Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát đối với hoạt động CVTD

Một phần của tài liệu bài 2 MỘT số GIẢI PHÁP NHẰM mở RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG tại NH NNPTNT AGRIBANK CHI NHÁNH số 2 THANH hóa (Trang 67 - 71)

hàng ở tỉnh Thanh Hóa. Muốn có điều này, NH cần phải quan tâm một cách đúng mức tới công tác kiểm tra, kiểm soát và nhận thức rõ vai trò của nó bởi vì nó đánh giá mức độ tín nhiệm và phân loại các khách hàng ở tỉnh Thanh Hóa, kịp thời phát hiện và xử lý những vi phạm để đảm bảo khoản cho vay lành mạnh.

Để công tác kiểm tra, kiểm soát phát huy hết tác dụng với cho vay các khách hàng đồng thời khi thực hiện, chúng ta nên gắn hoạt động này với các bước của quá trình cho vay như sau:

Kiểm tra trước khi cho vay

Kiểm tra các điều kiện vay vốn, hồ sơ vay vốn và các nội dùng khác xem phù hợp với quy chế cho vay của NH chưa.

Kiểm tra trong khi cho vay

Kiểm tra chứng từ, tài liệu kèm theo giấy nhận nợ của cá nhân, và doanh nghiệp khi rút vốn vay để đảm bảo phù hợp với mục đích vay vốn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng. Trong trường hợp cần thiết cán bộ tín dụng phải kiểm tra tình hình thực tế sử dụng các khoản rút vốn trước đó.

Kiểm tra sau khi cho vay

Kiểm tra tình hình thực tế sử dụng vốn vay, tìm hiểu tình hình kinh doanh, thu nhập hàng tháng của khách hàng bằng cách yêu cầu khách hàng gửi giấy tờ liên quan chứng minh các điều này, khó khăn trong việc thu hồi nợ, kiểm tra tình trạng của tài sản đảm bảo. Từ đó, người cán bộ phát hiện kịp thời các vi phạm hợp đồng tín dụng (nếu có) xử lý ngay theo thỏa thuận trong hợp đồng, theo quy chế cho vay.

Bên cạnh đó, để hoạt động kiểm tra và kiểm soát khách hàng đạt hiệu quả cao không thể thiếu công tác kiểm tra định kì với hoạt động cho vay cá nhân thực hiện kinh doanh. Việc kiểm tra này được tiến hành theo định kỳ hoặc đột xuất do mỗi NH quy định. Trong trường hợp của AGRIBANK Thanh Hóa đã xảy ra một số trường hợp sai sót, bất cẩn khi cho vay như cán bộ tín dụng làm sai quy trình cho vay, không xuống kiểm tra định kỳ đối với cá nhân vay vốn, hoặc nếu có biên bản kiểm tra sơ sài không phản ánh tình hình thực tế của khoản vay đó… những việc như vậy tạo ra nhiều rủi ro cho NH. Chính vì thế, định kỳ trưởng (phó) phòng nên yêu cầu rà soát lại các hồ sơ, giấy tờ liên quan đến khách hàng sau đó báo cáo lại cho trưởng (phó) phòng nếu có sai sót phải tìm biện pháp giải quyết kịp thời. Trong trường hợp cán bộ nào vẫn để sao

sót, cán bộ đó phải chịu hoàn toàn trách nhiệm về mọi tổn thất phát sinh. Để hoạt động kiểm tra, kiểm soát hiệu quả hơn nữa, hàng tháng khi trả lương cán bộ nào để xay ra sai sót sẽ bị trừ lương.

Có thể nói, công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động cho vay giúp định hướng hoạt động CVTD đồng thời giúp nhà quản lý NH có cách nhìn tổng quan và chính xác hơn về nó, từ đó đưa ra những chiến lược, biện pháp cụ thể với mục đích nâng cao chất lượng CVTD. Chính vì thế, NH cần phải thực hiện công tác này một cách thường xuyên và chặt chẽ đồng thời yêu cầu các cán bộ tín dụng nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác này.

3.2.1.6. Chi nhánh số 2 NH NN&PTNT Thanh Hóa cần phải có chủ trương, chính sách kết hợp với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh lớn

Tại các nước phát triển, hoạt động CVTD đã phát triển đến một công nghệ theo dây chuyền khép kín gần như hoàn hảo từ nhà sản xuất – phân phối đến khách hàng thông qua kênh NH. Vì vậy, để mở rộng, thu hút và phát triển hoạt động CVTD chi nhánh NH NN&PTNT số 2 Thanh Hóa cần phải có phương án phối hợp với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, công ty phân phối hàng hóa để CVTD, tạo thành một mắt xích khép kín mà tất cả các bên đều có lợi. Đối với nền kinh tế thì nền sản xuất trong nước tăng trưởng và phát triển. Còn đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thì các doanh nghiệp bán được hàng hóa nhiều hơn, gia tăng được sản xuất, giải quyết được khâu đầu ra, quay vòng được vốn nhanh hơn. Còn đối với NH thì phát triển được hoạt động CVTD, thu hút được nhiều khách hàng biết đến NH mình hơn. Đối với người tiêu dùng được sử dụng hàng hóa trước, nâng cao được đời sống dân cư.

