.Cải thiện chính sách phát triển TRSX

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp phát triển trồng rừng sản xuất của doanh nghiệp và các nhà đầu tư tại huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang (Trang 91 - 107)

a, Chính sách tiền tệ và tín dụng

Chính sách tiền tệ và tín dụng là chính sách chung của nền kinh tế. Chỉ có hoạt động trồng rừng với những đặc thù riêng cho nên Chính phủ có những ưu đãi riêng. Ngân hàng đầu tư phát triển thực hiện công văn 416/TTg-KTTH, ưu tiên cho các doanh nghiệp chế biến gỗ trong nước vay vốn ưu đãi để trồng rừng nguyên liệu cho doanh nghiệp theo đúng quy hoạch chi tiết của địa phương.

Tích cực tìm nguồn tín dụng ưu đãi từ các tổ chức tài chính nước ngoài cho cá nhân và hộ gia đình trồng rừng sản xuất đúng quy hoạch chi tiết của địa phương, tập trung cho những vùng còn khó khăn về hạ tầng và điều kiện kinh tế - xã hội (đối tượng của chương trình 135).

b, Chính sách đất đai

Tiếp tục thực hiện chủ trương giao, cho thuê đất rừng. Hoàn thiện thủ tục giao đất, cho thuê trên giấy và cắm mốc trên thực địa.

Các Tỉnh chỉ giao hoặc cho thuê đất đối với các dự án trồng rừng trên các khu vực có hơn 70% diện tích đất không có dân đang canh tác. Phương án giải phóng mặt bằng của dự án trồng rừng chỉ chấp nhận đổi đất với dân trong khu vực dự án, hạn chế việc sang nhượng lại đất canh tác của dân trong khu vực dự án.

Không giao, cho thuê đất thuộc các xã biên giới cho các tổ chức kinh tế ngoài quốc doanh để trồng rừng sản xuất. Khu vực biên giới nên giao đất cho

các đơn vị kinh tế quốc phòng. Không giao hoặc cho thuê đất tập trung hơn 2.000ha/huyện và tổng dự án không quá 10.000ha. Những dự án đã giao, cho thuê diện tích đất lớn hơn hạn mức này thì giữ nguyên. Không thu tiền thuê đất hàng năm mà thu khi khai thác rừng. Giá tiền thuê đất cần ổn định ít nhất trong 05 năm để các dự án có thể dự báo được kết quả kinh doanh.

c, Chính sách hỗ trợ đầu tư

Chuyển hình thức hỗ trợ theo quyết định 66/2011/QĐ-TTg bằng hình thức ứng trước tiền dịch vụ môi trường rừng và chỉ áp dụng cho đối tượng thực hiện đúng quy hoạch chi tiết ở những khu vực thuộc chương trình 135 của Chính phủ (Tiết kiệm ngân sách ở những vùng thuận lợi để tăng suất đầu tư cho những vùng khó khăn). Nâng suất đầu tư ứng trước tiền dịch vụ môi trường rừng bình quân 10.000.000đ/ha trong 4 năm đầu. Đối với cây mọc nhanh, từ năm thứ 05 trở đi được chi trả dịch vụ môi trường rừng 1.000.000đ/ha, thời gian chi trả tối đa là năm thứ 10 (cây tuổi 10). Đối với cây gỗ lớn, chi trả dịch vụ môi trường rừng 1.500.000đ/ha kể từ năm thứ 10 trở đi.

d, Chính sách thu hút đầu tư

Triển khai thực hiện Nghị định số 61/2010/NĐ-CP ngày 4/6/ 2010 của Chính phủ về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn và Nghị định số 41/2010/NĐ-CP ngày 12/4/2010 về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông thôn.

e, Chính sách thuế

Đề nghị Nhà nước xem xét, miễn giảm thuế VAT đối với gỗ từ gỗ rừng trồng. Tiếp tục áp dụng các chính sách hỗ trợ tài chính và ưu đãi về thuế cho phát triển vùng nguyên liệu và công nghiệp chế biến gỗ theo Thông tư số 95/2004/TT-BTC ngày 11/10/2004 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện Chỉ thị số 24/2003/CT-TTg ngày 08/10/2003 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển công nghiệp chế biến nông lâm thuỷ sản và Thông tư số 114/2007/TT-BTC ngày 24/9/2007 về việc sửa đổi bổ sung Thông tư 95/2004/TT-BTC.

