0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ CHI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC (Trang 84 -111 )

5. Kết cấu của luận văn

3.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

*Những hạn chế

- Trong công tác lập và giao kế hoạch ngân sách, việc phân bổ còn chậm, dàn trải. Tình trạng tồn nguồn đầu tƣ sang năm sau chƣa đƣợc khắc phục (trong khi nhiều dự án cần vốn không đƣợc giao kế hoạch). Đặc biệt nguồn ngân sách phân cấp cho các huyện, thành, thị việc phân khai chƣa phù hợp với cơ chế giao điều hành kế hoạch cho các huyện theo các nguyên tắc, tiêu trí, nhiều công trình vƣợt cơ chế hỗ trợ theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh.

- Nguồn ngân sách ƣu tiên bố trí giải quyết nợ đọng đã đƣợc chú trọng nhƣng chƣa đảm bảo theo cơ cấu (tối thiều 30% vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN hang năm), số dự án và số nợ đọng trên địa bàn vẫn ở con số cao.

- Công tác thanh toán đầu tƣ XDCB từ NSNN qua Kho bạc Nhà nƣớc còn xảy ra nhiều sai sót trong khâu kiểm soát chi, đôi khi thực hiện thanh toán chậm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ - Nhiều công trình đƣa vào sử dụng đã lâu nay chƣa đƣợc quyết toán, số lƣợng dự án chƣa quyết toán cao. Công tác thẩm định hồ sơ quyết toán còn sảy ra sai sót.

- Công tác thanh tra, kiểm tra quá trình quản lý chi đầu tƣ XDCB từ NSNN chƣa đi vào chiều sâu. Các cuộc tiến hành thanh, kiểm tra, giám sát trên số lƣợng đầu cồng trình/dự án thấp. Nhiều cuộc thanh tra, kiểm tra, giám sát đƣợc tiến hành mang tính hình thức, chƣa thực sự quyết liệt, nhiều sai phạm chƣa đƣợc phát hiện kịp thời.

*Nguyên nhân

- Về trình độ của cán bộ làm công tác chuyên môn trong các khâu quản lý chi NSNN cho đầu tư XDCB:

+ Năng lực trình độ chuyên môn của một số cán bộ lập kế hoạch, cán bộ kiểm soát thanh toán, quyết toán còn hạn chế. Bên cạnh đó, một số cán bộ chƣa chấp hành nghiêm chỉnh những quy định trong quy trình.

+ Đội ngũ làm công tác kiểm tra, khảo sát, giám sát chủ yếu là kiêm nhiệm, chƣa đƣợc đầu tƣ chuyên môn sâu trong lĩnh vực đầu tƣ XDCB từ NSNN, việc phân cấp phân quyền cho hoạt động kiểm tra giám sát còn hạn chế, không thực quyền.

+ Công tác lập và phân bổ nguồn lực đầu tƣ của các cơ quan quản lý còn chủ quan chƣa chủ động sâu sát nắm bắt tình hình thực tế dự án

- Cơ chế phối hợp giữa các cấp, cơ quan quản lý chuyên ngành và KBNN còn nhiều bất cập.

+ Không có sự phối hợp chặt chẽ giữa các chủ đầu tƣ và cơ quan Sở KHĐT, Sở Tài chính trong việc việc phê duyệt thẩm định kinh phí dự án đầu tƣ dẫn tới phê duyệt tràn làn các dự án do cấp huyện, xã làm Chủ đầu tƣ .

+ Công tác thống kê, báo cáo, cập nhật tình hình nợ đọng chậm, chƣa phân rõ đƣợc bao nhiêu số nợ đọng thuộc phân cấp của cấp nào?

- Trách nhiệm của chủ đầu tư, nhà thầu chưa cao gây khó khăn trong lập kế hoạch chi, kiểm soát chi và dẫn tới chi sai, chi chậm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ + Chủ đầu tƣ và nhà thầu còn tâm lý đăng ký kế hoạch chi cao để đƣợc đảm bảo cấp ngân sách ở mức độ lớn.

+ Việc đăng ký kế hoạch vốn còn phụ thuộc vào ý trí chủ quan của Chủ đầu tƣ, chƣa căn cứ vào điều kiện thực tế triển khai.

+Việc tuân thủ các trình tự đầu tƣ XDCB cũng nhƣ chấp hành hồ sơ thanh toán qua KBNN còn mang tính đối phó.

