Các mô hình liên kết phát triển rừng trồng sản xuất tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp phát triển trồng rừng sản xuất của doanh nghiệp và các nhà đầu tư tại huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang (Trang 38 - 42)

Tại Việt Nam, hiên đang có một số mô hình liên doanh liên kết giữa doanh nghiệp chế biến gỗ thuộc khối nhà nước và các doanh nghiệp tư nhân với các hộ dân trong xây dựng vùng nguyên liệu cho riêng mình như sau:

Trường hợp 1: liên doanh liên kết trồng rừng nguyên liệu quy mô lớn Doanh nghiệp CBG có quy mô lớn với công nghệ và thiết bị tiên tiến, như Công ty cổ phần kỹ nghệ gỗ Trường Thành, gồm 8 công ty với 5 nhà máy chế biến gỗ và công ty trồng rừng, trung tâm huấn luyện đào tạo, sử dụng 6.500 lao động có nhà máy được đầu tư công nghệ thiết bị hiện đại (thị trấn Uyên Hưng- Bình Dương) với vốn đầu tư 25 triệu USD, công suất xuất xưởng 3.000 container/năm. Sản lượng và doanh số của Trường Thành luôn dẫn đầu ngành chế biến gỗ xuất khẩu cả nước.

Hiện nay, Trường Thành đã triển khai dự án trồng 50.000 ha rừng tại khu vực cao nguyên Việt nam. Trong đó Trường Thành công ty đã mua 6.700 ha đất tại Sông Hinh-Phú Yên và một số cánh rừng trồng từ 2 đến 4 tuổi.

1.Về liên doanh với Cty LN Phước An:

Các LTQD tuy chuyển đổi thành Cty LN nhưng mọi hoạt động cũng như trước đây (2007). Cty LN thiếu vốn hoạt động, dựa vào vốn đầu tư 661 để trồng rừng, nhưng nay đã không còn.

Liên doanh với Cty LN gặp rất nhiều khó khăn từ sự phê duyệt của tỉnh (mất ½ năm), đã gây nản lòng nhà đầu tư, tuy nhiên sau đó cũng được chấp thuận. TT đã mua lại rừng liên doanh của Cty Alaxandre với PA 600ha trồng keo lá Tràm, với công thức ăn chia TT: 90% và PA: 10% (ăn chia sản phẩm

cuối cùng). Rừng liên doanh có mục tiêu sản xuất gỗ tròn đóng đồ mỹ nghệ. Rừng sinh trưởng trung bình.

Từ năm 2007 TT liên doanh với PA trồng 200 ha/năm keo lai và 200ha cao su. Năm 2010 trồng 400ha cao su và sẽ tăng lên.

TT bỏ vốn toàn bộ suất đầu tư cả chu kỳ (giải ngân theo từng công đoạn thực hiện); xác định mục tiêu trồng rừng là trồng loài cây mọc nhanh kết hợp sản xuất gỗ giấy và gỗ tròn, đáp ứng nhu cầu ngắn hạn và dài hạn về nguyên liệu cho Cty TT. Tự xác định quy trình kỹ thuật (dựa vào FSIV, OJ, Cty LN và Chi cục LN) và có cán giám sát kỹ thuật, tự sản xuất & cung ứng cây giống tốt. Rừng trồng sinh trưởng tốt: rừng 2 tuổi có H=7m, khép tán. Phía TT thực hiện đúng cam kết đầu tư, nhưng một số Cty LN do gặp khó khăn về vốn, sử dụng vốn vào các mục đích khác nhiều hơn, chi phí đến người lao động trực tiếp ít nên chất lượng rừng không bảo đảm. Khi trả tiền nhân công làm khoán TT cử người giám sát Cty LN trong việc chi trả, lập chứng từ (hàng tuần). Keo lai chiếm 90% diện tích rừng trồng. Do giá gỗ nguyên liếu giấy và gỗ tròn có chênh lệch nhiều: gỗ nguyên liêu giấy 40USD/m3, gỗ tròn (>15cm đường kính) 100 USD/m3, do đó thay đổi cơ cấu sản phẩm theo hướng tăng tỷ lệ gỗ tròn sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Mục tiêu của liên doanh và sản xuất gỗ tròn, nhưng cũng đáp ứng cả gỗ giấy để giải quyết mục tiêu kinh tế ngắn hạn của các Cty LN. Áp dụng công thức tỉa thưa vào năm thứ 4 (sản phẩm giấy), chặt một hàng, chừa một hàng, nuôi đến 10-12 năm để sản xuất gỗ tròn.