f, Chính sách về thị trường lâm sản

Thực hiện Chỉ thị số 19/2004/CT-TTg ngày 1/6/2004 của TTCP về một số giải pháp phát triển ngành chế biến gỗ và xuất khẩu sản phẩm gỗ; Quyết định số 59/2005/QĐ-BNN ngày 10/10/2005 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về kiểm tra kiểm soát lâm sản thúc đẩy ngành chế biến gỗ và xuất khẩu đồ gỗ phát triển theo hướng tích cực và từ đó có tác dụng thúc đẩy chuyên ngành trồng rừng phát triển.

Chƣơng 5

KẾT LUẬN - TỒN TẠI - KHUYẾN NGHỊ 5.1. Kết luận

Đề tài đã thực hiện đầy đủ các nội dung nghiên cứu về:

Thực trạng đầu tư, phát triển và các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển TRSX trên địa bàn huyện Vị Xuyên.

+ Vị Xuyên có nhiều lợi thế về tài nguyên đất Lâm nghiệp dành cho trồng rừng sản: 65644.66ha.

+ Huyện được sự ủng hộ về các chính sách thu hút đầu tư và chính sách hỗ trợ giảm thuế, hỗ trợ vốn vay phát triển nông lâm nghiệp. Trồng rừng kinh tế được tỉnh Hà Giang coi là ngành chủ đạo để phát triển kinh tế huyện và được đưa vào quy hoạch phát triển chung của huyện.

+ Đồng thời Vị Xuyên cũng là một trong các huyện có lợi thể về giao thông và mở về cơ chế quản lý so với các huyện trong tỉnh Hà Giang.

+ Trong thời gian qua các dự án, ngoài ngành Lâm nghiệp, các ban ngành khác của tỉnh, của huyện cũng chú trọng ban hành các văn bản hướng dẫn, mở các lớp tập huấn, thực hiện trồng thí điểm keo cho các hộ dân trong huyện.

Tuy nhiên, huyện cũng có những trở ngại chung của huyện biên giới vùng núi trong phát triển kinh tế đó là:

+ Trình độ dân trí nói chung còn chưa đồng đều, trình độ quản lý về đất đai, đầu tư của cán bộ chưa tận dụng được các cơ chế ưu tiên của nhà nước dành cho huyện

+ Khả năng áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật còn thấp, hạn chế trong lựa chọn loài cây trồng rừng rút ngắn thời gian kinh doanh và phù hợp với điều kiện của huyện

+ Điều kiện cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và lưu thông hàng hoá chưa thu hút nhà đầu tư.

+ Các doanh nghiệp địa phương chưa có khả năng tiếp thị, cạnh tranh về hàng hoá cũng như kinh doanh xuất nhập khẩu với các tiêu chuẩn quốc tế.

Đề xuất các giải pháp tổng hợp và lâu dài nhằm thu hút đầu tư trồng rừng sản xuất theo hướng kinh doanh rừng bền vững trên địa bàn huyện

- Hoàn thiện thủ tục giao đất, cho thuê đất cho các doanh nghiệp. Rà soát thống kê diện tích đất đai của doanh nghiệp, tránh hiện tượng tranh chấp giữa doanh nghiệp với người dân, đảm bảo về mặt pháp lý.

- Thực hiện các hình thức liên doanh liên kết giữa doanh nghiệp với người dân. Những diện tích đất manh mún nằm trong địa bàn khu dân cư có thể thực hiện phương thức liên doanh liên kết hoặc khoán cho người dân, có cơ chế hưởng lợi hợp lý để thu hút người dân tham gia quản lý, bảo vệ rừng tốt hơn. Bên cạnh đó, nếu người dân có đất nhưng không có kinh phí đầu tư, doanh nghiệp có thể hỗ trợ vốn, cây giống, kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm đầu ra tạo điều kiện thuận lợi sử dụng hiệu quả tài nguyên đất của hộ và nâng cao đời sống nhân dân.

- Xây dựng các vườn ươm giống đảm bảo đủ tiêu chuẩn chất lượng trên địa bàn huyện. Ngay trong nội tại của doanh nghiệp cũng có thể tự sản xuất cây giống theo tiêu chuẩn, chất lượng. Tận dụng nguồn hỗ trợ từ các chương trình chính sách của nhà nước cho xây dựng vườn ươm, rừng giống như 147.

