tàu một cách hợp lý. Kết quả qua trọng tài xác định, mức độ hao mòn của tàu đã vượt xa mức hao mòn tự nhiên, vì người thuê tàu đã bố trí các chuyến đi liên tục trong thời hạn thuê, chủ tàu không có thời gian tiến hành duy tu bảo dưỡng; người thuê tàu phải chịu trách nhiệm về hư hại của tàu vì khi hoàn trả tàu không ở trạng thái tốt tương tự.
Về thuật ngữ “hao mòn tự nhiên”: Hao mòn của tàu có thuộc hao mòn tự nhiên thông thường hay không là tuỳ thuộc vào tính chất của vận chuyển. Các vết lồm nhẹ (dents), lượn
sóng (waving), cong (bents) thông thường đều được coi như là hao mòn tự nhiên. Ví dụ, nếu như hợp đồng ghỉ rõ tàu cho thuê để chở phế liệu sắt thép, bốc đỡ bằng cẩu kẹp thì khái niệm “ hao mòn từ nhiên” được mở rộng hơn khi có các vết lồm nhẹ, nhưng nếu cho thuê để chở lương thực, thì khi hoàn trả tàu, các vết lồm nếu phát sinh có thể coi không phải là hao mồn tự nhiên.
Nguyên nhân, khi hoàn trả, tàu đã không “trong tình trạng tốt tương tự” hầu hết đều gây
nên bởi quá trình bốc đỡ (Stevedore Damage). Vì công nhân bốc xếp là người làm thuê của
người thuê tàu, người thuê tàu phải gánh chịu tổn thất do họ gây ra. Để có thể đòi bồi
thường từ công ty bốc xếp hoặc yêu cầu Hội bảo hiểm P&I đền bù, người thuê tàu thường yêu cầu thuyển trưởng đưa ra các chứng cứ để hỗ trợ bằng các biên bản “Stevedore Damage”. Vì lẽ đó, trong nội dung hợp đồng, người thuê tàu cũng mong muốn phải có điểu
khoản “ Stevedore Damage Clause”. Điểu khoản này thường bao gồm các nội dung như SaU: