thực tiễn.
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là quá trình bố trí, sắp xếp các loại đất cho các ngành, các lĩnh vực trến địa bàn một cách hợp lý nhất. Quy hoạch sử dụng đất giải quyết được mâu thuẫn giữa các loại đất, xác định cơ cấu hợp lý sử dụng đất. Mặt khác quy hoạch sử dụng đất còn là biện pháp hữu hiệu của nhà nước nhằm tổ chức lại việc sử dụng đất đai, hạn chế sự chồng chéo, gây lãng phí đất đai, tránh tình trạng chuyển mục đích tùy tiện, ngăn ngừa các hiện tượng tranh chấp, lấn chiếm hủy hoại đất.
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một biện pháp quan trọng của nhà nước trong việc tổ chức quản lý và kế hoạch sử dụng đất một cách tiết kiệm và kế hoạch. Bởi vì quy hoạch sử dụng đất sẽ thống kê được từng loại đất từ đó cấp GCNQSDĐ tới chủ sử dụng đất, lên kế hoạch sử dụng đất cho từng vùng, thông qua đó nhà nước sẽ quản lý chặt chẽ đồng thời định hướng cho người sử dụng đất, sử dụng tiết kiệm và sử dụng quỹ đất đúng mục đích.
Quy hoạch sử dụng đất đai là công cụ hữu hiệu giúp cho Nhà nước nắm chắc quỹ đất đai và xây dựng chính sách sử dụng đất đai đồng bộ có hiệu quả cao, hạn chế sự chồng chéo trong quản lý đất đai, ngăn chặn các hiện tượng chuyển mục đích sử dụng tuỳ tiện, hiện tượng tiêu cực, tranh chấp, lấn chiếm, huỷ hoại đất đai, phá vỡ cân bằng sinh thái.
Quy hoạch kế hoạch sử dụng đất là một bước đột phá nhằm mục đích thúc đẩy quá trình lập bản đồ sử dụng đất cũng như cấp GCNQSDĐ, từ đó quy hoạch kế hoạch sử dụng đất sẽ giúp cho tâm lý người sử dụng đất được vững vàng và họ yên tâm đầu tư sản xuất nâng cao thu nhập cho gia đình và xã hội.
Hơn nữa quy hoạch sử dụng đất còn tạo điều kiện để sử dụng đất hợp lý hơn. Trên cơ sở phân hạng, bố trí sắp xếp các loại đất đai quy hoạch sử dụng đất tạo ra cái khung bắt các đối tượng quản lý và sử dụng đất đai theo khung đó. Khi các đối tượng sử dụng đất hiểu rõ được phạm vi ranh giới và chủ quyền về các loại đất thì họ yên tâm đầu tư khai thác phần đất đai của mình, điều đó còn giúp cho quá trình cấp GCNQSDĐ diễn ra thuận lợi hơn.
Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là cơ sở quan trọng của quá trình đăng ký cấp GCNQSDĐ. Dựa vào quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất mà cán bộ địa chính xã có thể xác định được thửa đất đó có sử dụng đúng mục đích hay không, ngăn chặn các vi phạm xảy ra trong lĩnh vực đất đai.
Do đó để đẩy nhanh công tác cấp GCNQSDĐ thì huyện nên có quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ổn định lâu dài. Căn cứ vào quy hoạch để quy định mục đích sử dụng đất cho mỗi thửa đất, tránh tình trạng đất giao cho người sử dụng mà không dám cấp GCNQSDĐ vì chưa rõ đất có nằm trong quy hoạch hay không. Hoặc những thửa đất đã được cấp giấy chứng nhận nhưng đất này lại chuyển sang mục đích khác làm tốn kinh phí và thời gian cho công tác cấp đổi, chỉnh lý biến động về đất đai.
Bên cạnh đó tăng cường quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất một cách tiết kiệm và hiệu quả, đảm bảo tính thực thi trong quá trình thực hiện. Đồng thời khi có quy hoạch phải công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để từng người dân, cán bộ được biết nội dung của quy hoạch.
3.2.6 Quy định trách nhiệm của công chức và xử lý cán bộ vi phạm
Tăng cường thanh tra, kiểm tra trách nhiệm việc thi hành pháp luật về khiếu nại, tố cáo nhằm chấn chỉnh công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực này; tổ chức thực hiện nghiêm túc các quyết định, kết luận đã có hiệu lực pháp luật. Xử lý kịp thời, nghiêm minh đối với cán bộ, công chức có sai phạm trong thi hành công vụ. Chú trọng nâng cao chất lượng công tác tổng hợp tình hình; thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin báo cáo theo đúng quy định đáp ứng kịp thời cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo trên địa bàn .