- Đảm bảo liên hệ chặt chẽ với các doanh nghiệp chế biến trên địa bàn để thuận lợi cho việc tiêu thụ.

- Khuyến khích các doanh nghiệp khác như doanh nghiệp chế biến, doanh nghiệp ngoài lĩnh vực lâm nghiệp, các hộ gia đình, hợp tác xã đầu tư vào sản xuất lâm nghiệp thông qua việc hỗ trợ lãi suất, ưu đãi đất đai, thuế đất, thuế xuất nhập khẩu…

5.2. Tồn tại

Thực tế các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển kinh doanh rừng bền vững với đặc trưng về lượng vốn đầu tư lớn và thời gian đầu tư dài kết hợp với điều kiện kinh doanh tại vùng cao hạn chế lớn về loài cây trồng và đầu tư cơ giới hoá. Mặt khác do đặc thù về dân tộc và quản lý đất lâm nghiệp chưa đáp ứng được những yêu cầu về bảo đảm tính pháp lý cho các doanh nghiệp khi liên kết với các hộ có đất trồng rừng. Mặt khác, thị trường tiêu thụ gỗ tại huyện còn phụ thuộc rất lớn vào các nhà máy chế biến giấy, các nhà máy chế biến ván ép chủ yếu vẫn ở các địa phương khác, thông qua các khâu vận chuyển và các đầu mối thu mua tư nhân. Trong khuôn khổ thời gian thực hiện đề tài chưa thể đi sâu phân tích những nhân tố xã hội, thị trường ảnh hưởng tới đầu tư trồng rừng sản xuất đối với từng chủ thể kinh doanh.

5.3. Khuyến nghị

Đề tài đã có những nghiên cứu đưa ra những thuận lợi và khó khăn chung của huyện trong thu hút đầu tư trồng rừng sản xuất hiện nay. Tuy vậy, nhằm giải quyết những tồn tại của đề tài cũng như tìm ra các định hướng cụ thể cho từng đối tượng kinh doanh và đầu tư trồng rừng sản xuất tại huyện cũng như tăng tính thuyết phục và khả thi của các giải pháp trong thực tiễn cần thực hiện nghiên cứu bổ sung một số vấn đề:

Bổ sung số lượng và đối tượng đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực lâm nghiệp: trồng rừng, khai thác rừng, chế biến gỗ và kinh doanh, tiếp thị gỗ.

Sơ bộ điều tra, đánh giá tình trạng rừng, đất rừng và các biện pháp kinh doanh rừng theo các tiêu chuẩn kỹ thuật lâm sinh hiện hành.

- Đề xuất, lập ra lộ trình kinh doanh QLRBV cho ít nhất một đơn vị, đánh giá phương án theo các tiêu chí vủa FSC Việt Nam.

- Điều tra, phân tích triệt để vai trò của kiến thức bản địa, sử dụng tổng hợp vào các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật thúc đẩy đầu tư của doanh nghiệp đối với các hộ dân có đất trồng rừng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Tài liệu tiếng Việt

1. Bộ NN&PTNT (2006),Chiến lược lâm nghiệp quốc gia giai đoạn (2006

- 2020).

2. Công văn 1186 /BNN-LN ngày 05/5/2009 V/v: Hướng dẫn việc liên

doanh liên kết trồng rừng nguyên liệu gắn với chế biến sản phẩm gỗ.

3. Cục Lâm Nghiệp & REFAS (2006), Cẩm nang lâm nghiệp.

4. FAO 2001. Đánh giá tài nguyên rừng toàn cầu 2000. FAO Báo Lâm

nghiệp 140. FAO, Rome, Italia.

5. ITTO 2005. Chỉ tiêu và chỉ số của ITTO v quản lý bền vững rừng nhiệt

đới bao gồm các mẫu lập báo cáo. ITTO Xây dựng chính sách của ITTO Series Soos 15. ITTO. Yokohama. Nhật Bản.

6. Võ Đại Hải (2006), Ảnh hưởng của chính sách tới phát triển trồng rừng

sản xuất ở các tỉnh MNPB. Kết quả nghiên cứu KHCN Lâm nghiệp giai đoạn 2001 - 2005. NXB Nông nghiệp, tr 100-109.

