Cơ cấu các thành phần kinh tế ở nông thôn

Một phần của tài liệu Những giải pháp chính nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Thái Nguyên (Trang 85 - 132)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.2. Cơ cấu các thành phần kinh tế ở nông thôn

3.2.2.1. Đối với kinh tế hộ nông thôn

Đây là thành phần kinh tế đóng vai trò chủ yếu ở nông thôn và là yếu tố quan trọng quyết định quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

thôn. Theo số liệu điều tra năm 2011, số hộ nông nghiệp đã có xu hƣớng giảm với 171.803 hộ (chiếm 58,9% tổng số hộ, tính đến 31/12/2011, toàn tỉnh có 223.755 hộ gia đình ở khu vực nông thôn), hộ thuỷ sản có số lƣợng ít nhất với 151 hộ. Các hộ thƣơng nghiệp 11.660 hộ các hộ công nghiệp 11.388 hộ.

Bảng 3.24: Đặc điểm ngành nghề sản xuất của hộ khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh

Năm Số hộ Ngành nghề sản xuất chính Nông nghiệp Lâm nghiệp Thuỷ sản Công nghiệp Xây dựng Thƣơng nghiệp Vận tải dịch vụ khác khác 2006 199.735 167.751 243 121 5.988 1.568 10.310 943 8.403 4.417 2011 223.755 171.803 390 151 11.388 4.643 11.660 2.487 14.253 7.070

(Nguồn: Cục thống kê tỉnh Thái Nguyên, năm 2011) 3.2.2.2. Đối với kinh tế trang trại

Trên cơ sở kinh tế hộ nông thôn ngày càng phát triển, có tích lũy để xây dựng trang trại.Trong những năm qua kinh tế trang trại đã có bƣớc phát triển đáng kể, đóng vai trò ngày càng lớn hơn trong việc thúc đẩy kinh tế ở nông thôn phát triển hƣớng tới một nền sản xuất với quy mô hàng hoá, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của nhân dân với số lƣợng lớn về các sản phẩm nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản và các sản phẩm phi nông nghiệp. Đến tháng 3/2012, toàn tỉnh có 270 trang trại, chiếm 46% số trang trại cả vùng trng du, miền núi phía Bắc. Trong đó, số trang trại chăn nuôi chiếm số lƣợng lớn nhất 269 trang trại (bằng 99,62%), chỉ có 01 trang trại lâm nghiệp, tuy nhiên nguồn thu từ các lĩnh vực này còn thấp và chiếm tỷ trọng nhỏ. (Năm 2011, số lƣợng trang trại theo tiêu chí mới đƣợc quy định tại Thông tƣ 27/2011/TT-BNNPTNT ngày 13/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

Năm 2011 tổng số tiền thu đƣợc từ trang trại lên tới 853,932 tỷ đồng, chiếm 11% giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp, thuỷ sản. Bình quân, giá trị sản

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

xuất của một trang trại đạt trên 3,1 tỷ đồng, cao hơn mức bình quân chung cả nƣớc là 1,94 tỷ đồng và cao hơn mức bình quân chung của khu vực trung du, miền núi phía Bắc là gần 2,9 tỷ đồng.

Cùng với kinh tế trang trại, một số hộ nông thôn đã phát triển lên thành các doanh nghiệp tƣ nhân.

Bảng 3.25: Số doanh nghiệp hoạt động sản xuất, kinh doanh Nông, Lâm nghiệp, Thủy sản

Năm

Loại hình DN 2007 2008 2009 2010 2011

Nông nghiệp 3 3 13 12 13

Lâm nghiệp 2 2 2 2 2

Khai thác, nuôi trồng thuỷ sản 0 0 0 1 0

Tổng 5 5 15 15 15

(Nguồn: Niên giám thống kế tỉnh Thái Nguyên, 2011)

Từ bảng 3.25 cho thấy số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh tăng nhẹ từ 5 doanh nghiệp (năm 2007) lên 15 doanh nghiệp (năm 2011). Tuy nhiên số lƣợng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này không nhiều, chƣa tƣơng xứng với tiềm năng đất rừng của tỉnh.

3.2.2.3. Đối với kinh tế hợp tác và hợp tác xã

Đối với tổ hợp tác: Đây là loại hình hợp tác kinh tế giản đơn, nhƣng đã khắc phục đƣợc một số mặt hạn chế của kinh tế hộ nhƣ: thiếu vốn, thiếu công cụ, lao động, thiếu kỹ thuật và kinh nghiệm sản xuất, thể hiện tinh thần hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong sản xuất, đời sống; là cầu nối giữa chính quyền địa phƣơng với các tổ chức chính trị xã hội khác. Tính đến 31/12/2011, tổng số tổ hợp tác toàn tỉnh là 294 tổ với 1.682 thành viên và 1.374 lao động. Trong đó có 277 tổ hợp tác dịch vụ nông nghiệp; 17 tổ hợp tác hoạt động trong các lĩnh vực khác nhƣ: sản xuất chè an toàn, chuyển giao KHKT vào sản xuất, vay vốn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tín dụng, dịch vụ môi trƣờng... Số tổ hợp tác hoạt động có chứng thực của UBND cấp xã là 243/294 tổ, chiếm 82,65%.

