SỐ TAY HÀNG HẢI T

Một phần của tài liệu Sổ tay hàng hải - T2 - Chương 42 (Trang 33 - 34)

trong hợp đồng không có quy định bằng văn bản rằng lúc giao tàu, chủ tàu phải đảm bảo

tàu có khả năng đi biển, thì căn cứ vào hai câu chữ nói trên, căn cứ vào luật Anh, có thể

giải thích như sau: lúc bần giao tàu, chủ tàu phải đảm bảo tuyệt đối tàu đủ khả năng đi biển.

Sự đầm bảo khả năng đi biển như vậy cũng là ngầm định.

Đảm bảo khả năng đi biển tuyệt đối thực tế là một việc khó, liên hệ với điêu khoắn “chấm dứt hợp đồng”, nếu như khi giao tàu, thực tế tàu chưa đủ khả năng đi biển, vậy về mặt lý thuyết, người thuê tàu có quyển chấm dứt hợp đông hay không?, Nếu câu trả lời là có thì điều đó đi ngược lại ý nguyện giao kèo của đôi bên khi xác lập hợp đồng. Mục đích của việc xác lập hợp đồng là để thực thi hợp đồng chứ không phải để cho một bên nào đó chắng cần biết sự việc to nhỏ ra sao, có thể phá bỏ hợp đông một cách dễ đàng. Để xác định địa vị

pháp lý của đôi bên trong hợp đồng, toà án Anh, Mỹ đưa ra nguyên tắc “ví phạm giao kèo mức độ nhẹ” và “vi phạm giao kèo nghiêm trọng” để hạn chế quyên chấm dứt hợp đồng của người thuê tàu,

“Vị phạm giao kèo mức độ nhẹ” chỉ ra rằng khi giao tàu, tàu có tổn tại một vài khiếm khuyết thứ yếu, các khiếm khuyết này có thế được khắc phục kịp thời, đứng về mục đích thương

mại, không ảnh hưởng đến việc sử dụng tàu của người thuê tàu. Khi giao tàu, tàu chỉ có

khiếm khuyết nhẹ, thì người thuê tàu không có quyển chấm dứt hợp đông.

*Vi phạm giao kèo mức độ nghiêm trọng” chỉ ra rằng, khi giao tàu, tàu có một số khiếm khuyết chủ yếu, các khiếm khuyết này không thể khắc phục ngay hoặc ảnh hưởng đến mục

tiêu thương mại của người thuê tàu. Như vậy, “vi phạm mức độ nghiêm trọng”. có khả năng dẫn tới người thuê tàu chấm dứt hợp đồng.

Nhưng, làm thế nào để phân biệt vi phạm nhẹ và vi phạm nghiêm trọng theo nguyên tắc nói ở trên, tiêu chuẩn phân biệt là gì, về mặt pháp lý đây là một việc rất khó, chỉ có thể tuỳ theo từng trường hợp, căn cứ theo các án lệ, phân tích cụ thể mới có thể có câu trả lời thoả đáng.

Vì vậy, khi ký hợp đồng cũng như khi bàn giao tàu, vấn để đảm bảo tàu đỏ khả năng đi biển không thể coi như là “điểu khoản điều kiện”, mà chỉ là “điều khoắn trung gian”, một khi điều khoản này bị phá vỡ, hãy căn cứ vào tính chất và mức độ vi phạm giao kèo để

quyết định người thuê tàu được hưởng quyển như thế nào.

Mục 13 của Mẫu hợp đồng BALTIME ghi rõ ràng bằng văn bản, chủ tàu và người quản lý của họ thiếu cân mẫn để xử lý làm cho tàu có khả năng đi biển hoặc phù hợp với chuyến đi gây nên mất mát, hư hỏng và chậm trễ giao hàng, thì họ phải gánh chịu trách nhiệm (...Want of due diligence on the part of 0Wners or their Manager in making the Vessel seaworthy and fitted for the voyage..). Kết quả, nếu là sự thiếu cần mẫn là của thuyền viên và người hợp đồng độc lập, thì chủ tàu có thể vận dụng điều khoản này để miễn trách.

Một phần của tài liệu Sổ tay hàng hải - T2 - Chương 42 (Trang 33 - 34)