7. Triệu Văn Hùng và cộng tác viên (2006), Báo cáo tổng kết đề tài: “Nghiên

cứu ứng dụng các giải pháp khoa học công nghệ và kinh tế xã hội để phát triển rừng trồng kinh tế có hiệu quả cao theo hướng công nghiệp hoá nhằm góp phần ổn định và phát triển bền vững các tỉnh Tây Nguyên".

8. NWG (2005), Bộ tiêu chuẩn Việt Nam về quản lý rừng bền vững. (Bản dự

thảo lần thứ 9).

9. Nguyễn Xuân Quát, Nguyễn Hồng Quân, Phạm Quang Minh (2003):

Thực trạng về trồng rừng nguyên liệu phục vụ công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản trong 5 năm qua (1998-2003). Tài liệu hội thảo “Nâng cao năng lực hiệu quả trồng rừng sản suất ở Việt Nam, Hoà Bình 22-23/12/2003. 10. Nguyễn Huy Sơn (2006): Nghiên cứu các giải pháp khoa học công nghệ

để phát triển gỗ nguyên liệu cho xuất khẩu (Đề tài cấp Nhà nước giai đoạn 2001 - 2005, Mã số KC.06.05.NN). Kết quả nghiên cứu KHCN Lâm nghiệp giai đoạn 2001 - 2005. NXB Nông nghiệp, tr24-42.

B. Tài liệu tiếng Anh

12. Hans M. Gregerson & Amoldo H.Contresal: Economic Analysis of Forestry Projects. FAO - 1979.

13. Christian Cossalter and Charlie Pye-Smith (2003), Fast-Wood forestry - Myths and Realities. CIFOR, Jakarta, Indonesia. ISBN: 979-3361-09-3. pp 50.

14. Ding, Y and Chen, J-L (1995): Effect of continuous plantation of Chinese fir on soil fertility. Pedosphere 5(1): 57-66.

15. Evans, J. 1992. Plantation forestry in the tropics. Oxford, UK, Clarendon Press. 432 pp. Kaumi’s 1983 report from Kenya and that of Jacobs from India in 1981 are typical (Kaumi and Jacobs,cited in Evans, 1992).

16. Li, Y and Chen, D (1992): Fertility degradation and growth response in Chinese fir plantations. Proc 2nd Intl. Symp. Forest soils. Ciudad, Venezuela, pp 22-29.

17. Rawls, J. 1971, A Theory of Justice. Horwood University PRess, Cambridge.

18. Taylor, C.M.A (1990), Nutrion of Sitka spruce on upland restock sites. Foresry Commission Research Information note 164. HMSO. London. 19. Zhang, D (2004): Markets, policy incentives and development of forest

plantation resources in the United State of America. Asia - Pacific Forestry Commission, FAO, Bangkok. Pp 237-262.

BẢNG TÓM TẮT SỐ LIỆU PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÂY GỖ RỪNG TRỒNG SẢN XUẤT

Cây: Keo lai Địa điểm: Cty XNK Hà Giang

Chi phí Thu nhập

Giai đoạn xây dựng cơ bản Định mức Thành tiền Chỉ tiêu Số lƣợng Giá bán(đ) Thành tiền

Phần nhân công Công/ha/năm

Chuẩn bị đất và trồng 56,52 5.343.400,80

Bón phân 6,13 579.530,20

Phun thuốc 1,00 94.540,00 KTh chính năm 7 90 850.000 76.500.000 Chăm sóc Gỗ nguyên liệu giấy 90 850.000 76.500.000 Năm 1 (gồm sau trồng) 37,59 3.553.758,60

Năm 2 32,72 3.093.348,80

Năm 3 11,22 1.060.738,80

Bảo vệ, nghiệm thu từ năm 1-3 7,00 661.780,00

Bảo vệ rừng khép tán 4-7 7,30 690.142,00 Phân tích dòng tiền Công khai thác Năm Chi phí Lợi ích Lợi nhuận Khai thác chính năm 7 99,92 9.446.436,80 1,00 14.911.569,32 - (14.911.569,32) Cây giống 2,00 4.958.710,80 - (4.958.710,80) Mật độ (cây/ha) 1.333,00 1.530.284,00 3,00 2.609.138,80 - (2.609.138,80) Trồng dặm (8%) 106,64 122.422,72 4,00 781.275,00 - (781.275,00) Giá một cây 1.148,00 5,00 781.275,00 - (781.275,00) Vật tƣ 6,00 781.275,00 - (781.275,00) Phân bón năm 1 (kg/ha) 328.000,00 7,00 12.327.849,80 76.500.000,00 64.172.150,20 Thuốc trừ sâu (lít/ha)năm 0 30.000,00 Tổng 37.151.093,72 76.500.000,00 39.348.906,28 Phân bón năm 2 (kg/ha) 796.800,00