Số tổ hợp tác giảm là do trƣớc đây các tổ hợp tác thƣờng thành lập tự phát, tự tan rã, rất khó khăn trong công tác thống kê số lƣợng. Từ khi có Nghị định 151/2007/NĐ-CP của Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động của tổ hợp tác đòi hỏi các tổ hợp tác hoạt động phải có hợp đồng hợp tác và đƣợc UBND cấp xã chứng thực thì mới đƣợc công nhận. Vì vậy, hoạt động của các tổ hợp tác mang tính bền vững và hiệu quả hơn. Số lƣợng các tổ hợp tác tuy giảm so với trƣớc nhƣng chất lƣợng đã tăng lên biểu hiện qua tổ chức bộ máy và sự ràng buộc giữa các thành viên trong tổ với hợp đồng hợp tác có chứng thực của chính quyền địa phƣơng. Vì vậy, hiệu quả hoạt động của tổ hợp tác từng bƣớc đƣợc nâng lên; không còn tình trạng tổ thành lập tự phát và tự tan rã nhƣ những năm trƣớc. Bảng 3.26: Số tổ hợp tác toàn tỉnh tính từ năm 2007 - 2011 Năm Số lƣợng tổ 2007 690 2008 705 2009 734 2010 281 2011 294

(Nguồn: Liên minh HTX tỉnh Thái Nguyên 2011)

Đối với hợp tác xã: Tính đến năm 2011 toàn tỉnh có 303 HTX, Các lĩnh vực hoạt động của HTX ngày càng phong phú, đa dạng. Năm 2001, hoạt động của các HTX ở 8 lĩnh vực, đến nay các HTX hoạt động ở 13 lĩnh vực, ngành nghề khác nhau; trong đó HTX nông nghiệp từ 3 lên 6 ngành nghề; HTX phi nông nghiệp tăng từ 5 lên 7 lĩnh vực hoạt động. Quy mô hoạt động

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

HTX đƣợc mở rộng, các HTX có quy mô liên thôn, liên xóm và toàn xã chiếm tỷ lệ cao. Các HTX phi nông nghiệp (trừ HTX dịch vụ điện) số vốn đầu tƣ cho sản xuất ngày càng tăng. Năm 2011, số HTX có vốn trên 10 tỉ đồng chỉ có 4 đơn vị, 56 HTX có vốn từ 1 tỉ đến 10 tỉ đồng, 168 HTX có vốn từ 100 triệu đến dƣới 1 tỉ đồng, còn 75 HTX có vốn dƣới 100 triệu đồng.

Bảng 3.27a: Số lƣợng các hợp tác xã trên địa bàn tỉnh

Năm Tổng Tổng HTX NN HTX phi NN 1 2= 3+4 3 4 2007 324 123 201 2011 303 148 155

(Nguồn: Liên minh Hợp tác xã tỉnh Thái Nguyên, năm 2011)

Bảng 3.27b. Số hợp tác xã và lĩnh vực hoạt động năm 2011 TT Lĩnh vực hoạt động Năm 2011 Tỷ lệ % Tổng số 303 I Nông nghiệp 148 100% 1 Sản xuất- KD-DV tổng hợp 127 85,8 2 Chăn nuôi 7 4,75 3 Sản xuất, chế biến chè 9 6,08

4 Trồng và kinh doanh hoa 1 0,67

5 Trồng rau an toàn 2 1,35

6 Thủy sản 2 1,35

II Phi nông nghiệp 155 100%

1 Công nghiệp-TTCN 79 50,9 2 Vận tải 12 7,74 3 Xây dựng 13 8,38 4 Dịch vụ thƣơng mại 6 3,87 5 Dịch vụ điện 37 23,87 6 Vệ sinh môi trƣờng 6 3,87

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 1 Công nghiệp-TTCN 2 Vận tải 3 Xây dựng 4 Dịch vụ thương mại 5 Dịch vụ điện 6 Vệ sinh môi trường

Hình 3.2. Biểu đồ lĩnh vực hoạt động của HTX nông nghiệp năm 2011

1 Công nghiệp-TTCN 2 Vận tải

3 Xây dựng

4 Dịch vụ thương mại 5 Dịch vụ điện 6 Vệ sinh môi trường 7 Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở

Hình 3.3. Biểu đồ lĩnh vực hoạt động của HTX phi nông nghiệp năm 2011

(Nguồn: Liên minh Hợp tác xã tỉnh Thái Nguyên, năm 2011)

Hầu hết các HTX trên địa bàn tỉnh đều thực hiện mô hình vừa quản lý vừa điều hành. Chỉ có 1 HTX áp dụng mô hình quản lý riêng, điều hành riêng. Về trình độ và năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý HTX còn yếu và nhiều hạn chế. Số cán bộ HTX có trình độ đại học và trên đại học chỉ chiếm 4,1%, cao đẳng và trung cấp chiếm 20%, số còn lại chƣa qua đào tạo có hệ thống,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, nhƣng là những ngƣời có uy tín, đã gắn bó với cộng đồng nhiều năm nên đƣợc xã viên tin tƣởng.

Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn về năng lực tài chính và công tác quản lý nhƣng nhìn chung các HTX đã có nhiều cố gắng, từng bƣớc khắc phục những khó khăn, nắm bắt các chủ trƣơng chính sách của Đảng và Nhà nƣớc đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, thể hiện ở mức doanh thu ngày càng tăng qua các năm. Cụ thể: doanh thu của các HTX năm 2011 đạt 2.360 tỉ đồng, tăng 15,5 lần so với năm 2001. Thực hiện nghĩa vụ ngân sách Nhà nƣớc năm 2011 đạt 9,033 tỉ đồng, tăng 3,35 lần so với năm 2001 (Nộp ngân sách Nhà nƣớc năm 2011 giảm so với năm 2010 là do các HTX đƣợc miễn giảm thuế). Thu nhập bình quân của ngƣời lao động trong HTX phi nông nghiệp năm 2011 đạt 1.850.000 đồng/ngƣời/tháng, tăng 3,9 lần so với năm 2001; thu nhập bình quân của ngƣời lao động trong HTX nông nghiệp chỉ đạt 600.000 đồng/ngƣời/tháng, tăng 3,2 lần so với năm 2001. (Không tính thu nhập của các hộ xã viên). Tuy nhiên, từ năm 2009 đến 2011, do ảnh hƣởng chung của suy thoái kinh tế toàn cầu, lạm phát trong nƣớc tăng cao, một số HTX đã giải thể và một số đơn vị hoạt động cầm chừng nên doanh thu giảm dần.

Các HTX thành lập mới tăng dần qua các năm; nhiều mô hình HTX mới trong các lĩnh vực, ngành nghề đƣợc thành lập. Số HTX chuyển đổi theo Luật HTX đƣợc củng cố và đi vào hoạt động ổn định, số HTX không có khả năng chuyển đổi hoặc hoạt động yếu kém đã giải thể; nợ tồn đọng trong các HTX cũ đã đƣợc giải quyết dứt điểm; năng lực bộ máy quản lý HTX từng bƣớc đƣợc nâng lên. Chất lƣợng các HTX tăng lên thể hiện qua doanh thu, thực hiện nghĩa vụ ngân sách Nhà nƣớc và thu nhập của ngƣời lao động năm sau cao hơn năm trƣớc.

Hoạt động của các tổ hợp tác, HTX góp phần chuyển dịch CCKT theo định hƣớng chung của tỉnh, giải quyết việc làm cho ngƣời lao động, dặc biệt là vùng nông thôn; góp phần xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tuy nhiên, kinh tế hợp tác và HTX cũng còn nhiều hạn chế.

- Số lƣợng HTX tuy có tăng nhƣng một số HTX hoạt động còn mang tính hình thức, nhất là các HTX nông nghiệp chuyển đổi theo luật. Một số HTX chƣa thực hiện đúng những nguyên tắc cơ bản của HTX. Vì vậy, số HTX yếu kém chiếm tỉ lệ cao, số HTX giải thể nhiều hoặc tồn tại hình thức.

- Tỉ lệ đóng góp trung bình hàng năm của khu vực kinh tế hợp tác vào nền kinh tế của tỉnh còn thấp, chỉ đạt 0,85%, do đó chƣa khẳng định rõ vai trò của mình trong sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội chung của tỉnh.

Tóm lại: Các thành phần kinh tế hộ, kinh tế hợp tác và hợp tác xã đang tiếp tục đƣợc củng cố và phát triển, ngày càng tham gia vào nhiều lĩnh vực sản xuất trong nông nghiệp, nông thôn và bƣớc đầu đã chuyển dịch sang cả những ngành sản xuất phi nông nghiệp. Các hợp tác xã sau khi chuyển đổi, sắp xếp, đổi mới đã có những bƣớc phát triển, hoạt động với tính chất và vai trò không chỉ là tổ chức kinh tế - xã hội nhƣ trƣớc đây mà đã là những tổ chức kinh tế thực thụ hoạt động theo Luật hợp tác xã.

