1.4.2.1 Các nhân tố kinh tế
Yếu tố kinh tế ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập, chi tiêu của khách hàng cá nhân, hộ gia đình và sẽ ảnh hưởng tới nhu cầu của họ đối với dịch vụ NH. Khi điều kiện kinh tế thuận lợi, các biến số giá cả, lạm phát, tỷ giá ổn định, thu nhập, chi tiêu của cá nhân, hộ gia đình tăng lên, do vậy nhu cầu của họ về dịch vụ NH cũng phát sinh nhiều hơn, nhờ đó, tín dụng tiêu dùng được mở rộng. Khi nền kinh tế trì trệ, nhiều biến động, giá cả hàng hóa, tỷ giá kém ổn định, sức mua của người tiêu dùng giảm, ảnh hưởng tiêu cực đến mở rộng tín dụng tiêu dùng. Vì vậy các thông tin về cơ cấu kinh tế, thu nhập bình quân đầu người, tốc độ tăng trưởng kinh tế và sự ổn định kinh tế là những yếu tố
• Môi trường cạnh tranh
Nền kinh tế càng phát triển mức độ cạnh tranh trong lĩnh vực NH càng gay gắt, đòi hỏi NH phải đầu tư đổi mới các loại hình dịch vụ, tạo ra các thế mạnh cạnh tranh mới. CVTD cũng là một công cụ có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh cho NH, môi trường cạnh tranh sẽ có tác dụng tích cực, là đòn bẩy đối với hoạt động CVTD của NH.
1.4.2.2. Nhân tố văn hóa xã hội
Môi trường văn hóa xã hội bao gồm các yếu tố như phong tục tập quán, thói quen sử dụng các dịch vụ NH, tỷ lệ tiết kiệm, trình độ dân trí, thị hiếu của dân cư… Văn hóa tiêu dùng của người dân sẽ ảnh hưởng tới hành vi và nhu cầu các dịch vụ NH. Cụ thể, trong một môi trường mà người dân có thói quen chi tiêu nhiều hơn tiết kiệm hay có xu hướng tiêu dùng các hàng hóa có giá trị cao, dịch vụ CVTD có điều kiện được mở rộng. Hoặc trong một xã hội có trình độ dân trí cao, người dân dễ dàng tiếp cận với công nghệ NH, dễ dàng đón nhận các dịch vụ của NH. Vấn đề tâm lí của người dân cũng ảnh hưởng rất lớn đến hành vi và nhu cầu của họ về các sản phẩm NH. Ở nước ta nhiều người vẫn có tâm lí không tin tưởng vào NH, không quen với việc đi vay NH để đi mua các hàng hóa tiêu dùng, do đó việc mở rộng dịch vụ CVTD phải chú ý tới vấn đề này. Nghiên cứu các yếu tố văn hóa xã hội không những để xác định rõ các tác động của chúng tới hành vi sử dụng dịch vụ NH và lựa chọn NH của khách hàng cá nhân mà còn giúp các cán bộ NH có cách thức hành xử phù hợp trong giao tiếp với khách hàng.
1.4.2.3. Nhân tố pháp luật
Môi trường pháp lý bao gồm hệ thống luật, hệ thống các biện pháp đảm bảo cho luật được thực thi và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của các chủ thể tham gia hoạt động kinh doanh và các ngành có liên quan. Hoạt động kinh doanh tiền tệ của NH mang tính phức tạp, nhiều rủi ro nhưng lại có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế. Do đó, kinh doanh NH là một trong những ngành chịu sự giám sát chặt chẽ của luật pháp và các cơ quan chức năng của Chính phủ. Môi trường pháp lý đem đến cho NH một loạt các cơ hội mới và cả những thách thức mới, như việc thay đổi chính sách về lãi suất, quy chế cho vay, chính sách chống rửa tiền… Trong một quốc gia có môi trường pháp lý ổn định, hệ thống luật hoàn thiện, thống nhất, hoạt động CVTD của NH
càng có cơ hội mở rộng phát triển. Ngược lại, một môi trường pháp lý bất ổn, hệ thống luật chồng chéo mâu thuẫn lẫn nhau sẽ kìm hãm sự phát triển của CVTD.