- Biên chế hạn hẹp gây khó khăn trong việc vận hành công việc

- Quy định của Nhà nƣớc về việc tỷ lệ phân bổ đầu tƣ các dự án theo Nhóm A, B, C, tỷ lệ phân chia theo các ngành, lĩnh vực tuân thủ theo cơ chế và các quy định chung. Mặt khác phụ thuộc vào quan điểm của các nhà lãnh đạo trong phân bổ.

- Hành lang pháp lý (văn bản pháp luật) tỉnh ban hành điều chỉnh hoạt động quản lý chi đầu tƣ XDCB từ NSNN còn nhiều văn bản có nội dung điều chỉnh chồng chéo, không phù hợp do chƣa bắt kịp với văn bản mới của Nhà nƣớc.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Trong thời gian qua, đặc biệt là những năm gần đây (giai đoạn từ 2009 đến 2013), vấn đề chất lƣợng quản lý chi đầu tƣ XDCB từ NSNN trên đại bàn tỉnh Vĩnh Phúc luôn đƣợc chú trọng và không ngừng đƣợc nâng cao.

Bằng các phƣơng pháp thu thập số liệu, phân tích, so sánh và đánh giá các con số về các chỉ tiêu trong hoạt động quản lý đầu từ XDCB từ NSNN tại địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian từ 2009 đến 2013 cho thấy chất lƣợng quản lý chi đầu tƣ XDCB từ NSNN của tỉnh Vĩnh Phúc ngày càng tăng, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đại phƣơng. Chất lƣợng công tác quản lý chi NSNN trong đầu tƣ XDCB trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc cũng ngày càng hoàn thiện hơn. Tuy nhiên, qua phân tích đánh giá cho thấy, công tác quản lý chi đầu tƣ XDCB từ NSNN trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều bất cập, tồn tại trong lĩnh vực đầu tƣ XDCB cần đƣợc khắc phục nhƣ: Luật và các quy định liên quan trong quản lý chi đầu tƣ XDCB từ NSNN trên địa bàn còn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ nhiều điểm chƣa phù hợp, phân bổ vốn còn dàn trải, nợ đọng cao; Năng lực, trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý, năng lực tƣ vấn còn yếu và thiếu gây khó khăn cho công tác thanh toán, quyết toán ngân sách đầu tƣ, chất lƣợng thanh quyết toán đôi khi còn chậm; công tác kiểm tra giám sát còn mang tính hình thức.

Với mục tiêu đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng quản lý chi đầu tƣ XDCB từ NSNN, thực tế trên là cơ sở để đề xuất các giải pháp ở Chƣơng sau. Các giải pháp sẽ tập trung vào các hạn chế và giải quyết các nhân tố có ảnh hƣởng đến chất lƣợng quản lý chi NSNN cho đầu tƣ XDCB trên địa, nhằm nâng cao chất lƣợng quản lý chi đầu tƣ XDCB từ NSNN tại địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc trong thời gian tới.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 4

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG QUẢN LÝ CHI ĐẦU

TƢ XDCB TỪ NSNN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC

4.1. Quan điểm và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030

4.1.1. Quan điểm phát triển

1. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 phải phù hợp với Chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của cả nƣớc, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Vùng đồng bằng sông Hồng, Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và Vùng Thủ đô Hà Nội; đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất với quy hoạch ngành, lĩnh vực.

2. Phát huy nội lực, sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững; xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ làm nền tảng phát triển kinh tế - xã hội theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lƣợng tăng trƣởng và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

3. Gắn phát triển kinh tế với thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, thu hẹp dần khoảng cách về mức sống giữa các tầng lớp dân cƣ, giữa đô thị và nông thôn; thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội.

4. Gắn phát triển kinh tế với khai thác, sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trƣờng sinh thái; có giải pháp chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.

4.1.2. Mục tiêu phát triển

4.1.2.1. Mục tiêu tổng quát

Đến năm 2015 xây dựng tỉnh Vĩnh Phúc trở thành tỉnh có đủ các tiêu chí cơ bản của một tỉnh công nghiệp. Đến năm 2020 Vĩnh Phúc trở thành một

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ tỉnh công nghiệp, là một trong những trung tâm công nghiệp, dịch vụ, du lịch của khu vực và cả nƣớc; nâng cao rõ rệt mức sống nhân dân; môi trƣờng đƣợc bảo vệ bền vững; bảo đảm vững chắc về quốc phòng, an ninh.