3.2.3. Một số yếu tố ảnh hưởng đên quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Thái Nguyên

3.2.3.1. Về điều kiện tự nhiên

Bao gồm các yếu tố nhƣ vị trí địa lý, khí hậu, điều kiện đất đai… Tất cả các yếu tố này đều ảnh hƣởng đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh.

Vị trí địa lý: Là tỉnh nằm ở khu vực trung tâm của miền núi phía bắc nên thuận lợi cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cho việc tiêu thụ hàng hóa nông sản phẩm, phát triển ngành thƣơng mại dịch vụ tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo chiều hƣớng tích cực.

Về điều kiện đất đai và khí hậu: đất đai tại những địa điểm nghiên cứu thì manh mún nên không thuận lợi cho việc quy hoạch vùng sản xuất tập

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

chung rộng lớn dẫn đến hiệu quả kinh tế của ngành nông nghiệp không cao bên cạnh đó là sự thay đổi thất thƣờng của thời tiết đã làm thiệt hại cho ngành nông nghiệp.

3.2.3.2. Về kinh tế xã hội

Bao gồm các yếu tố nhƣ: Cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông, hệ thống thủy lợi, điện nƣớc, trang thiết bị mý móc phục vụ cho sản xuất, kinh nghiệm và tập quán của ngƣời dân, thị trƣờng tiêu thụ nông sản, hệ thống chính sách vĩ mô của nhà nƣớc.

3.2.3.3. Về quản lý tổ chức

Trong những năm qua tỉnh đã đạt đƣợc nhiều kết quả quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội và đời sống. kinh tế lien tục tăng trƣởng, đời sống nhân dân đƣợc tăng lên, cơ cấu kinh tế của sự chuyển dịch đúng hƣớng, sự quyết tâm mạnh dạn đầu tƣ đƣa cây mới vào sản xuất. Đặc biệt là sự đầu tƣ đúng hƣớng xây dựng kết cấu hạ tầng nhƣ: Điện, đƣờng, trƣờng, trạm…đang tạo ra sự thuận lợi trong phát triển của nhân dân.

3.3. Đánh giá chung thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ở tỉnh Thái Nguyên trong những năm qua tỉnh Thái Nguyên trong những năm qua

3.3.1. Những kết quả đạt được

- Kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh đã chuyển dịch đúng hƣớng, đó là tăng tỷ trọng giá trị công nghiệp - xây dựng, dịch vụ; giảm tỷ trọng giá trị nông, lâm nghiệp trong GDP.

- Tốc độ tăng trƣởng chung trong sản xuất nông, lâm nghiệp có bƣớc phát triển khá vững chắc, bình quân tốc độ tăng chung toàn ngành đạt 4,14%/năm. Trong nội bộ ngành sản xuất nông nghiệp có sự chuyển dịch về cơ cấu sản xuất theo chiều hƣớng tích cực, theo đó giá trị sản xuất của khu vực trồng trọt tuy có tăng về số tuyệt đối nhƣng ngày càng giảm về tỷ trọng, giá trị sản xuất của khu vực chăn nuôi ngày càng gia tăng về giá trị tuyệt đối và tỷ trọng trong cơ cấu giá trị nội bộ ngành nông nghiệp.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Trong nội bộ ngành trồng trọt đã có sự chuyển dịch mạnh cơ cấu cây trồng theo hƣớng phát huy thế mạnh của các loại cây thích ứng với điều kiện thổ nhƣỡng, khí hậu, sinh thái của tỉnh. Các loại cây thế mạnh là cây lúa, cây chè, cây ăn quả (dứa, nhãn, vải) cho giá trị kinh tế cao, với các vùng sản xuất tập trung nhƣ sản xuất lƣơng thực (lúa, ngô) ở Định Hoá, Đại Từ, Phổ Yên, Phú Bình.

- Chăn nuôi phát triển và chuyển dịch theo hƣớng sản xuất hàng hoá và phát triển kinh tế trang trại. Sản suất chăn nuôi theo hƣớng phát triển những con gia súc, gia cầm có lợi thế so sánh và giá trị kinh tế cao, có khả năng tham gia xuất khẩu. Nhìn chung, chăn nuôi tăng trƣởng tƣơng đối đều, giá trị sản sất ngành tăng bình quân qua các năm. Tuy nhiên tỷ trọng của chăn nuôi trong tổng GDP nông nghiệp chƣa cải thiện đáng kể.

- Công nghiệp nông thôn đã có bƣớc phát triển mới với sự gia tăng của các cơ sở công nghiệp chế biến hàng nông sản và lâm sản. Cùng với việc ứng dụng máy móc công nghiệp vào sản xuất nông, lâm nghiệp đã đem lại một bộ mặt mới trong phƣơng thức sản xuất, chế biến nông, lâm sản. Các làng nghề,

Một phần của tài liệu Những giải pháp chính nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở tỉnh Thái Nguyên (Trang 85 - 132)