1.5. Kỹ thuật nghiệp vụ CVTD
Hoạt động cho vay của NH là hoạt động luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro. Trong các loại cho vay của NH, thì CVTD luôn được đánh giá là khoản cho vay có độ rủi ro nhất. Do vậy, để có thể mở rộng và phát triển CVTD, các NH luôn phải có những biện pháp hạn chế và kiểm soát được rủi ro. Biện pháp quan trọng nhất quyết định đầu tiên đó là phải lập một quy trình cho vay chặt chẽ và thực hiện có hiệu quả. Quy trình cho vay đối với CVTD cũng tương tự như các hình thức cho vay khác bao gồm: Lập hồ sơ cho vay, thẩm định cho vay, quyết định cho vay.
1.5.1. Lập hồ sơ cho vay
Khách hàng có nhu cầu vay tiêu dùng thì đến NH đề nghị xin vay. Cán bộ tín dụng sẽ hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ xin vay. Việc lập hồ sơ CVTD đơn giản hơn nhiều so với các hình thức và các loại cho vay khác. Bao gồm các loại giấy tờ chính chủ yếu sau:
- Giấy đề nghị vay vốn
- Thông tin, hồ sơ về đảm bảo cho vay theo quy định(nếu áp dụng trong cho vay có tài sản đảm bảo hoặc thế chấp)
- Tài liệu về pháp lý như: CMND, sổ hộ khẩu…
- Các tài liệu khác có liên quan: Bảng chứng minh tình hình tài chính…
1.5.2. Thẩm định cho vay
Thẩm định đối với CVTD chính là việc thu thập thông tin có ý nghĩa đến việc đánh giá các khoản CVTD, sắp xếp và phân tích thông tin thu thập được để đánh giá và ra quyết định với mỗi khoản vay tiêu dùng. Các NH sẽ thực hiện thẩm định điều kiện vay vốn; thẩm định tính khả thi của kế hoạch; thẩm định thực trạng tài chính và khả năng thanh toán. Thông thường trong CVTD có 2 phương pháp để thẩm định là phương pháp truyền thống và phương pháp điểm số.
1.5.3. Quyết định cho vay
Qua công tác thẩm định trên, NH sẽ ra quyết định có nên cho khách hàng vay hay không? Và nếu cho vay thì mức cho vay giá trị bao nhiêu, trong thời gian bao lâu.
Mức cho vay được xác định căn cứ vào khả năng trả nợ của khách hàng, giá trị tài sản đảm bảo tiền vay, nguồn vốn hiện có của NH…
Mức cho vay có thể được xác định theo công thức sau:
Mức cho vay= Nhu cầu tiêu dùng – Vốn tự có của khách hàng
Thời hạn vay thì được xác định căn cứ vào 2 yếu tố: mục đích vay tiêu dùng và thu nhập còn lại có thể dùng trả nợ của khách hàng.
Cuối cùng, NH căn cứ vào cấc điều kiện để tiến hành giải ngân và thu nợ theo các hình thức mà 2 bên đã thỏa thuận với nhau và kí kết trong hợp đồng tín dụng.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CVTD TẠI NH NN&PTNT – AGRIBANK CHI NHÁNH THANH HÓA
2.1 Khái quát về NH NN&PTNT – AGRIBANK chi nhánh Thanh Hóa
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của NH NN&PTNT – AGRIBANK chi nhánh Thanh Hóa
NH NN&PTNT tỉnh Thanh Hoá là chi nhánh thành viên thuộc hệ thống NH NN&PTNT Việt Nam được thành lập theo quyết định số 31/NH-QĐ ngày 18 tháng 05 năm 1988 của tổng giám đốc (nay là Thống Đốc) NHNN Việt Nam. Ngay sau Nghị Định lịch sử này, với tên gọi ban đầu là NH phát triển nông nghiệp Thanh Hoá, giai đoạn 1991-1996 đổi tên thành NH nông nghiệp và giai đoạn 1997 đến nay là NH nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Chi nhánh số 2 NH NN&PTNT – Thanh Hoá là một NH thương mại trực thuộc hệ thống NH nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, được thành lập từ năm 1995 Chi nhánh đóng trên địa bàn số 267 Nguyễn Trãi phường Tân Sơn thành phố Thanh Hóa, chủ yếu quản lý, phục vụ thị trường trên địa bàn Thanh Hóa. Chi nhánh nằm trên địa bàn thành phố Thanh Hoá, có hệ thống giao thông thuận lợi, cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng được hoàn thiện đồng bộ, thuận tiện cho việc giao thương buôn bán phát triển kinh tế. Việc xây dựng cơ sở thuận lợi đã góp phần nâng cao hình ảnh và vị thế của NH trong lòng khách hàng đồng thời tạo môi trường làm việc tốt hơn cho cán bộ, nhân viên NH. Sau 18 năm chính thức và đi vào hoạt động, cơ cấu tổ chức của chi nhánh đã được kiện toàn, trình độ và năng lực của cán bộ ngày một nâng cao, đảm bảo yêu cầu công việc cũng như sự phát triển ổn định của NH.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhà nước cùng với sự quan tâm sát sao của NH NN&PTNT tỉnh Thanh Hoá, nhằm nâng cao chất lượng kinh doanh cũng như hoạt động tín dụng của NH. Chi nhánh số 2 đã áp dụng nhiều biện pháp hữu hiệu như đổi mới công tác tổ chức cán bộ, tạo mọi điều kiện để cán bộ công nhân viên trong toàn chi nhánh có thời gian học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ trong công tác, trang bị thêm các phương tiện máy móc thiết bị hiện đại để thực hiện tốt việc hiện đại hoá hệ thống thanh toán NH cũng như phục vụ công tác được tốt và hiệu quả hơn.
