5. Kết cấu của luận văn
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể
2.2.1. Phương pháp chọn địa điểm nghiên cứu
- Chọn vùng nghiên cứu: chọn ba huyện Đồng Hỷ, Phú Bình và huyện Đại Từ của tỉnh Thái Nguyên để thực hiện nghiên cứu đề tài.
2.2.2. Phương pháp kế thừa (số liệu thứ cấp)
- Thu thập những số liệu, tài liệu có sẵn về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, tình hình phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội ba huyện Đại Từ, Đồng Hỷ và huyện Phú Bình của tỉnh Thái Nguyên.
- Thu thập các văn bản pháp quy có liên quan.
- Từ các nguồn tài liệu khác nhƣ: Niên giám thống kê Việt Nam; niên giám thống kê của tỉnh, tạp chí, sách, báo.
2.2.3. Phương pháp phân tích
٭ Phương pháp thống kê kinh tế
- Đây là phƣơng pháp rất quan trọng khi nghiên cứu kinh tế. Dựa vào phƣơng pháp này chúng ta có đƣợc những thông tin cần thiết phục vụ cho quá trình nghiên cứu một đề tài nào đó nhƣ: tài liệu, số liệu có độ tin cậy cao.
- Muốn đánh giá một vấn đề nào đó cần phải đƣợc so sánh giữa các giai đoạn lịch sử, so sánh giữa các đơn vị sản xuất với nhau. Có nhƣ vậy mới thấy
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
hoạt động sản xuất kinh doanh có tốt hay không, có hiệu quả hay không. Dựa vào phƣơng pháp này, chúng ta cũng biết đƣợc tốc độ tăng trƣởng là bao nhiêu. Trên cơ sở đó đề ra những giải pháp, phƣơng hƣớng thích hợp nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất cho từng địa phƣơng.
٭ Phương pháp phân tích kinh tế
- Là phƣơng pháp sử dụng các chỉ tiêu kinh tế để đánh giá nhằm tìm ra đƣợc các nguyên nhân ảnh hƣởng đến kết quả, hiệu quả kinh tế trong quá trình sản xuất kinh doanh.
٭ Phương pháp dự báo
- Là phƣơng pháp dựa vào điều kiện thực tế của địa phƣơng, khả năng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và đất nƣớc. Căn cứ vào tình hình thực trạng đã nghiên cứu đánh giá từ đó đề ra phƣơng hƣớng phát triển về quy mô cũng nhƣ sản lƣợng, chất lƣợng... Góp phần giúp các hộ nông dân có căn cứ để xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình trong tƣơng lai.
٭ Phương pháp tổng hợp, đánh giá, so sánh
- Tổng hợp tài liệu, thu thập và kế thừa có chọn lọc các thông tin, dữ liệu có liên quan đến đề tài từ các nguồn dữ liệu (từ các đề tài nghiên cứu, tài liệu hội thảo, từ Internet, sách báo…). Sau đó phân tích, tổng hợp, đánh giá và so sánh theo từng vấn đề riêng biệt phục vụ cho nội dung đề tài.
٭ Phương pháp sử dụng mô hình SWOT để phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, những cơ hội và thách thức trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn
- Mô hình SWOT là mô hình dùng để phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, các cơ hội và đe doạ đối với sự tồn tại và phát triển của một tổ chức hoặc đối với một vấn đề nào đó. Mô hình đƣợc sử dụng rộng rãi có hiệu quả cao trong việc hoạch định chiến lƣợc cũng nhƣ định hƣớng cho tƣơng lai.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn Các yếu tố môi trƣờng S. Các điểm mạnh 1- 2- ... W. Các điểm yếu 1- 2- ... O. Các cơ hội 1- 2- .... 1- S1O1 2- S2O2 ... 1- W1O2 2- W2O1 .... T. Các thách thức 1- 2- .... 1- S2T1 ... 1- W1T1 2- ....
- S (Strengths): Các điểm mạnh; - 0 (Oppertunities): Các cơ hội; - W (Weeknesses): Các điểm yếu; - T (Threatens): Các thách thức. Trên cơ sở kết hợp các điểm mạnh với các điểm yếu, cũng nhƣ các cơ hội với các thách thức, hoặc kết hợp xen kẽ giữa các điểm với nhau, chúng ta sẽ có nhiều phƣơng án khác nhau. Từ đó cho phép lựa chọn đƣợc phƣơng án tối ƣu nhằm đạt đƣợc mục đích nghiên cứu của đề tài.
