TỔNG CÔNG TY LÂM NGHIỆP VIỆT NAM - VINAFOR được thành lập năm 1995 theo quyết định số 667/TCLD ngày 04/10/1995 của Bộ Lâm nghiệp (cũ) nay là Bộ nông nghiệp & PTNT với quy mô hoạt động trên phạm vi toàn quốc. Qua 15 năm hoạt động VINAFOR đã xây dựng và duy trì vị trí nòng cốt trong ngành Lâm nghiệp Việt Nam và hiện nay là
một Tổng công ty đa sở hữu, đa lợi ích. VINAFOR có các đơn vị thành viên là doanh nghiệp hạch toán độc lập, các đơn vị hạch toán phụ thuộc, các công ty TNHH một thành viên, các công ty cổ phần chi phối, các công ty cổ phần không chi phối, các công ty liên doanh với nước ngoài, các chi nhánh và văn phòng đại diện.
VINAFOR hiện đang quản lý 150.000 ha rừng và đất rừng phân bổ trên nhiều tỉnh thành khắp cả nước từ miền Bắc, miền Duyên Hải, miền Trung, Tây Nguyên tới miền Nam, bao gồm các tỉnh: Lạng Sơn, Quảng Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên, Hoà Bình, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Gia Lai, Đắc Lắc, Đồng Nai và một số tỉnh thuộc Đồng Bằng Sông Cửu Long... Bên cạnh việc trồng rừng tại các. Lâm trường trực thuộc, VINAFOR còn hợp tác với hơn 20 đơn vị trồng rừng địa phương và hàng ngàn hộ dân dưới hình thức ký hợp đồng đầu tư vốn trồng rừng và bao tiêu sản phẩm.
Công tác trồng rừng của VINAFOR luôn hướng tới mục tiêu: KINH TẾ - XÃ HỘI - MÔI TRƯỜNG, góp phần thực hiện chủ trương định canh, định cư, xoá đói, giảm nghèo cho đồng bào các dân tộc miền núi.
Diện tích rừng trồng của VINAFOR ngày càng mở rộng, chất lượng và sản lượng cây trồng ngày càng cao, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp sản xuất ván nhân tạo, đồ mộc, dăm gỗ xuất khẩu, gỗ trụ mỏ và các nhu cầu sử dụng gỗ khác của xã hội.
Các công ty của VINAFOR hoạt động chính trong lĩnh vực trồng, quản lý và kinh doanh rừng gồm:
♦ Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Đông Bắc ♦ Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Hoà Bình ♦ Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Ba Tơ ♦ Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp La Ngà ♦ Công ty Lâm nghiệp Sóc Trăng
♦ Công ty Lâm nghiệp Hà Tĩnh
♦ Chi nhánh Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam - Công ty Lâm nghiệp Thái Nguyên
♦ Chi nhánh Tổng công ty Lâm nghiệp Việt Nam - Công ty MDF Vinafor Gia Lai
♦ Công ty TNHH Lâm nghiệp Cao Bằng ♦ Trung tâm Nghiên cứu Lâm nghiệp Vinafor
VINAFOR đi đầu trong việc áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến, trong lĩnh vực sản xuất và chế biến ván nhân tạo đánh dấu sử chuyển đổi việc hoàn toàn sử dụng gỗ rừng tự nhiên sang chủ yếu sử dụng gỗ rừng trồng. Việc chuyển đổi này rất có ý nghĩa, góp phần phát triển và sử dụng rừng một cách hợp lý, hiệu quả và bền vững, tạo thêm các sản phẩm đa dạng, có giá trị cao thoả mãn nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
Nhận xét chung
Quá trình phát triển trên có thể xảy ra dưới 2 hình thức, một, bằng hợp đồng liên doanh giữa các doanh nghiệp, nghĩa là vẫn giữ nguyên tính độc lập về vốn và tư cách pháp nhân doanh nghiệp thành viên, nhưng liên doanh với nhau để cùng thực hiện hợp đồng lớn hoặc nhằm thống nhất giá chi phối thị trường, hay thống nhất các tiêu chuẩn trong sản xuất, hay để bảo vệ thương hiệu, hoặc cùng xuất nhập khẩu..., hai, liên kết với nhau trong một chỉnh thể được điều hành thống nhất bằng cách biến các doanh nghiệp tham gia thành thành viên, hoặc doanh nghiệp này đầu tư vốn vào doanh nghiệp khác hoặc cùng thành lập doanh nghiệp chung, nhằm tăng tiềm lực kinh tế.
Tuy nhiên tập đoàn ta khác hẳn họ cả về nguồn gốc lẫn bản chất. Ở họ là kết quả phát triển tự thân đến độ chín muồi của các doanh nghiệp thành viên, nhằm cạnh tranh, hướng tới lợi nhuận lớn hơn khi nó đơn độc - sản phẩm của giới kinh doanh giải bài toán tối ưu.