Hiện nay, các doanh nghiệp sản xuất trong nước đang được người dân rất tin cậy và sử dụng ngày càng nhiều vì chất lượng và mẫu mã hàng trong nước ngày càng phong phú, đa dạng và được nâng cao đáp ứng được nhu cầu của dân cư một cách tương đối tốt mà giá cả lại phù hợp. Đây là điều rất tốt cho việc liên kết thành công giữa NH và các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong nước. Vì vậy, NH NN&PTNT số 2 Thanh Hoá cần phải có chính sách kết hợp với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong nước này đồng thời có chủ trương hạn chế tài trợ cho tiêu dùng hàng hóa nhập khẩu để thu hút được khách hàng mở rộng được hoạt động CVTD của

3.2.1.7. Xây dựng áp dụng hệ thống tính điểm tự động trong khâu thẩm định của NH đối với khách hàng

Hiện nay, các NHTM nói chung cũng như chi nhánh NH NN&PTNT số 2 Thanh Hóa nói riêng thì khâu thẩm định khách hàng vay tiêu dùng chủ yếu do các bộ thẩm định tiến hành thông qua việc tiếp xúc trực tiếp qua khách hàng. Nội dùng thẩm định chủ yếu cũng chỉ xoay quanh thu nhập có thể dùng trả nợ từng kỳ của khách hàng và loại tài sản bảo đảm (đối với cho vay có bảo đảm) hay cơ quan làm việc hiện tại và thu nhập thường xuyên (đối với cho vay tín chấp) mà ít quan tâm đến các yếu tố khác cũng không kém phần quan trọng. Vì vậy, sẽ làm cho công tác thẩm định mất nhiều thời gian, công sức và chi phí của NH, còn khách hàng vay cảm thấy phức tạp, mất thời gian, mất cơ hội mua hàng hóa tốt. Do đó, dẫn đến NH CVTD không được nhiều. Mà hoạt động CVTD của NH liên quan đến khối lượng khách hàng lớn. Khi đó yêu cầu về cơ chế kiểm soát an toàn và hiệu quả cho việc ra quyết định cho vay là hết sức cần thiết. Do vậy, việc xây dựng được một hệ thống các tiêu chuẩn đánh giá khách hàng vay là rất quan trọng và có tính thực tiến cao trong hoạt động CVTD. Vì vậy, việc áp dụng hệ thống tính điểm tự động trong công tác thẩm định khách hàng là thực sự thiết thực đối với NH. Hệ thống tính điểm hoàn toàn được lập trình trên máy tính. Khi khách hàng có nhu cầu vay đến thì cán bộ chỉ cần nhập tất cả các thông tin về khách hàng thì hệ thống mày tính sẽ thông báo điểm của khách hàng đó.

Vậy chi nhánh NH NN&PTNT số 2 Thanh Hóa nên xây dựng cho chi nhánh mình một hệ thống chấm điểm cho các khách hàng vay phù hợp với NH mình. Chi nhánh tự đưa ra các tiêu thức và các mức điểm trong từng tiêu thức làm sao đánh giá được chính xác khách hàng xin vay. Chi nhánh sẽ đặt cho mình một mức điểm chuẩn. NH lựa chọn điểm chuẩn sao cho phù hợp với tình hình thực tế tại NH mà sao cho tối ưu nhất, không để có nợ xấu mà cũng không bỏ qua nhiều khoản vay tốt. Khi mà đã có mức điểm chuẩn thì cán bộ tín dụng căn cứ vào mức điểm mà khách hàng có nhu câuf xin vay đạt được để ra quyết định có cho khách hàng đó vay hay không. Tuy nhiên, NH cần phải kết hợp phương pháp thẩm định truyền thống để hạn chế được rủi ro, tránh được mất một số khách hàng tiềm năng.

Giải pháp này chủ yếu áp dụng cho vay đối với cán bộ công nhân viên chức. Ngày nay, nhu cầu vay tiêu dùng của cán bộ công nhân viên ngày càng tăng họ muốn vay nhưng chưa vay được. Đây chính là điều kiện thuận lợi để mở rộng và thu hút được lượng khách hàng là cán bộ công nhân viên chức. Việc áp dụng hình thức cho vay này sẽ được thông qua người đại diện thứ 3 đứng ra bảo lãnh (đơn vị khách hàng làm việc) việc thực hiện này sẽ đem lại có lợi cho các bên đặc biệt là NH sẽ mở rộng được khách hàng đồng thời tiết kiệm việc thu hồi nợ, nhân công và do có đơn vị bảo lãnh nên giảm được thủ tục cho vay….

Một phần của tài liệu bài 2 MỘT số GIẢI PHÁP NHẰM mở RỘNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG tại NH NNPTNT AGRIBANK CHI NHÁNH số 2 THANH hóa (Trang 67 - 71)