4.1.2.2. Mục tiêu cụ thể

a) Về phát triển kinh tế

- Tốc độ tăng trƣởng GDP bình quân hàng năm giai đoạn 2011 - 2020 đạt 14 - 15%/năm, trong đó: giai đoạn 2011 - 2015 đạt 14 - 15%/năm, giai đoạn 2016 - 2020 đạt 14 - 14,5%/năm. GDP bình quân đầu ngƣời (giá thực tế) đến năm 2015 đạt 3.500 - 4.000 USD, đến năm 2020 đạt khoảng 6.500 - 7.000 USD.

- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ; đảm bảo phát triển bền vững và phù hợp với tiềm năng của Tỉnh. Ƣu tiên phát triển các ngành có chất lƣợng hàng hóa cao, công nghệ hiện đại và năng suất lao động cao. Dự kiến đến năm 2015, tỷ lệ cơ cấu các ngành công nghiệp và xây dựng - dịch vụ - nông, lâm, ngƣ nghiệp là 61% - 32% - 7%; đến năm 2020 là 58,5% - 38% - 3,5%.

- Phát triển mạnh kinh tế đối ngoại, đẩy mạnh xuất khẩu, phấn đấu tốc độ tăng trƣởng xuất khẩu bình quân giai đoạn 2011 - 2020 khoảng 30%/năm, đến năm 2020 kim ngạch xuất khẩu đạt 13,5 tỷ USD.

- Thực hiện vốn đầu tƣ xã hội và phát triển giai đoạn 2011 - 2015 khoảng 140.000 - 145.000 tỷ đồng; giai đoạn 2016 - 2020 khoảng 280.000 - 300.000 tỷ đồng.

b) Về phát triển xã hội

- Phát triển một xã hội lành mạnh, ổn định trong đó con ngƣời là đối tƣợng quan tâm hàng đầu và cũng là chủ thể đảm bảo cho sự phát triển. Tạo sự chuyển biến cơ bản và toàn diện ngành giáo dục và đào tạo; chú trọng đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt khoảng 66% vào năm 2015 và khoảng 75% vào năm 2020.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ - Giảm tỷ lệ suy dinh dƣỡng trẻ em dƣới 5 tuổi còn dƣới 5%; giảm tỷ lệ sinh hàng năm khoảng 0,15‰; tốc độ tăng dân số tự nhiên dƣới 1%/năm.

- Đến năm 2020 về cơ bản không còn hộ nghèo theo chuẩn quốc gia hiện nay.

c) Về bảo vệ môi trường

- Chất lƣợng môi trƣờng nƣớc: Giải quyết dứt điểm các điểm nóng ô nhiễm nguồn nƣớc; xử lý nƣớc thải tại các khu công nghiệp đạt tiêu chuẩn môi trƣờng; hoàn thiện hệ thống cấp nƣớc sạch cho các khu vực đô thị.

- Chất lƣợng môi trƣờng không khí: Giải quyết dứt điểm tình trạng ô nhiễm môi trƣờng không khí tại các nhà máy, xí nghiệp, đặc biệt đối với nhà máy sản xuất thép, xi măng, chế biến thủy sản.

- Chất lƣợng môi trƣờng đất: Xử lý các điểm ô nhiễm môi trƣờng đất; thu gom và xử lý triệt để rác thải sinh hoạt và rác thải nguy hại; thực hiện phân loại rác thải tại nguồn; tập trung xử lý có hiệu quả rác thải ở khu vực nông thôn.

- Tăng tỷ lệ che phủ của rừng lên 26,7%.

- Tỷ lệ dân cƣ đô thị đƣợc cấp nƣớc sạch đạt 82,5% năm 2015 và trên 95% năm 2020;

- Tỷ lệ dân cƣ nông thôn đƣợc sử dụng nƣớc hợp vệ sinh đạt 100% năm 2015. - Xây dựng nếp sống, phƣơng thức sản xuất, thói quen tiêu dùng xanh, sạch, thân thiện với môi trƣờng.

