Thực trạng đầu tư phát triển TRSX tại Vị Xuyên

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp phát triển trồng rừng sản xuất của doanh nghiệp và các nhà đầu tư tại huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang (Trang 61 - 62)

Về mục tiêu trồng rừng sản xuất trên địa bàn huyện chủ yếu vẫn là trồng rừng cung cấp các sản phẩm gỗ cung cấp nguyên liệu giấy, ván dăm. Còn lại, trồng rừng cung cấp các sản phẩm lâm sản ngoài gỗ như tre lấy măng, sa nhân mới chỉ dừng lại ở các mô hình thử nghiệm hoặc trồng nhỏ lẻ, chưa có thị trường tiêu thụ rõ ràng.

Doanh nghiệp đầu tư trồng rừng: 03 doanh nghiệp. Trong đó 02 công ty TNHH và 01 HTX. Tổng vốn đã đầu tư: 3.400 triệu đồng.

Doanh nghiệp sản xuất cây giống: Công ty TNHH Hà Quang, HTX Trung Anh, Cty TNHH Nam Anh và một số vườn ươm hộ gia đình. Tổng vốn đã đầu tư: 1.050 triệu đồng. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp như: Cty TNHH Linh Quý, Cty TNHH Hoàng Thanh, HTX Hoàng Bách… trồng rừng với quy mô tập trung tự thực hiện việc ươm cây giống. Sản lượng cây giống đủ tiêu chuẩn trồng rừng hàng năm đạt trên 4 triệu cây, đủ đáp ứng nhu cầu trồng rừng trên địa bàn huyện.

Các doanh nghiệp đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực lâm nghiệp (100% là các HTX tổng hợp có hoạt động chế biến lâm sản): 21 HTX, tổng vốn đã đầu tư: 3.985 triệu đồng.

Tổng cộng 27 doanh nghiệp (kể cả HTX) hoạt động trong lĩnh vực lâm nghiệp trong đó có 6 doanh nghiệp vừa và 21 doanh nghiệp nhỏ.

Hộ gia đình đầu tư trồng rừng: 5.138 hộ. Trong đó 1.534 hộ được hỗ trợ cây giống thuộc chương trình 135; 1.276 hộ được hỗ trợ của dự án 661 và 2.328 hộ tự đầu tư trồng rừng. Tổng vốn đã đầu tư: 41.104 triệu đồng.

Hộ gia đình hoạt động chế biến gỗ (đóng đồ mộc gia dụng: bàn ghế, giường tủ: 84 hộ. Tổng vốn đã đầu tư: 4.163 triệu đồng).

Hộ gia đình sản xuất giống lâm nghiệp: 8 hộ. Tổng vốn đã đầu tư: 810 triệu đồng.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp phát triển trồng rừng sản xuất của doanh nghiệp và các nhà đầu tư tại huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang (Trang 61 - 62)