TT đầu tư cho liên doanh PA 15 tỉ đồng/năm (trong đó bao gồm: 10% chi phí cho bộ máy quản lý của PA và 5% chi phí quản lý hiện trường), ngoài ra còn cho PA vay tín chấp tương ứng với khoản gỗ sẽ thu nhập cuối chu kỳ để PA đầu tư cho các hoạt động SXKD khác (gạch, chế biến, bán xăng dầu...)

TT liên doanh với PA làm vườn ươm quy mô 5 triệu cây/năm, sử dụng công nghệ nhân giống vô tính và nhân hom (hợp tác với Cty OJ Nhật để tuyển chọn giống keo, theo công nghệ phân tích ADN). Có phân tích đất trồng rừng để đề ra công thức bón phân thích hợp. Liên doanh tự sản xuất phân bón vi sinh thích hợp cho cácloại đất của công ty (than bùn+ bã mía+ men vi sinh của Hà nội).

Chiến lược sản xuất gỗ nguyên liệu cuả TT là:

+ Nhu cầu nguyên liệu :100.000 m3/năm. Hiện nay nhập khẩu 25.000m3 (từ Nam mỹ), sản xuất trong nước 75.000m3. (trước đây nhập khẩu 80%); trong nước chỉ có gỗ keo, cao su (trong thời kỳ khủng hoảng thì sản phẩm từ loại gỗ này lại tiệu thụ mạnh, do giá thấp hơn gỗ khác), nhưng tương lai thị trường lại ưa chuộng gỗ Teck, sồi…. Gía CIF nhập khẩu gỗ Eu (Brazil) 140 USD/m3 đường kính 27cm, 300USD/m3 gỗ xẻ, gỗ có FSC, tuổi khoảng 17-22 năm.

Trồng 100.000 ha rừng gỗ nguyên liệu, trong đó:

+ Tự trồng rừng (có sổ đỏ được UBND tỉnh cấp,TT bỏ chi phí chuyển nhượng cho hộ gia đình): 8000 ha (trồng 2000 ha/năm)

+ Liên doanh với các Cty LN 1000 ha/năm (hiện LD PA: 400 ha và Ma Đ’rak:600 ha).

Công thức đầu tư: TT bỏ 100% suất đầu tư toàn chu kỳ (kể cả chi phí bộ máy quản lý của Cty LN): 1000-1300 USD/ha (có tính đến thay đổi tỷ giá, CPI ), giải ngân từng năm, theo hạng mục thi công; Cty LN chịu trách nhiệm thi công. Ăn chia sản phẩm cuối cùng: TT 90%; Cty LN 10% (trả thuế đất theo sản phẩm ăn chia)

+ Hợp đồng liên doanh được UBND tỉnh công nhận bằng văn bản; nếu tranh chấp hợp đồng thì đưa ra tòa án tỉnh.

+ TT mong muốn bên Cty LN nhận sổ đỏ và chuyển cho TT giữ, TT chấp nhận đóng tiền thuê đất cho Cty để được nhận sổ đỏ. Cty LN Phước An

không muốn chuyển sổ đỏ 1 lần, mà chuyển từng năm theo diện tích liên doanh (tổng số 6100 ha, mỗi năm chuyển 400ha)

+ Dự kiến đến 2015 TT sẽ dư thừa nguyên liệu phải bán ra thị trường một phần.