٭ Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia
- Tham khảo và tiếp thu hƣớng dẫn của thầy cô giáo, ý kiến trao đổi của các chuyên gia trong lĩnh vực quản lý kinh tế để giúp hoàn thành đề tài. Đối tƣợng chủ yếu của phƣơng pháp này là các nhà quản lý kinh tế, thống kê, nông nghiệp…
2.3. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn
Dựa trên cơ sở lý luận, kinh nghiệm của các nƣớc, kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, trong đề tài sử dụng hệ thống một số chỉ tiêu nhằm đánh giá quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn nhƣ:
- Các chỉ tiêu về cơ cấu kinh tế theo ngành (NN, CN, DV) trong GDP - Cơ cấu xuất khẩu và tỷ trọng xuất khẩu nông sản
- Các chỉ tiêu về nguồn lực: các yếu tố đầu vào của nền kinh tế
- Các chỉ tiêu về cơ cấu lao động nhƣ tỷ lệ lao động nông, lâm, ngƣ nghiệp trong tổng số lao động, chất lƣợng lao động, sự di động của lao động
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp: đô thị hoá, quy mô hộ nông nghiệp, tình trạng manh mún ruộng đất, hộ nông dân không có đất.
- Cơ cấu vốn đầu tƣ xã hội và cho NN, hiệu quả đầu tƣ trong nông nghiệp. - Cơ cấu các thành phần kinh tế, phân bổ vốn giữa các thành phần KT - Các chỉ tiêu đánh giá tác động của chuyển đổi cơ cấu kinh tế
- Hệ số đa dạng của các ngành sản xuất trong khu vực nông, lâm nghiệp. - Tăng trƣởng giá trị sản xuất và cơ cấu của các ngành hàng trong khu vực nông - lâm - ngƣ nghiệp.
- Năng xuất đất đai và năng xuất lao động nông nghiệp.
Các chỉ tiêu thể hiện tác động của chuyển đổi cơ cấu ở cấp hộ nông dân: tăng thu nhập, tỷ lệ đói nghèo, phân hoá thu nhập (hệ số Gini), mức độ sản xuất hàng hoá và các chỉ tiêu xã hội khác.
٭Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá mức độ sống của nông dân:
- Tiền mặt và dòng tiền
- Mức độ độc lập và nguồn lực - Trình độ văn hóa
٭Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động sản xuất:
- Giá trị sản xuất (GO: Gross Ouput): Là toàn bộ của cải vật chất và dịch vụ đƣợc tạo ra trong một thời kỳ nhất định (thƣờng là một năm). Đây là tổng thu của hộ. GO = i i PiQi 1
Trong đó: Pi là đơn giá sản phẩm thứ i Qi là khối lƣợng sản phẩm thứ i
- Chi phí trung gian (IC: Intermediate Cost) là toàn bộ chi phí vật chất thƣờng xuyên và dịch vụ đƣợc sử dụng trong quá trình sản xuất nhƣ các khoản chi phí: giống, phân bón, thuốc trừ sâu, dụng cụ rẻ tiền mau hỏng trong một vụ sản xuất…
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn IC = i i Ci 1
Trong đó: Ci là khoản chi phí thứ i
- Giá trị gia tăng (VA): là phần giá trị tăng thêm của ngƣời lao động khi sản xuất một đơn vị sản phẩm trong một vụ sản xuất.
VA = GO - IC
- Lợi nhuận: TPr = GO - TC
Trong đó TC là tổng chi phí (toàn bộ chi phí vật chất và dịch vụ sử dụng cho sản xuất).
٭ Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh:
- Giá trị sản phẩm hàng hóa = GO * Tỷ suất sản phẩm hàng hóa - Năng suất lao động = GO/LĐ
- Tỷ suất giá trị sản xuất = VA/IC - Tỷ suất giá trị gia tăng = VA/GO
- Hiệu quả sử dụng đồng vốn, hiệu quả sử dụng đất.
+ Hiệu quả sử dụng đất
GO/ha canh tác (Giá trị sản xuất sản phẩm trên 1 ha canh tác) VA/ha canh tác (Giá trị gia tăng của sản phẩm trên 1 ha canh tác)
+ Hiệu quả sản xuất trên chi phí
GO/IC (Tỷ suất giá trị nói lên chất lƣợng SXKD của trang trại, với mức độ đầu tƣ một đồng chi phú trung gian thì sẽ tạo ra giá trị sản xuất là bao nhiêu lần)
VA/IC (Tỷ suất giá trị gia tăng, phản ánh hiệu quả sử dụng đồng vốn, chỉ tiêu này phản ánh là nếu bỏ ra một đồng chi phí trung gian thì sẽ thu đƣợc giá trị gia tăng là bao nhiêu).
