Mục tiêu phát triển

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 88 - 90)

5. Kết cấu của luận văn

4.1.2. Mục tiêu phát triển

4.1.2.1. Mục tiêu tổng quát

Đến năm 2015 xây dựng tỉnh Vĩnh Phúc trở thành tỉnh có đủ các tiêu chí cơ bản của một tỉnh công nghiệp. Đến năm 2020 Vĩnh Phúc trở thành một

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ tỉnh công nghiệp, là một trong những trung tâm công nghiệp, dịch vụ, du lịch của khu vực và cả nƣớc; nâng cao rõ rệt mức sống nhân dân; môi trƣờng đƣợc bảo vệ bền vững; bảo đảm vững chắc về quốc phòng, an ninh.

4.1.2.2. Mục tiêu cụ thể

a) Về phát triển kinh tế

- Tốc độ tăng trƣởng GDP bình quân hàng năm giai đoạn 2011 - 2020 đạt 14 - 15%/năm, trong đó: giai đoạn 2011 - 2015 đạt 14 - 15%/năm, giai đoạn 2016 - 2020 đạt 14 - 14,5%/năm. GDP bình quân đầu ngƣời (giá thực tế) đến năm 2015 đạt 3.500 - 4.000 USD, đến năm 2020 đạt khoảng 6.500 - 7.000 USD.

- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ; đảm bảo phát triển bền vững và phù hợp với tiềm năng của Tỉnh. Ƣu tiên phát triển các ngành có chất lƣợng hàng hóa cao, công nghệ hiện đại và năng suất lao động cao. Dự kiến đến năm 2015, tỷ lệ cơ cấu các ngành công nghiệp và xây dựng - dịch vụ - nông, lâm, ngƣ nghiệp là 61% - 32% - 7%; đến năm 2020 là 58,5% - 38% - 3,5%.

- Phát triển mạnh kinh tế đối ngoại, đẩy mạnh xuất khẩu, phấn đấu tốc độ tăng trƣởng xuất khẩu bình quân giai đoạn 2011 - 2020 khoảng 30%/năm, đến năm 2020 kim ngạch xuất khẩu đạt 13,5 tỷ USD.

- Thực hiện vốn đầu tƣ xã hội và phát triển giai đoạn 2011 - 2015 khoảng 140.000 - 145.000 tỷ đồng; giai đoạn 2016 - 2020 khoảng 280.000 - 300.000 tỷ đồng.

b) Về phát triển xã hội

- Phát triển một xã hội lành mạnh, ổn định trong đó con ngƣời là đối tƣợng quan tâm hàng đầu và cũng là chủ thể đảm bảo cho sự phát triển. Tạo sự chuyển biến cơ bản và toàn diện ngành giáo dục và đào tạo; chú trọng đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt khoảng 66% vào năm 2015 và khoảng 75% vào năm 2020.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ - Giảm tỷ lệ suy dinh dƣỡng trẻ em dƣới 5 tuổi còn dƣới 5%; giảm tỷ lệ sinh hàng năm khoảng 0,15‰; tốc độ tăng dân số tự nhiên dƣới 1%/năm.

- Đến năm 2020 về cơ bản không còn hộ nghèo theo chuẩn quốc gia hiện nay.

c) Về bảo vệ môi trường

- Chất lƣợng môi trƣờng nƣớc: Giải quyết dứt điểm các điểm nóng ô nhiễm nguồn nƣớc; xử lý nƣớc thải tại các khu công nghiệp đạt tiêu chuẩn môi trƣờng; hoàn thiện hệ thống cấp nƣớc sạch cho các khu vực đô thị.

- Chất lƣợng môi trƣờng không khí: Giải quyết dứt điểm tình trạng ô nhiễm môi trƣờng không khí tại các nhà máy, xí nghiệp, đặc biệt đối với nhà máy sản xuất thép, xi măng, chế biến thủy sản.

- Chất lƣợng môi trƣờng đất: Xử lý các điểm ô nhiễm môi trƣờng đất; thu gom và xử lý triệt để rác thải sinh hoạt và rác thải nguy hại; thực hiện phân loại rác thải tại nguồn; tập trung xử lý có hiệu quả rác thải ở khu vực nông thôn.

- Tăng tỷ lệ che phủ của rừng lên 26,7%.

- Tỷ lệ dân cƣ đô thị đƣợc cấp nƣớc sạch đạt 82,5% năm 2015 và trên 95% năm 2020;

- Tỷ lệ dân cƣ nông thôn đƣợc sử dụng nƣớc hợp vệ sinh đạt 100% năm 2015. - Xây dựng nếp sống, phƣơng thức sản xuất, thói quen tiêu dùng xanh, sạch, thân thiện với môi trƣờng.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)