+ TT dự kiến sẽ xin CCR FSC cho diện tích rừng tự trồng và hỗ trợ bên liên doanh xin CCR (giá gỗ keo có CCR là 110 USD/m3, với gỗ đường kính > 15 cm).

TT cũng có nhu cầu liện doanh với Cty LN có rừng tự nhiên để đáp ứng nhu cầu gỗ sản xuất ván lạng, ván ép, mộc nội địa

TT đã xây dựng DA liên doanh trồng rừng với Cty OJ- Nhật tại Phú Yên, 16.000ha, Vốn TT 51%, OJ 49%, nhưng sau vụ Cty Enovgreen thuê đất bị đưa ra Quốc hội thì DA bị ách tắc, nhưng đây không phải nước ngoài thuê đất mà TT là bên VN.

TT nêu kiến nghị:

+ Chính phủ đã ban hành QĐ 147 hỗ trợ trồng 2 triệu ha rừng sản xuất, nhưng thực tế người dân rất khó tiếp cận nguồn vốn này, nếu cứ thực thi đúng là đã tốt lắm rồi.

+ Để chống tiêu cực trong bán đấu giá gỗ rừng tự nhiên, thì phải cho TT tham gia từ công đoạn thiết kế khai thác đến khai thác rừng, chứ không chỉ đấu giá trên bãi giao, có như vậy mới tạo sự liên kết sản suất rừng bền vững giữa nhà đầu tư CBG với Cty LN để quản lý rừng bền vững. Đấu gía gỗ tại bãi chỉ là hoạt động thương mại không có ý nghĩa liên doanh liên kết để quản lý rừng bền vững giữa nhà chế biến và chủ rừng.

+ Việc khó khăn trong việc có sổ đỏ đât LN làm nản lòng nhà đầu tư, muốn DA GTZ tham gia giúp đỡ thúc đẩy tiến trình này.

Trường hợp 2: Liên doanh liên kết quản lý rừng tự nhiên sản xuất bền vững.

Công ty Đức Nhân (DUN) được sản xuất từ nguồn nguyên liệu sẵn có trong nước và nhập khẩu từ các nước: Brazil; Solomon; Papuanewgune; South Africa.... những loại gỗ cứng có chứng nhận FSC. Nhu cầu nguyên liệu: 40-50.000m3 gỗ/năm, nhập khẩu 90% từ Nam Mỹ, Nam phi…, gỗ nội địa là keo và cao su.

Liên kết với các công ty lâm nghiệp tại Kon tum để có nguyên liệu tại chỗ là điều rất mong muốn của Đức Nhân, nhưng Đóng cửa rừng của tỉnh là trở ngại lớn. Hiện nay chỉ có mối liên kết thương mại trong việc bán gỗ nguyên liệu, không có mối liên kết sản xuất từ quản lý rừng-sản xuất gỗ - chế biến gỗ. Liên kết giữa các tập đoàn chế biến gỗ và các công ty LN trên địa bàn là vấn đề mấu chốt cho quản lý rừng bền vững của công ty LN và phát triển bền vững ngành lâm nghiệp nhưng đến nay quan hệ của Đức nhân và các công ty LN trên địa bàn rất lỏng lẻo. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đức Nhân chưa được mời tham gia thảo luận xây dựng chiến lược phát triển LN cấp tỉnh. Tạo lập mối liên kết sản xuất giữ Đức nhân với công ty LN trên địa bàn là vấn đề mấu chốt cho việc tồn tại của 2 nhà máy chế biến tại Kon tum. Đức nhân mong muốn DA GTZ tham gia thúc đẩy tạo lập mối liên kết này. Việc khai thác rừng bền vững phải đáp ứng yêu cầu của hoạt động chế biến gỗ (cung ứng đủ số lượng và chủng loại), chế biến gỗ nắm được cơ cấu về chủng loại gỗ mới chủ động nghiên cứu chế biến sản phẩm thích hợp cho nhu cầu thị trường (tiếp thị sản phẩm mới).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp phát triển trồng rừng sản xuất của doanh nghiệp và các nhà đầu tư tại huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang (Trang 38 - 42)