Thực trạng HSYK Toán lớp 10 ở tỉnh Cao Bằng

Một phần của tài liệu Một số biện pháp sư phạm giúp đỡ học sinh yếu kém ở vùng núi tỉnh Cao Bằng trong dạy học toán lớp 10 trung học phổ thông (Trang 32 - 34)

Cao Bằng là một tỉnh nằm ở phía Đông Bắc của tổ quốc, với diện tích đất tự nhiên 6.690,72 km2, là cao nguyên đá vôi xen lẫn núi đất, có độ cao trung bình trên 200m, vùng biên giới có nơi cao từ 600 – 1300m so với mực nước biển. Rừng núi chiếm hơn 90% diện tích toàn tỉnh. Cao Bằng có 11 dân tộc anh em trong đó dân tộc Kinh chiếm 5,8% còn lại là dân tộc thiểu số.

Với điều kiện kinh tế khó khăn, ngân sách đầu tư cho giáo dục còn hạn chế nên chất lượng giáo dục còn thấp. Về hệ thống các trường THPT, Cao Bằng có 28 trường THPT, 1 trường Chuyên, 1 trường THPT Dân tộc nội trú. Một số trường có cơ sở vật chất và số lượng GV tương đối đầy đủ, còn đa số các trường thiếu về cơ sở vật chất, đội ngũ GV thiếu về số lượng và chất lượng chưa cao. Chất lượng HS còn thấp và chưa đồng đều giữa các huyện. Thống kê chất lượng thi đầu vào lớp 10 toàn tỉnh Cao Bằng trong 3 năm gần đây chúng tôi thu được kết quả như sau:

- Năm học 2010 - 2011:

Bảng 1.1: Kết quả thi đầu vào hai môn Văn, Toán năm học 2010 - 2011 Môn Tổng số bài Số bài trên trung bình Tỷ lệ %

Số bài bị điểm liệt ( 0 điểm) Tỷ lệ % Toán 7216 1746 24,20 222 3,08 Văn 7216 1451 20,11 11 0,15 - Năm học 2011-2012:

Bảng 1.2: Kết quả thi đầu vào hai môn Văn, Toán năm học 2011 - 2012 Môn Tổng số bài Số bài trên trung bình Tỷ lệ %

Số bài bị điểm liệt (0 điểm)

Tỷ lệ % Toán 5523 246 4,45 104 1,88

- Năm học 2012-2013:

Bảng 1.3: Kết quả thi đầu vào hai môn Văn, Toán năm học 2012 - 2013 Môn Tổng số bài Số bài trên trung bình Tỷ lệ %

Số bài bị điểm liệt (0 điểm)

Tỷ lệ % Toán 5345 367 6,87 96 1,8

Văn 345 78 1,46 39 0,73 Qua số liệu thi đầu vào hai môn Văn, Toán của 3 năm học cho thấy: Chất lượng đầu vào của các trường THPT tỉnh Cao Bằng là rất thấp, tỉ lệ HS đạt điểm yếu, kém là trên 90%. Thực tế trên đòi hỏi ngành giáo dục tỉnh Cao Bằng cần nỗ lực hết sức để nâng cao chất lượng giáo dục THPT.

Qua phiếu điều tra khảo sát và thực tiễn dạy học của bản thân cho thấy, chất lượng đại trà của HS còn yếu. Số HS tự mình tiếp thu và giải được các bài toán không nhiều, hầu hết HS còn yếu các kĩ năng kiến tạo kiến thức (yếu về định hướng giải toán, yếu về kĩ năng chuyển đổi bài toán, kĩ năng chuyển đổi ngôn ngữ, kĩ năng phát hiện vấn đề để giải quyết vấn đề,...). Đa số HS chưa biết phương pháp học, nên hiệu quả học tập trong nhà trường là chưa cao. Kỹ năng ghi chép và nhớ còn “ngự trị”, “lấn át” những kỹ năng khác như: Tự đọc, tự suy nghĩ, tìm tòi, tự tóm lược, … Điều này ảnh hưởng rất lớn tới việc học ở những bậc học cao hơn. Có đến 80% HS chỉ học thuộc lòng những gì GV cho ghi trong vở và những định nghĩa ở SGK, chỉ khoảng 10% HS tự giác làm bài tập ở sách bài tập và sách tham khảo, 70% HS chỉ làm những bài tập dễ ở SGK, 20% HS hầu như không làm bài tập ở nhà. HS còn lười suy nghĩ, chưa tích cực tư duy hoạt động trí não tìm tòi phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề, tiếp thu kiến thức một cách thụ động nên dễ quên, không vận dụng linh hoạt, sáng tạo vào giải toán. HS chưa có thói quen tư duy tìm tòi, sáng tạo, khai thác các vấn đề mới từ những cái đã biết, đã học. Có

khoảng 30% HS chú ý nghe giảng, suy nghĩ, tích cực phát biểu, xây dựng bài, 55% chủ yếu chỉ nghe giảng và ít khi phát biểu, 15% không chú ý nghe giảng. Đa số HS (65%) cho rằng Toán học là môn học trừu tượng, khó hiểu, phải học là do bắt buộc nên không hứng thú học tập.

Bên cạnh đó một bộ phận GV còn chưa cố gắng đổi mới phương pháp, chưa thực sự yêu nghề và tâm huyết với nghề. Chưa xây dựng được hứng thú học tập cho HS, chưa biết cách tổ chức các hoạt động giáo dục phù hợp với các đối tượng HS.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp sư phạm giúp đỡ học sinh yếu kém ở vùng núi tỉnh Cao Bằng trong dạy học toán lớp 10 trung học phổ thông (Trang 32 - 34)