Tính đến nay chi nhánh số 2 NH NN&PTNT có 20 cán bộ, nhân viên, trong đó trình độ đại học, cao đẳng chiếm 95% còn lại là trung cấp chuyên nghiệp.
2.1.2 Cơ cấu tổ chức - Ban Giám Đốc gồm: + 01 Giám Đốc + 01 Phó Giám Đốc - Phòng Kế Toán - Phòng Tín Dụng • Hệ thống tổ chức bộ máy quản lý
Sơ đồ 1: Hệ thống bộ máy quản lý của Chi nhánh NH NN&PTNT chi nhánh số 2 Thanh Hóa Giám đốc Phó Giám đốc P. Kế toán P. tín dụng 2.1.3. Các phòng ban chức năng - Ban Giám Đốc
Ban giám đốc có chức năng điều hành, hướng dẫn, tổ chức nhân sự thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh của chi nhánh, phổ biến thực hiện các kế hoạch từ trụ sở chính, trực tiếp báo cáo với cấp trên những vấn đề phát sinh và thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh của chi nhánh hàng tháng, hàng quý, hàng năm. Trong đó: + Giám đốc: Là người đứng đầu thực hiện nhiệm vụ quyền hạn của mình theo quy định của NH nông nghiệp cấp trên, chịu trách nhiệm trước chủ tịch hội đồng
quản trị và tổng giám đốc NH NN&PTNT Việt Nam về toàn bộ hoạt động điều hành kinh doanh của chi nhánh. Giám đốc phân công uỷ quyền cho các phó giám đốc giải quyết và ký một số văn bản về toàn bộ hoạt động điều hành kinh doanh của chi nhánh. + Phó giám đốc: Là người giúp giám đốc phụ trách điều hành một số hoạt động nghiệp vụ kinh doanh của đơn vị và phải chịu trách nhiệm trước giám đốc, trước pháp luật về thực hiện các nhiệm vụ được phân công, điều hành hoạt động nghiệp vụ của các phòng, tổ chuyên môn nghiệp vụ mình phụ trách.
- Phòng kế toán
Phòng kế toán có 5 nhân viên kế toán, 4 cán bộ thu ngân và 1 trưởng phòng kế toán có chức năng và nhiệm vụ sau:
+ Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê và thanh toán theo quy định của NH nhà nước, NHNo&PTNT Việt Nam.
+ Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch tài chính, quyết toán kế hoạch thu, chi tài chính, quỹ tiền lương đối với các chi nhánh trên địa bàn trình NH nông nghiệp cấp trên phê duyệt.
+ Thực hiện các khoản nộp ngân sách nhà nước theo quy định. + Chấp hành các chế độ báo cáo và kiểm tra chuyên đề.
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc giao. - Phòng tín dụng
Phòng tín dụng gồm 6 cán bộ tín dụng, 1 trưởng phòng tín dụng có những nhiệm vụ sau:
+ Đầu mối tham mưu cho giám đốc xây dựng khách hàng tín dụng, phân loại khách hàng và đề xuất các chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng.
+ Phân tích kinh tế theo ngành, nghề kinh tế kỹ thuật, danh mục khách hàng để lựa chọn biện pháp an toàn cho vay đạt hiệu quả cao.
+ Thẩm định và đề xuất cho vay các dự án tín dụng theo phân cấp uỷ quyền.
+ Thẩm định các dự án, hoàn thiện hồ sơ trình NH cấp trên theo phân cấp uỷ quyền.
+ Tiếp nhận và thực hiện các chương trình, dự án thuộc nguồn vốn trong địa bàn, theo dõi, đánh giá, sơ kết đề xuất tổng giám đốc nhân rộng.
+ Thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và đề xuất hướng khắc phục.
+ Tổng hợp báo cáo và kiểm tra chuyên đề theo quy định. + Thực hiện các nhiệm vụ khác do giám đốc giao.
• Các hoạt động kinh doanh chủ yếu tại chi nhánh số 2
Cũng như các NH thương mại khác, nhiệm vụ của NH nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh số 2 Thanh Hóa là trực tiếp kinh doanh trong lĩnh vực: tiền tệ - tín dụng - thanh toán, cụ thể:
+ Nhận gửi tiền của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế và dân cư, phát hành các loại trái phiếu, kỳ phiếu bằng tiền Việt Nam.
+ Thực hiện các nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn, trung hạn và dài hạn cho tất cả các thành phần kinh tế trên địa bàn.
2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của NH NN&PTNT – AGRIBANK chi nhánh Thanh Hóa từ năm 2010-21012 nhánh Thanh Hóa từ năm 2010-21012 nhánh Thanh Hóa từ năm 2010-21012 nhánh Thanh Hóa từ năm 2010-21012
Bảng2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của NH NN&PTNT – AGRIBANK chi nhánh Thanh Hóa qua các năm 2010-21012
Đơn vị tính: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh 2011/2010 2012/2011 Chênh lệch Tỷ lệ% Chênh lệch Tỷ lệ% Tổng Doanh thu 35,195 54,610 50,178 19,415 55,16 -4,432 -8,11 Tổng chi phí 30,459 45,100 40,428 14,641 48,06 -4,672 -10,36 LN trước thuế 4,736 9,510 9,750 4,774 100,8 0,240 2,52 Tổng tài sản nợ 155,212 171,152 229,053 15,940 10,26 57,901 33,8
(Nguồn: Biểu tổng hợp thu nhập, Chi phí hàng năm của NH NN&PTNT chi nhánh số
2 - Thanh Hoá)
- Doanh thu tăng trưởng đều qua các năm 2010, 2011 và 2012 do chi nhánh đẩy mạnh hoạt động kinh doanh tăng nguồn thu từ dịch vụ kinh doanh NH. Ngoài ra chi nhánh đẩy mạnh tăng trưởng dư nợ bình quân trong năm cao hơn so với các năm trước, theo đó nguồn thu lãi cho vay gia tăng. Bên cạnh đó chi nhánh đã tiết giảm được các khoản chi phí kinh doanh( tốc độ tăng chi phí thấp hơn tốc độ tăng doanh thu), vì vậy lợi nhuận của NH cũng gia tăng qua các năm.
- Tổng tài sản nợ là nguồn vốn huy động từ khác hàng đó chính là nợ phải trả cho khách hàng. Những năm qua chi nhánh đã tích cực huy động vốn từ nguồn vôn dân cư và các tổ chức kinh tế khác nên nguồn vốn cũng tăng trưởng đều qua các năm từ 2010 đến 2012.
2.2 Thực trạng CVTD tại NH NN&PTNT – AGRIBANK chi nhánh Thanh Hóa từ năm 2010-21012 từ năm 2010-21012
2.2.1. Cơ sở pháp lý cho hoạt động CVTD tại Việt Nam
Chúng ta đã biết, hoạt động CVTD ở Việt Nam trong thời gian gần đây mới được các NH thực sự quan tâm, mặc dù hoạt động CVTD đã xuất hiện ở nước ta từ đầu những năm 1990 và phát triển vào những năm 1993 – 1994 tập trung chủ yếu là cho vay trả góp. Cơ sở pháp lý cho hoạt động cho vay này là áp dụng quyết định số 18/QĐ-NH5 ngày 16/02/1994 của thống đốc NHNN ban hành: “Thể lệ cho vay vốn phát triển KT gia đình và CVTD”. Theo quyết định này, thì một trong những điều kiện được vay vốn là: “Cơ quan quản lý hoặc cơ quan trả lương, trả trợ cấp cho viên chức đó cam kết trích lương, trợ cấp hàng tháng trả nợ cho tổ chức tín dụng nếu đến hạn người vay không trả được nợ gốc và lãi”. Như vậy, có thể hiểu đối tượng của cho vay ở đây chỉ hạn chế trong phạm vi cán bộ công nhân viên chức của cơ quan Nhà nước mới có đủ điều kiện vay vốn là rất khắt khe, chặt chẽ.
Sau một thời gian hoạt động, do các điều kiện khách quan cũng như do sự xuất hiện