4.2. Quan điểm quản lý đầu tƣ XDCB từ NSNN tại tỉnh Vĩnh Phúc

Với phƣơng hƣớng tổng quát đã đề ra, để thự hiện tốt phƣơng hƣớng tổng quát này, tỉnh Vĩnh Phúc cần phải thực hiện tốt một số định hƣớng cụ thể sau:

Một là, việc quản lý Nhà nƣớc đối với đầu tƣ XDCB từ NSNN phải theo hƣớng hƣớng phát hiện những bất cập trong chế độ, chính sách và cơ chế liên quan đến vốn đầu tƣ XDCB. Từ đó sửa đổi, điều chỉnh, bổ sung kịp thời phù hợp với xu hƣớng phát triển của khoa học- công nghệ và sự biến đổi của

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ cơ chế thị trƣờng, đủ sức làm cơ sở pháp lý cho việc quản lý của Nhà nƣớc ngày càng có hiệu quả và hiệu lực hơn trong lĩnh vực đầu tƣ XSCB từ NSNN trong thời gian tới.

Hai là, quản lý chi đầu tƣ XDCB từ NSNN, nhà nƣớc cần nâng cao chất lƣợng quy hoạch, kế hoạch, thiết kế, thẩm định, đấu thầu, phê duyệt và quản lý cấp phát vốn, quyết toán vốn đầu tƣ các dự án đầu tƣ XDCB từ NSNN.

Ba là, để nâng cao chất lƣợng quản lý trong quản lý đầu tƣ XDCB từ NSNN, bộ máy thực thi công tác quản lý cần đƣợc kiện toàn, nâng cao năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ, viên chức và ngƣời lao động làm việc trong lĩnh vực này. Có cơ chế, hình thức thƣởng phạt và xử lý nghiêm minh những vi phạm, sai sót trong quá trình thực hiện nhiệm vụ gây lãng phí, thất thoát nguồn lực tài chính cua Nhà nƣớc.

Bốn là, quản lý đầu tƣ XDCB từ NSNN theo hƣớng nâng cao năng lực kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán và thanh tra các khâu có liên quan đến việc đầu tƣ XDCB từ NSNN.

Năm là, cần nâng cao chất lƣợng quản lý đối với công tác thanh toán, quyết toán với vốn đầu tƣ DXCB từ NSNN của tỉnh Vĩnh Phúc theo hƣớng: chính xác, đúng chế độ, giảm thiểu các thủ tục gây phiền hà, giảm nợ đọng, loại trừ các sai phạm gây thất thoát, lãng phí hay tham ô, tham nhũng.

Sáu là, Quản lý phải đáp ứng thực hiện mục tiêu, chiến lƣợc phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Với vai trò tạo lập hạ tầng kinh tế kỹ thuật KT-XH và đầu tƣ phát triển kinh tế mũi nhọn, đầu tƣ XDCB từ NSNN là công cụ quan trọng của Nhà nƣớc trong quá trình đƣờng hƣớng chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp hóa và hiện đại hóa.

Bảy là, Quản lý vốn phải đáp ứng nâng cao năng lực quản lý vĩ mô của bộ máy Nhà nƣớc, bảo đảm sự phối hợp đồng bộ giữa các chủ thể quản lý, vận hành vốn theo nguyên tắc: Tự chủ, công bằng và minh bạch. Nhà nƣớc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/ thực hiện quản lý toàn xã hội bằng pháp luật và hệ thống các mục tiêu, quy hoạch, kế hoạch, chƣơng trình, đề án phát triển KT-XH và phát triển ngành theo vùng, lănh thổ. Đầu tƣ XDCB từ NSNN là một trong những công cụ cơ bản của Nhà nƣớc để thực hiện các mục tiêu, quy hoạch, kế hoạch KT-XH đã định của Nhà nƣớc. Để tạo điều kiện cho nguồn lực đầu tƣ XDCB từ NSNN đầu tƣ đúng mục tiêu, quy hoạch, kế hoạch, đảm bảo hiệu quả và không thất thoát, yêu cầu cơ chế quản lý phải đáp ứng tính đồng bộ phối hợp giữa các chủ thể theo nguyên tắc tự chủ, công bằng và minh bạch.

4.3. Một số giải pháp nâng cao chất lƣợng quản lý đầu tƣ XDCB từ NSNN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc NSNN trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

Để thúc đẩy nhanh tăng trƣởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Tỉnh,

Một phần của tài liệu NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ CHI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC (Trang 84 -111 )

×