+ Tỷ suất hàng hóa:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
GV = PhhQhhi
(Giá trị sản phẩm hàng hóa)
(Tỷ suất hàng hóa) = x 100 GO
+ Chi phí trên đơn vị diện tích: Chỉ tiêu này cho thấy mức độ đầu ra của trang trại trên một đơn vị diện tích là bao nhiêu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
CHƢƠNG 3
THỰC TRẠNG VỀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG THÔN Ở TỈNH THÁI NGUYÊN
3.1. Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ba huyện Đồng Hỷ, Phú Bình, Đại Từ của tỉnh Thái Nguyên Phú Bình, Đại Từ của tỉnh Thái Nguyên
Tỉnh Thái Nguyên có 9 đơn vị hành chính, gồm: thành phố Thái Nguyên - đô thị loại 1, thị xã Sông Công và các huyện Phổ Yên, Phú Bình, Đồng Hỷ, Võ Nhai, Định Hoá, Đại Từ, Phú Lƣơng với 181 xã, phƣờng, thị trấn.
3.1.1. Vị trí địa lý
3.1.1.1. Tỉnh Thái Nguyên
Thái Nguyên là tỉnh trung du miền núi Bắc Bộ, có diện tích tự nhiên 3.531,71 km2, chiếm 1,13% diện tích cả nƣớc. Cách Thủ đô Hà Nội 45 km về phía nam. Tọa độ địa lí 20020’ đến 22025’ vĩ độ Bắc; 105025’ đến 106016’ kinh độ Đông; thành phố Thái Nguyên cách Thủ đô Hà Nội 80 km về phía nam theo quốc lộ 3, là cửa ngõ nối Thủ đô Hà Nội và các tỉnh vùng Đồng bằng Bắc bộ với các tỉnh Miền núi phía Bắc; tỉnh Thái Nguyên là một trong những trung tâm kinh tế, văn hoá, y tế giáo dục của vùng núi phía Bắc; có tuyến đƣờng sắt Hà Nội Thái Nguyên, đƣờng bộ cao tốc Hà Nội -Thái Nguyên, quốc lộ 3, quốc lộ 37, 1B, 279 - giao thông thuận lợi giữa Thái Nguyên với các tỉnh trong vùng núi phía Bắc, với Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc bộ.
Từ một vị trí địa lý thuận lợi này đã, đang và sẽ góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, từ đó làm cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn đạt hiệu quả cao.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Hình 3.1. Vị trí địa lý tỉnh Thái Nguyên
3.1.1.2. Huyện Phú bình
Phú bình là một huyện trung du của tỉnh Thái Nguyên. Huyện Phú Bình nằm ở phía nam của tỉnh, trung tâm huyện cách thành phố Thái Nguyên 26km, cách thị xã Bắc Ninh 50km. Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 249,36km2. Dân số của huyện năm 2008 là 146.086 ngƣời, mật độ dân số 586 ngƣời/km2. Danh giới hành chính của huyện nhƣ sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Phía bắc giáp với huyện Đồng Hỷ
- Phía tây giáp thành phố Thái Nguyên và huyện Phổ Yên
- Phía đông và Nam giáp tỉnh Bắc Giang (các huyện Hiệp Hòa, Tân Yên, Yên Thế).
Tọa độ địa lý của huyện: 21o
23’33’’ - 21o35’22’’ vĩ độ bắc; 105o
51 - 106o02 kinh độ đông.
3.1.1.3. Huyện Đồng Hỷ
Đồng Hỷ là một huyện miền núi nằm ở phía đông bắc của tỉnh Thái Nguyên. Tổng diện tích đất tự nhiên của toàn huyện là 457,75km2, dân số 114.608 ngƣời (tháng 7 năm 2008). Nằm trong tọa độ địa lý: 21o32’ - 21o51’ vĩ độ Bắc, 105o46’ - 106o04’ kinh độ Đông. Danh giới hành chính của huyện nhƣ sau:
- Phía bắc giáp với huyện Chợ Mới tỉnh Bắc Kạn - Phía tây giáp huyện Phú Lƣơng
- Phía đông bắc giáp huyện Võ Nhai
- Phía nam giáp thành phố Thái Nguyên và huyện Phú Bình - Phía đông giáp huyện Yên Thế của tỉnh Bắc Giang.
