Quan điểm

Một phần của tài liệu Những giải pháp chính nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Thái Nguyên (Trang 100 - 103)

5. Kết cấu của luận văn

4.1.1. Quan điểm

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là con đƣờng tất yếu phải tiến hành đối với bất kỳ nƣớc nào để trở thành nƣớc phát triển. Nƣớc ta hiện nay có khoảng 78% dân số sống ở nông thôn nên vấn đề phát triển nông thôn rất quan trọng và rất đƣợc sự quan tâm của Đảng và nhà nƣớc.

Để việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn đem lại hiệu quả thiết thực, theo đúng hƣớng, với cơ cấu các thành phần kinh tế ở địa phƣơng chiếm tỷ lệ hợp lý, tận dụng tối đa lợi thế của vùng đồng thời tranh thủ các cơ hội thuận lợi từ môi trƣờng trong nƣớc và quốc tế, góp phần vào phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn, khi chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn phải đứng trên một số quan điểm có tính định hƣớng, đó là:

4.1.1.1. Phát triển kinh tế nông thôn theo hướng sản xuất hàng hoá và xây dựng một nền kinh tế mở

Quan điểm này dựa trên cơ sở nền tảng của cơ chế thị trƣờng. Nói đến thị trƣờng là nói đến cung cầu, giá cả các loại hàng hoá và dịch vụ. Bất cứ một nền sản xuất nào cũng tập trung giải quyết ba vấn đề chủ yếu là Sản xuất cái gì? Sản xuất cho ai? và Sản xuất như thế nào? Bàn về câu hỏi thứ nhất và thứ hai trong nền kinh tế thị trƣờng là không phải sản xuất tự cung, tự cấp cho gia đình và bản thân ngƣời sản xuất. Chính vì vậy, đây là nền kinh tế mở, nền kinh tế hƣớng ngoại, hƣớng tới thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế, không phải sản xuất cái mà ta có mà sản xuất cái mà thị trƣờng cần.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

4.1.1.2. Xây dựng một nền nông nghiệp phát triển bền vững, đặc biệt coi trọng bảo vệ môi trường sinh thái

Tính bền vững của một nền nông nghiệp ở đây đƣợc thể hiện trên cả 3 mặt: kinh tế, xã hội và môi trƣờng sinh thái. Chúng ta thấy một cách rõ ràng mối quan hệ qua lại giữa hệ thống kinh tế và môi trƣờng thiên nhiên. Con ngƣời với hoạt động kinh tế của mình lấy từ môi trƣờng thiên nhiên những gì họ cần để nâng cao mức sống của mình, sau đó cũng chính con ngƣời lại thải ra môi trƣờng những chất thải làm huỷ hoại môi trƣờng. Một nền nông nghiệp bền vững phải giữ vững tốc độ tăng trƣởng ổn định, giảm tối đa và đi đến xoá bỏ áp lực của xã hội đến huỷ hoại môi trƣờng, củng cố và xây dựng hệ sinh thái môi trƣờng ngày càng hài hoà, cân đối, phục hồi lại nguồn gen thực vật và động vật quý hiếm.

4.1.1.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và xây dựng cơ sở hạ tầng vững mạnh

Một nền kinh tế vững mạnh phải dựa trên cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, sản xuất bằng máy móc cơ giới hoá, hiện đại hoá với năng suất lao động cao phải đứng trên quan điểm đó để từng bƣớc xây dựng nền nông nghiệp, nền kinh tế nông thôn theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá với cơ sở hạ tầng vững mạnh.

Công nghiệp hoá là quá trình chuyển đổi lao động nông nghiệp từ thủ công sang cơ giới từng khâu, từng bộ phận tiến tới cơ giới hoá toàn bộ một số ngành có điều kiện.

Hiện đại hoá là quá trình tiếp thu và ứng dụng các kỹ thuật và công nghệ hiện đại, tiên tiến vào trong sản xuất.

Cơ sở hạ tầng nông thôn là nền tảng của nền sản xuất nông nghiệp với các yếu tố nhƣ: hệ thống đƣờng xá, giao thông, điện, các công trình thuỷ lợi, tƣới tiêu, hệ thống thông tin về thị trƣờng giá cả.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá cùng với cơ sở hạ tầng vững mạnh là xƣơng sống của một nền sản xuất, đánh giá trình độ phát triển của lực lƣợng sản xuất và sự tiến bộ về phƣơng pháp sản xuất.

4.1.1.4. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn trên cơ sở gắn với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội

Nhƣ chúng ta biết, nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng nhƣ tiềm lực kinh tế - xã hội của quốc gia cũng nhƣ của từng địa phƣơng là có giới hạn. Con ngƣời cần có biện pháp sử dụng có hiệu quả nguồn lực đó, đồng thời tìm biện pháp tái tạo những nguồn tài nguyên có thể tái tạo để phục vụ cho mục đích lâu dài và hạn chế một cách tối đa việc sử dụng những tài nguyên không thể tái tạo.

Muốn nâng cao tốc độ tăng trƣởng trong nông nghiệp, kinh tế nông thôn nói riêng và nền kinh tế nói chung, thì các yếu tố nguồn lực nhƣ đất đai, lao động, vốn, tập đoàn cây trồng và vật nuôi… phải đƣợc kết hợp với nhau một cách hợp lý, từng yếu tố đó phải đƣợc sử dụng có hiệu quả, đồng thời phải quan tâm đến quan hệ tác động tƣơng hỗ giữa các yếu tố để đƣa lại hiệu quả kinh tế tổng hợp.

4.1.1.5. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn phải kết hợp giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hoá, giáo dục, xây dựng cộng đồng nông thôn vì mục tiêu phát triển con người

Con ngƣời vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển kinh tế và là yếu tố năng động tích cực nhất của lực lƣợng sản xuất. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn phải thể hiện quan hệ biện chứng giữa kinh tế với văn hoá - xã hội, tạo điều kiện và động lực phát triển con ngƣời. Chính vì vậy, bên cạnh các hoạt động dịch vụ phục vụ sản xuất thì các dịch vụ xã hội (giáo dục, văn hoá, y tế…) phải đƣợc đặc biệt quan tâm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Những quan điểm trên đây phù hợp với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên lần thứ XVIII (nhiệm kỳ 2011 - 2015), trong đó xác định

“Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu nội ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản. Phấn đấu giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp tăng bình quân hàng năm trên 6%”.

Từ chủ trƣơng và định hƣớng lớn, tỉnh Thái Nguyên cụ thể hoá các quan điểm trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong sản xuất nông, lâm nghiệp và phát triển nông thôn giai đoạn 2011 - 2015 và Quy hoạch tổng thể phát triển nông nghiệp nông thôn tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 và định hƣớng đến năm 2030.

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản phải gắn với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá và xây dựng nông thôn mới.

- Chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản phải trên cơ sở nhu cầu của thị trƣờng, khai thác hợp lý các tiềm năng thế mạnh của tỉnh và ƣu thế của từng vùng; áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ nhằm nâng cao năng suất, chất lƣợng sản phẩm, gắn với công nghiệp bảo quản, chế biến và thị trƣờng tiêu thụ.

- Chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản phải đồng bộ, huy động đƣợc mọi nguồn lực của các thành phần kinh tế kết hợp với sự hỗ trợ của Nhà nƣớc để đảm bảo sản xuất có hiệu quả, bền vững và an toàn môi trƣờng sinh thái.

Trên cơ sở quan điểm của tỉnh Thái Nguyên, từ đó xác định mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ở tỉnh Thái Nguyên như sau:

Một phần của tài liệu Những giải pháp chính nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Thái Nguyên (Trang 100 - 103)