cơ chế quản lý tài chính, nhân sự nâng cao hiệu quả nghiên cứu và chuyển giao công nghệ, công nghệ cho nông dân.

Nhà nƣớc có chính sách khuyến khích, hỗ trợ thành phần kinh tế tham gia nghiên cứu phát triển khoa học, công nghệ phục vụ nông thôn và thực hiện xã hội hoá để mở rộng khuyến nông đến cơ sở.

Công tác khuyến nông, khuyến lâm là cầu nối chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật tới nông dân. Cán bộ làm công tác khuyến nông, khuyến lâm truyền đạt những giải pháp kỹ thuật đến nông dân và ngƣợc lại thu nhận, phản hồi những yêu cầu, những khó khăn trong sản xuất của nông dân để đề đạt tới các nhà nghiên cứu tiếp tục giải quyết. Vì vậy, đây đƣợc coi là một trong những giải pháp có ý nghĩa thiết thực trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn Thái Nguyên theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nhất là trong điều kiện cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện nay, để các kiến thức khoa học đó đến đƣợc với ngƣời nông dân trên mảnh ruộng canh tác của mình. Ngoài sự học hỏi của bản thân ngƣời nông dân thì công tác khuyến nông có vai trò quan trọng trong việc đƣa các kỹ thuật canh tác mới đến ngƣời nông dân.

Bên cạnh đó, việc đẩy mạnh đầu tƣ nghiên cứu, ứng dụng sản xuất hạt giống lai có năng suất chất lƣợng cao tại địa phƣơng để chủ động một phần lƣợng hạt giống cung cấp trên địa bàn. Chuyển giao áp dụng các công nghệ sản xuất mới (nhƣ công nghệ sản xuất giống, nhân giống…) để tăng năng suất, giảm giá thành và nâng cao chất lƣợng sản phẩm nông nghiệp. Tăng cƣờng các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng để sản xuất thực phẩm sạch, đầu tƣ xây dựng vùng an toàn dịch cho vùng sản xuất hàng hoá chăn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

nuôi tập trung, bảo đảm cho đàn gia súc phát triển, mặt khác có các chính sách khuyến khích ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ tiên tiến vào sản xuất nông, lâm nghiệp nhƣ: Đƣa giống mới vào sản xuất lần đầu đƣợc trợ giá giống và đƣợc tập huấn kỹ thuật miễn phí, đầu tƣ kinh phí sự nghiệp cho việc xây dựng ô mẫu, tập huấn cho nông dân thông qua các chƣơng trình kinh tế kỹ thuật có mục tiêu. Hỗ trợ kinh phí tiêm phòng một số loại bệnh dịch thƣờng hay xảy ra đối với gia súc, gia cầm ấp dụng đối với các đối tƣợng là hộ nghèo, các hộ miền núi, vùng cao, vùng sâu, các hộ trong vùng chăn

Một phần của tài liệu Những giải pháp chính nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Thái Nguyên (Trang 112 - 132)