3.1.1.4. Huyện Đại Từ
Đại Từ là một huyện miền núi nằm ở phía tây bắc tỉnh Thái Nguyên, cách thành phố Thái Nguyên 25 km, nằm trong toạ độ từ 21°30′ đến 21°50′ vĩ bắc và từ 105°32′ đến 105°42′ kinh đông. Có tổng diện tích đất tự nhiên 57.790 ha, dân số 158.721 ngƣời. Danh giới hành chính của huyện nhƣ sau:
- Phía bắc giáp huyện Định Hóa
- Phía đông nam giáp huyện Phổ Yên và thành phố Thái Nguyên - Phía đông bắc giáp huyện Phú Lƣơng
- Phía tây giáp tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Vĩnh Phúc - Phía nam giáp tỉnh Vĩnh Phúc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
٭ Kết luận: Ba huyện Phú Bình, huyện Đồng Hỷ và huyện Đại Từ của tỉnh Thái Nguyên có vị trí tƣơng đối thuận lợi cho sự phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội. Với điều kiện thuận lợi này của ba huyện sẽ tạo tiền đề cho tỉnh Thái Nguyên phát triển quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
3.1.2. Điều kiện về khí hậu
Thái Nguyên là một tỉnh trung du miền núi Bắc Bộ do vậy khí hậu của các huyện trong tỉnh đều mang đặc tính của khí hậu miền núi đó là nền khí hậu nhiệt đới gió mùa, gồm hai mùa rõ rệt mùa mƣa và mùa khô. Khí hậu ở Thái Nguyên ảnh hƣởng tới quá trình sản xuất nông, lâm nghiệp:
- Mùa mƣu bắt đầy từ tháng 4 đến tháng 10, nhiệt độ trung bình tháng từ 230
C - 280C, lƣợng mƣa chiếm 85% cả năm. Trong đó, tập trung nhiều vào tháng 6,7 và tháng 8 với lƣợng mƣa bình quân của các tháng là 350 mm (mùa bão, lũ).
-Mùa khô (mùa Đông) bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. thời kỳ này rét, mƣa ít, nhiệt độ bình quân dƣới 200C, tháng lạnh nhất là tháng 1 (t0
= 15,20C). Số giờ nắng trong năm giao động từ 1.300 - 1.750 giờ, phân bố đều cho các tháng. Độ ẩm không khí bình quân toàn tỉnh từ 82- 84%, nhƣng do địa hình chia cắt nên đã ảnh hƣởng và hình thành 3 tiểu vùng khí hậu rõ rệt trong mùa khô (mùa Đông). Đó là vùng lạnh nhiều, thuộc phía Bắc huyện Võ Nhai, Định Hoá; vùng lạnh vừa ở phía bắc Đại Từ, bắc Phú Lƣơng, nam Võ Nhai, tây bắc Đồng Hỷ; vùng lạnh ít ở nam Đại Từ, Phổ Yên, Sông Công, Phú Bình, TP. Thái Nguyên, nam Đồng Hỷ.
Đặc điểm tình hình khí hậu trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên cho thấy, mùa khô kéo dài không lâu nhƣng sự phân bố khác nhau trên các địa phƣơng khác nhau, tuy có một số khó khăn, nhƣng sẽ là thích hợp cho việc đa dạng hoá cây trồng ngắn ngày thích nghi với mùa khô ở các địa phƣơng này, mùa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
mƣa kéo dài khí hậu mát mẻ sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc tƣới tiêu và trồng cây dài ngày nhƣng cũng phải đề phòng lũ lụt có thể xảy ra.
3.1.3. Điều kiện về đất đai
Thái Nguyên có diện tích đất tự nhiên là 353.717,60 ha, chủ yếu là đất đồi núi.
Đất phù sa: diện tích 19.448 ha, chiếm 5,49% diện tích đất tự nhiên; Đất bạc màu: diện tích chỉ có 4.331 ha, chiếm 1,22% diện tích đất tự nhiên; Đất tụ dốc: diện tích 18.411 ha, chiếm 5,2% đất tự nhiên;
Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa: diện tích 4.380 ha, chiếm 1,24%; Đặc biệt là tỉnh có diện tích đất đỏ vàng trên phiến thạch sét rất lớn (136.880 ha, chiếm 38,65% diện tích đất tự nhiên). Đây là diện tích đất lớn nhất, phân bố tập trung ở huyện Phú Lƣơng, Võ Nhai, Đại Từ, Đồng Hỷ, Định Hoá. Đất có thành phần cơ giới từ thịt trung bình đến thịt nặng, độ pH đất từ 4,5 - 5,5.