Khái quát về chương trình môn Toán lớp 10 THPT

Một phần của tài liệu Một số biện pháp sư phạm giúp đỡ học sinh yếu kém ở vùng núi tỉnh Cao Bằng trong dạy học toán lớp 10 trung học phổ thông (Trang 36 - 38)

Chương trình Toán 10 (Cơ bản) được quy định theo khung chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nội dung giảng dạy chi tiết Đại số gồm:

Chương I: Mệnh đề. Tập hợp (10 tiết) bao gồm: Mệnh đề; Tập hợp và các phép toán trên tập hợp; Các tập hợp số ; Số gần đúng và sai số.

Chương II: Hàm số bậc nhất và bậc hai (8 tiết) bao gồm: Hàm số; Hàm số y = ax + b; Hàm số bậc hai.

Chương III: Phương trình và hệ phương trình (10 tiết) bao gồm: Đại cương về phương trình; Phương trình quy về bậc nhất và bậc hai; Phương trình và hệ phương trình bậc nhất nhiều ẩn.

Chương IV: Bất đẳng thức và bất phương trình (15 tiết) bao gồm: Bất đẳng thức; Bất phương trình và hệ bất phương trình bậc nhất một ẩn; Dấu của nhị thức bậc nhất; Bất phương trình bậc nhất hai ẩn; Dấu của tam thức bậc hai.

Chương V: Thống kê (7 tiết) bao gồm: Bảng phân bố tần số và tần xuất; Biểu đồ; Số trung bình cộng. Số trung vị. Mốt; Phương sai và độ lệch chuẩn.

Chương VI: Cung và góc lượng giác. Công thức lượng giác (8 tiết) bao gồm: Cung và góc lượng giác; Giá trị lượng giác của một cung; Công thức lượng giác;

Nội dung giảng dạy Hình học gồm:

Chương I: Vectơ (13 tiết) bao gồm: Các định nghĩa; Tổng và hiệu của hai vectơ; Tích của vectơ với một số; Hệ trục tọa độ.

Chương II: Tích vô hướng của hai vectơ và ứng dụng (18 tiết) bao gồm: Giá trị lượng giác của một góc bất kì từ 00 đến 1800; Tích vô hướng của hai vectơ; Các hệ thức lượng trong tam giác và giải tam giác.

Chương III: Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng (12 tiết) bao gồm: Phương trình đường thẳng; Phương trình đường tròn; Phương trình đường elip.

Các mục tiêu dạy học môn Toán lớp 10 THPT được xác định như sau:

- Mục tiêu chung:

+ Cung cấp cho HS những kiến thức, kĩ năng, phương pháp toán học phổ thông cơ bản, thiết thực.

+ Góp phần quan trọng vào việc phát triển năng lực trí tuệ, hình thành cho HS những khả năng suy luận đặc trưng của toán học, rất cần thiết cho thực tiễn cuộc sống.

+ Góp phần hình thành và phát triển cho HS các phẩm chất, phong cách lao động khoa học, biết hợp tác lao động, có ý chí và thói quen tự học thường xuyên.

+ Tạo cơ sở để HS tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.

- Mục tiêu cụ thể:

+ Hoàn thiện việc mở rộng hệ thống số từ tự nhiên đến số phức.

+ Cung cấp kiến thức và phương pháp nghiên cứu một số hàm số sơ cấp và ứng dụng của chúng, giải các phương trình, bất phương trình liên quan đến các hàm sơ cấp.

+ Cung cấp một số kiến thức ban đầu của đại số tổ hợp, thống kê và xác xuất. + Cung cấp một số kiến thức liên quan đến véc tơ, tích vô hướng của hai véc tơ và ứng dụng, phương pháp tọa độ trong phẳng.

+ Vận dụng được các kiến thức đã học vào việc giải các bài toán đơn giản và một số bài toán thực tiễn.

+ Có khả năng suy luận hợp lí, hợp lôgic trong những tình huống cụ thể, có khả năng tiếp nhận và biểu đạt các vấn đề một cách chính xác.

+ Rèn luyện đức tính ham hiểu biết, yêu khoa học (đặc biệt là toán học), rèn luyện sự cẩn thận, chính xác, nghiêm túc, năng động sáng tạo, cần cù vượt khó trong lao động.

SGK có đưa ra các hoạt động như: Ôn lại kiến thức cũ, đặt vấn đề cho kiến thức mới, xem xét các trường hợp riêng, áp dụng trực tiếp các công thức đã tìm ra trong phần lí thuyết...Tuy nhiên khi dạy học cho đối tượng HSYK GV có thể thay đổi nội dung và mức độ yêu cầu cho phù hợp với từng tình huống học tập.

Cách thức thực hiện các hoạt động trong SGK cũng hết sức phong phú như: HS tự đọc và học trước ở nhà, GV hướng dẫn cho HS làm tại lớp, đặt vấn đề cho cả lớp cùng nghiên cứu, chia ra các đề tài nhỏ cho các nhóm tìm hiểu và giải quyết...Nhưng đối với HSYK thì các em không có kỹ năng tự học và tự đọc, kỹ năng làm việc theo nhóm cũng yếu, sức ì trong tư duy lớn. Vì vậy mỗi GV phải suy nghĩ, tìm tòi nhiều hơn để tập cho HS hoạt động và sáng tạo nhiều hơn.

Trong quá trình giảng dạy GV cần giúp các em HS có được niềm tin, biết tự đánh giá năng lực của bản thân, luôn động viên và khích lệ những tiến bộ của HS cho dù nhỏ nhất. Khuyến khích HS đọc những mẩu chuyện về lịch sử toán học, những nội dung trong tiêu đề “Bạn có biết” hoặc tiểu sử các nhà toán học thế giới...làm cho nội dung toán học gắn với thực tế nhiều hơn, tăng cường hứng thú học toán của các em.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp sư phạm giúp đỡ học sinh yếu kém ở vùng núi tỉnh Cao Bằng trong dạy học toán lớp 10 trung học phổ thông (Trang 36 - 38)