Xử lý vi phạm là biện pháp của cơ quan nhà nước khi có hành vi vi phạm trong quản lý và cấp GCNQSDĐ. Xử lý vi phạm có thể bằng biện pháp hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Điều 141 Luật đất đai năm 2003 quy định : Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái với quy định của pháp luật trong giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất, chuyển quyền sử dụng đất, thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, xác định nghĩa vụ tài chính về đất đai, quản lý hồ sơ địa chính, ra quyết định hành chính trong quản lý đất đai; thiếu trách nhiệm trong quản lý để xảy ra vi phạm pháp luật về đất đai hoặc có hành vi khác gây thiệt hại đến tài nguyên đất đai, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Vì vậy, để đảm bảo quyền lợi của người dân cũng như người quản lý, việc thanh tra, kiểm tra phải được tiến hành thường xuyên và đột xuất. Chỉ có
các quy định về đất đai. Đối với các trường hợp vi phạm cần kiên quyết xử lý kịp thời và nghiêm chỉnh để giữ gìn kỹ cương phép nước.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu vấn đề này, tác giả có thể rút ra một số kết luận sau: 1. Đất đai là tài sản vô cùng quan trọng của mỗi quốc gia, là điều kiện sinh tồn và không thể thiếu được trong quá trình sản xuất. Do đó để quản lý tốt và nâng cao hiệu quả sử dụng đất thì cấp GCNQSDĐ là một biện pháp có ý nghĩa rất lớn trong quản lý nhà nước về đất đai.
2. Công tác cấp GCNQSDĐ là một nội dung rất quan trọng trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai. Bởi vậy công tác cấp GCNQSDĐ trên địa bàn huyện Diễn châu đã và đang được triển khai hết sức khẩn trương theo đúng quy trình mà Nhà nước quy định. Việc cấp GCNQSDĐ cho hộ gia đình cá nhân trên địa bàn huyện đã đóng góp rất lớn trong công tác quản lý đất đai
3. Tại huyện Diễn châu trong những năm gần đây đã đạt được những thành tựu cơ bản trong cấp GCNQSDĐ. Đến nay, trên 97% số hộ gia đình, cá nhân, tổ chức sử dụng đất đã kê khai đăng ký quyền sử dụng đất; lập sổ mục kê đất cho 85,9% số xã; lập sổ địa chính cho 79,3% số xã. Việc thiết lập hệ thống hồ sơ địa chính với đầy đủ những thông tin cần thiết về các mặt tự nhiên, kinh tế, xã hội, pháp lý là một tiến bộ quan trọng trong công tác quản lý đất đai. Công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được triển khai từ năm 1996. Tính đến tháng 12 năm 2012, huyện đã cấp được 132.684 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân và tổ chức với diện tích 20.073,64 ha, trong đó đã cấp chứng nhận quyền sử dụng đất đối với diện tích đất sản xuất nông nghiệp đạt 99,55%; diện tích đất lâm nghiệp đạt 77,15%; diện tích đất ở đạt 97,0%; diện tích đất chuyên dùng đạt 61,29%.
lý đất đai ở huyện ngày càng được tốt hơn, góp phần nâng cao đời sống KT - XH, bổ sung thêm kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cho cán bộ địa chính trong toàn huyện, giúp địa phương nắm chắc được quỹ đất để quản lý và xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất nhằm nâng cao hiệu quả hơn nữa. Tuy nhiên, trong vấn đề này hiện nay huyện vẫn đang tồn tại những vướng mắc trong quá trình cấp GCNQSDĐ. Những hộ hiện nay chưa được cấp giấy chứng nhận hầu hết đều do vướng mắc về hồ sơ thủ tục và giấy tờ liên quan. Quyết định số 46/2013/QĐ-UBND ngày 21/8/2013 của UBND tỉnh đã giải quyết được một số trường hợp, tuy nhiên lại vướng mắc một số trường hợp khác chưa được giải quyết như: Thôn, xóm giao trái thẩm quyền, xã giao trái thẩm quyền nhưng chưa xây dựng nhà ở mà không có biên bản giao đất hoặc xã, hợp tác xã giao trái thẩm quyền có thu tiền nhưng giấy tờ về thu tiền không có hoặc không ghi vào sổ quỹ…nên vẫn chưa đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận theo quy định.
Ngoài ra, nguồn gốc và quá trình sử dụng đất của một số hộ gia đình, cá nhân phức tạp, không rõ ràng, không có trong hồ sơ địa chính, hệ thống hồ sơ địa chính, bản đồ địa chính không đầy đủ, cũ nát…;
Một bộ phận nhân dân chưa nhận thức được quyền và nghĩa vụ trong việc kê khai cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên không kê khai hoặc đã được lập hồ sơ, có thông báo nộp tiền của cơ quan thuế nhưng không thực hiện nghĩa vụ tài chính.
Hệ thống cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính chưa có. Trong khi đó công tác lưu trữ hồ sơ, chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính từ trước tới nay có nhiều bất cấp dẫn đến việc tra cứu thông tin, cung cấp hồ sơ theo yêu cầu của các cơ quan chức năng và giải phóng mặt bằng tốn mất nhiều thời gian và công sức;
5. Để hoàn thành tốt việc cấp GCNQSDĐ trên địa bàn huyện cần phải giải quyết triệt để các trường hợp chưa đủ điều kiện cấp GCNQSDĐ, chưa
đăng ký cấp GCNQSDĐ để có thể hoàn thành công tác cấp GCNQSDĐ trên địa bàn huyện.
Để đẩy nhanh tiến độ cấp GCNQSDĐ đòi hỏi huyện phải giải quyết đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó chủ yếu là Đơn giản hóa thủ tục hành chính liên quan đến cấp GCNQSDĐ, Nâng cao năng lực trình độ cán bộ địa chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đất đai, đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền cho người dân, công tác quy hoạch kế hoạch...