Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đất đai.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại huyện Diễn Châu tỉnh Nghệ An (Trang 80 - 83)

Ứng dụng công nghệ thông tin là một trong các định hướng quan trọng của ngành Tài nguyên và môi Trường trong giai đoạn hiện nay. Việc ứng

dụng công nghệ thông tin là bắt buộc để đáp ứng được các mục tiêu quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường theo hướng phát triển bền vững và thực hiện chủ trương kinh tế hóa ngành. Trong các lĩnh vực quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực quản lý đất đai đã đạt được một số thành tựu nhất định, tuy nhiên còn nhiều điểm bất cập cần phải có một chiến lược dài hạn với các mục tiêu và phương pháp cụ thể để có thể có được một cơ sở dữ liệu đất đai theo mô hình hiện đại, thông suốt từ cấp trung ương đến cấp địa phương và là một trong những công cụ quản lý chính của ngành.

Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực quản lý đất đai đã đạt được một số thành tựu nhất định, tuy nhiên còn nhiều điểm bất cập cần phải có một chiến lược dài hạn với các mục tiêu và phương pháp cụ thể để có thể có được một cơ sở dữ liệu đất đai đa mục tiêu theo mô hình hiện đại, thông suốt từ cấp trung ương đến cấp địa phương và là một trong những công cụ quản lý chính của ngành. Hệ thống đăng ký quyền sử dụng đất hiện nay còn mang tính thủ công, thực hiện thiếu thống nhất ở các địa phương. Công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất chưa theo kịp tiến độ đo đạc lập bản đồ địa chính, do đó hạn chế hiệu quả đầu tư của việc đo vẽ bản đồ. Cơ sở dữ liệu bản đồ, hồ sơ địa chính thiếu về số lượng và kém về chất lượng, được cập nhật không thường xuyên, chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý đất đai và thị trường bất động sản trong giai đoạn hiện nay. Tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thực hiện chậm, không đạt được mục tiêu đề ra đã ảnh hưởng đến việc thực hiện quyền sử dụng đất của tổ chức và hộ gia đình cá nhân, hạn chế việc giao dịch quyền sử dụng đất trên thị trường bất động sản.

đất đai và giúp có được thông tin một cách dễ dàng, chính xác nhất, giúp quản lý các biến động và cập nhật chúng mộ cách kịp thời nhanh chóng, làm cho các thông tin luôn phán ánh một cách trung thực nhất về hiện trạng của từng thửa đất, giúp cho công tác cấp GCNQSDĐ một cách dễ dàng và chính xác bằng việc cập nhật các thông tin về thửa đất vào hệ thống. Đối với người dân việc ứng dụng công nghệ thông tin sẽ giúp cho người dân giảm thời gian đi lại, chờ đợi trong việc xin các loại giấy từ về đất đai, có được các thông tin về đất đai một cách nhanh chóng. Còn đối với xã hội việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đất đai làm cho công tác quản lý tài chính về đất đai một cách hiệu quả và chính xác, góp phần tăng thu ngân sách của địa phương bằng việc thu đúng, thu đủ các loại thuế về đất đai.

Hiện nay trên địa bàn huyện Diễn châu việc ứng dụng khoa học công nghệ vào lĩnh vực quản lý đất đai còn nhiều hạn chế. Hồ sơ quản lý đất đai 38 đang tồn tại giấy, chỉ có thị trấn có bản đồ dạng số và chưa có phần mềm về quản lý đất đai. Mặt khác hồ sơ địa chính cũ nát, không đầy đủ thông tin, thất lạc nhiều gây khó khăn cho công tác quản lý đất đai.

Trên thực tế diện tích trong hồ sơ địa chính và diện tích thực tế của thửa đất có sai lệch rất nhiều. Để xác định được diện tích nào được công nhận thì trước hết phải căn cứ vào hồ sơ địa chính và nguồn gốc thửa đất. Việc xem lại hồ sơ địa chính và xác định được nguồn gốc thửa đất làm mất nhiều thời gian cho vấn đề xác minh. Mặt khác trong quản lý đất đai sai số cho phép khi đo đạc là 5% cho nên đo đạc bằng phương pháp thủ công (đo bằng tay) không cho kết quả thống nhất. Hôm nay đo đạc cho kết quả này nhưng ngày mai người khác đo lại cho kết quả khác. Điều đó gây khó khăn cho người dân cũng như trong cải cách thủ tục hành chính.

Vì vậy, việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đất đai đã giúp cho đội ngũ cán bộ địa chính cấp xã làm tốt công tác báo cáo thống kê, kiểm soát được số liệu đất đai của từng vùng, từng loại đất và từng hộ gia đình cá nhân sử dụng đất, quản lý việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; tra cứu và báo cáo nhanh những biến động về đất đai trên địa bàn quản lý hàng năm; giải phóng một khối lượng công sức tính toán thủ công của cán bộ xã khi cần xử lý thông tin về đất đai. Bên cạnh đó, việc ứng dụng công nghệ thông tin còn hỗ trợ cho cán bộ địa chính cấp xã phát hiện nhiều sai sót trong công tác quản lý đất đai do lịch sử để lại, khắc phục các trường hợp sai sót thường gặp như: ghi trùng số chứng minh nhân dân chủ sử dụng, chung thửa, ghi trùng số vào sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất...

Do đó để đáp ứng được ngày càng tốt việc cấp GCNQSDĐ cho người dân cần đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin, phần mềm quản lý đất đai, đặc biệt đẩy nhanh việc đo đạc thành lập bản đồ địa chính bằng công nghệ số cho tất cả các xã còn lại trên địa bàn huyện để tiến tới xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính số nhằm nâng cao hiệu quả và đẩy nhanh công tác công tác cấp GCNQSDĐ.

Tiếp tục kiện toàn Văn phòng Đăng ký QSD đất cấp huyện; tăng cường cán bộ cho bộ máy quản lý nhà nước về đất đai từ tỉnh đến huyện, nhất là Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện; tăng cường bổ sung đồng bộ các trang thiết bị nhằm đáp ứng cho công tác quản lý đất đai, cập nhật, chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính tại các cấp.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại huyện Diễn Châu tỉnh Nghệ An (Trang 80 - 83)