Phân bón năm 3 664.000,00 Lãi suất 12%

Chi phí thiết kế, quản lý NPV 29.160.578,44 38.757.280,77 9.596.702,33 Năm 0 1.133.472,00 BCR 1,33

Năm 1 534.381,00 IRR 19,49%

Năm 2 406.782,00

Năm 3 222.620,00

Năm 4- 7 91.133,00

Thiết kết khai thác năm 7 2.100.138,00

Cây: Keo tai tƣợng Địa điểm: Cty TNHH Linh Quý

Chi phí Thu nhập

Giai đoạn xây dựng cơ bản Định mức Thành tiền Chỉ tiêu Số lƣợng Giá bán(đ) Thành tiền

Phần nhân công Công/ha/năm

Chuẩn bị đất và trồng 54,00 5.400.000,00

Bón phân 6,00 600.000,00

Phun thuốc 1,00 100.000,00 KTh chính năm 7 100 850.000 85.000.000 Chăm sóc Gỗ nguyên liệu giấy 100 850.000 85.000.000 Năm 1 (gồm sau trồng) 37,00 3.700.000,00

Năm 2 32,00 3.200.000,00

Năm 3 10,00 1.000.000,00

Bảo vệ, nghiệm thu từ năm 1-3 7,00 700.000,00

Bảo vệ rừng khép tán 4-7 7,00 700.000,00 Phân tích dòng tiền Công khai thác Năm Chi phí Lợi ích Lợi nhuận Khai thác chính năm 7 100,00 10.000.000,00 1,00 15.322.660,00 - (15.322.660,00) Cây giống 2,00 5.096.800,00 - (5.096.800,00) Mật độ (cây/ha) 1.667,00 1.667.000,00 3,00 2.586.500,00 - (2.586.500,00) Trồng dặm (8%) 133,36 133.360,00 4,00 800.000,00 - (800.000,00) Giá một cây 1.000,00 5,00 800.000,00 - (800.000,00) Vật tƣ 6,00 800.000,00 - (800.000,00) Phân bón năm 1 (kg/ha) 1.328.000,00 7,00 12.900.000,00 85.000.000,00 72.100.000,00 Thuốc trừ sâu (lít/ha)năm 0 30.000,00 Tổng 38.305.960,00 85.000.000,00 46.694.040,00 Phân bón năm 2 (kg/ha) 796.800,00

Phân bón năm 3 664.000,00 Lãi suất 12%

Chi phí thiết kế, quản lý NPV 30.002.637,86 43.063.645,30 13.061.007,44 Năm 0 1.130.000,00 BCR 1,44

Năm 1 534.300,00 IRR 21,53%

Năm 2 400.000,00

Năm 3 222.500,00

Năm 4- 7 100.000,00

Thiết kết khai thác năm 7 2.100.000,00 Thông số tính toán chi phí

Cây: Keo lai Địa điểm: Cty CP Giấy An Hòa

Chi phí Thu nhập

Giai đoạn xây dựng cơ bản Định mức Thành tiền Chỉ tiêu Số lƣợng Giá bán(đ) Thành tiền

Phần nhân công Công/ha/năm

Chuẩn bị đất và trồng 56,50 5.341.510,00

Bón phân 6,00 567.240,00

Phun thuốc 1,00 94.540,00 KTh chính năm 7 87 850.000 73.950.000 Chăm sóc Gỗ nguyên liệu giấy 87 850.000 73.950.000 Năm 1 (gồm sau trồng) 38,00 3.592.520,00

Năm 2 32,00 3.025.280,00

Năm 3 11,00 1.039.940,00

Bảo vệ, nghiệm thu từ năm 1-3 7,00 661.780,00

Bảo vệ rừng khép tán 4-7 7,00 661.780,00 Phân tích dòng tiền

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp phát triển trồng rừng sản xuất của doanh nghiệp và các nhà đầu tư tại huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang (Trang 91 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)