Đội ngũ nhân viên NH chính là hình ảnh của NH đối với công chúng. Để có được thế mạnh trên lĩnh vực tín dụng tiêu dùng, NH nhất thiết phải có lợi thế về chất xám. Tuy nhiên, AGRIBANK Thanh Hóa là NH cán bộ tín dụng của chi nhánh còn trẻ ít kinh nghiệm do các cán bộ lâu năm đã nghĩ hưu, tuổi nghề chưa cao do đó vẫn chưa được đánh giá cao về hiệu quả công tác làm việc. Các cán bộ tín dụng thường ngồi chờ khách hàng đến, chưa chủ động đi tìm kiếm khách hàng. Các cá nhân, hộ gia đình đến với NH chủ yếu dựa trên quen biết, giới thiệu chứ không phải kết quả của quá trình quảng bá tiếp thị, tuyên truyền của cán bộ tín dụng. Họ cũng chưa linh hoạt với những thay đổi trong chính sách hay công nghệ NH. Đây cũng là một trở ngại rất lớn với việc mở rộng tín dụng tiêu dùng. Do đó việc nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng là một giải pháp mang tính lâu dài và bền vững nhất trong việc mở rộng tín dụng nói chung và tín dụng tiêu dùng nói riêng.
• Làm tốt công tác tuyển dụng đầu vào để sàng lọc, lựa chọn được những cá nhân toàn vẹn cả trí và tài, cống hiến hết mình cho sự phát triển của NH, nhất là đối với hoạt động tín dụng luôn đòi hỏi sự nhanh nhạy và sáng tạo của nhân viên. Việc tuyển dụng được những cán bộ giỏi sẽ giúp NH hoạt động hiệu quả và sáng tạo, đồng thời cũng làm giảm chi phí đào tạo của NH. Hơn nữa những cán bộ có năng lực, có sự đồng đều về trình độ sẽ hòa nhập tốt hơn, và công tác bồi dưỡng trình độ cho nhân viên cũng được thực hiện dễ dàng hơn.
nói chung cũng như ngành NH nói riêng đang phát triển từng ngày, vì thế nhiều cán bộ không theo kịp với sự thay đổi nhanh chóng trong kĩ thuật nghiệp vụ và kiến thức chuyên môn. NH cần tổ chức nhiều khóa học bồi dưỡng chuyên môn, nâng cao trình độ và trau dồi đạo đức cho cán bộ tín dụng; tổ chức các buổi sinh hoạt định kì, thảo luận những vướng mắc trong tín dụng tiêu dùng (về các văn bản, quy định, quy trình…). NH cũng có thể phát động phong trào tự học, tự nghiên cứu, tổ chức thi tay nghề hàng năm. Bên cạnh đó, NH cần nâng cao hơn nữa kỹ năng giao tiếp của cán bộ. Bởi đây chính là một kỹ năng rất cần thiết với một cán bộ tín dụng vì họ là người trực tiếp gặp gỡ khách hàng. Cán bộ tín dụng phải khéo léo trong việc đàm phán, thương lượng với khách hàng về các điều kiện vay vốn làm sao đảm bảo được lợi ích của NH nhưng vẫn thu hút được khách hàng.
• Hiện nay trong chính sách của AGRIBANK, hoạt động tín dụng đã được quan tâm nhiều hơn, một số quy chế CVTD đã được thay đổi cho phù hợp như việc đơn giản hóa các thủ tục, áp dụng các hình thức chấm điểm tín dụng mới trên máy tính, mở rộng vào chuyển đổi mã, kí hiệu loại hình cho vay… Nhưng nhiều khi các cán bộ không nắm vững kịp thời những cải tiến này, dẫn đến hiện tượng thiếu đồng nhất trong việc quản lí món vay, nhất là các cải tiến về công nghệ. Lãnh đạo NH và các phòng ban cần phổ biến kịp thời các đổi mới cho cán bộ tín dụng để họ có thể vận dụng một cách nhanh chóng, linh hoạt trong từng nghiệp vụ, hoàn thành tốt công việc được giao. NH cũng có thể cử một số cán bộ ưu tú trực tiếp tiếp xúc với cấp trên để nắm bắt đầy đủ và rõ ràng những thay đổi đó.
• Trong CVTD, năng lực và hiệu quả công việc của cán bộ tín dụng được thể hiện rất rõ qua doanh số, dư nợ và chất lượng món vay. NH nên có chính sách khen thưởng bằng cách tuyên dương, tăng lương, đặc cách đào tạo đối với những nhân viên có thành tích như thu hút nhiều khách hàng, cho vay các món có giá trị lớn và an toàn, sáng tạo trong phát triển sản phẩm, mở rộng hoạt động CVTD. Đó là nguồn động lực khuyến khích họ hăng say làm việc, góp phần vào sự thành công của NH.
• Tổ chức nhiều buổi giao lưu giữa các phòng ban của chi nhánh, các chi nhánh cùng và khác hệ thống, một mặt tạo không khí vui vẻ, đoàn kết trong đơn vị, mặt khác các cán bộ tín dụng có thể gặp gỡ, trao đổi học hỏi kiến thức, kinh nghiệm, áp dụng vào công việc của mình.