Còn ở ta được thực hiện bằng quyết định hành chính, tức sử dụng quyền lực nhà nước để thành lập tập đoàn, từ các công ty thành viên không mang động cơ tự thân, kỳ vọng tạo đột biến quy mô để đạt sức mạnh kinh tế, có thể sử dụng hình ảnh so sánh, muốn lúa chóng trổ bông, bằng cách kéo dài thân cây vậy.
Các doanh nghiệp hình thành nên tập đoàn vốn là con đẻ của nền kinh tế tập trung, sinh ra không nhằm mục đích lợi nhuận, mà để thực hiện kế hoạch nhà nước, được điều hành trực tiếp bởi cấp hành chính thành lập ra nó, có cấp ủy lãnh đạo, tổ chức quần chúng tham gia đến tận cơ sở, nay chuyển sang cho tập đoàn. Nhân sự lãnh đạo tập đoàn, cấp trên của doanh nghiệp thành viên, được cơ cấu từ cấp chính phủ, đặt dưới quyền Thủ tướng bổ nhiệm nhân sự, phê duyệt kế hoạch, như chức năng của Tổng giám đốc tập đoàn ở các nước hiện đại, cùng với sự hỗ trợ của các bộ liên quan, tưởng sẽ thích ứng với quy mô đột biến.
Chƣơng 2
MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu
Nghiên cứu một số căn cứ góp phần làm cơ sở để phát triển TRSX làm căn cứ thực hiện các giải pháp kinh tế xã hội và kỹ thuật phù hợp để thu hút đầu tư trồng rừng sản xuất bền vững tại huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang.
2.2. Nội dung
- Thực trạng phát triển lâm nghiệp tại huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang - Thực trạng phát triển TRSX của các DN và NĐT tại huyện Vị Xuyên - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển TRSX tại huyện Vị Xuyên - Đề xuất giải pháp tổng hợp phát triển TRSX theo hướng bền vững cho các DN và NĐT tại huyện Vị Xuyên, Hà Giang
2.3. Phạm vi, đối tƣợng nghiên cứu
Phạm vi: Các chính sách quản lý chung của Nhà nước và địa phương, các quy định của ngành, liên ngành có liên quan tới các hoạt động đầu tư, thương mại và quản lý TRSX tại huyện Vị Xuyên, Hà Giang.
Đối tượng: Các doanh nghiệp, các nhà đầu tư trồng rừng sản xuất trên địa bàn huyện Vị Xuyên, Hà Giang.
Loài cây lựa chọn nghiên cứu: Keo
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp tổng quát
Phương pháp kế thừa số liệu: Thu thập, tổng quan và phân tích chọn lọc các tài liệu thứ cấp (báo cáo khoa học, báo cáo quản lý, các báo cáo điều tra chuyên đề, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, các niên giám thống kê hàng năm, kế hoạch hàng năm và tài liệu thiết kế trồng rừng sản xuất …liên quan đến thực trạng đầu tư phát triển TRSX).
Sử dụng các công cụ PRA: phỏng vấn nhóm trọng điểm, phỏng vấn bán cấu trúc, quan sát thực tế, khảo sát tại các điểm thu mua gỗ rừng trồng, các doanh nghiệp chế biến và tiêu thụ gỗ rừng trồng…;
Phương pháp đánh giá ảnh hưởng của các chính sách quản lý, khuyến khích đầu tư, quản lý bảo vệ rừng trồng…; đánh giá và so sánh các giải pháp đầu tư, quản lý, kỹ thuật và tiêu thụ hàng hóa của các doanh nghiệp trồng rừng
Phương pháp đánh giá tác động và so sánh hiệu quả kinh tế, xã hội của một số mô hình đầu tư kinh tế, kỹ thuật trong kinh doanh TRSX
2.4.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
2.4.2.1. Thu thập tài liệu, thông tin thứ cấp
- Thông tin chung về quá trình, quy mô, diện tích đầu tư trồng rừng của các đối tượng đầu tư trồng rừng sản xuất trên địa bàn huyện.
- Các văn bản luật pháp, các chương trình và dự án có liên quan đến quản lý, phát triển và khuyến khích đầu tư trồng rừng sản xuất tại huyện.
- Tài liệu về tình hình tự nhiên, dân sinh kinh tế tại huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang.
- Hiện trạng sử dụng đất và phân chia đối tượng sử dụng đất tại huyện. - Các nghiên cứu, đánh giá về môi trường, kinh tế, xã hội tại khu vực. Các tài liệu thu thập tại các nguồn đáng tin cậy và cần được xác định, kiểm tra về tính xác thực, tính cập nhật.
2.4.2.2. Điều tra, thu thập thông tin ngoại nghiệp
- Thực hiện phỏng vấn các đơn vị quản lý và hỗ trợ trực tiếp về các chính sách của Nhà nước áp dụng tại địa phương, các chính sách riêng tại địa phương và cơ chế quản lý, phát triển kinh doanh rừng trồng tại địa phương: Cán bộ Chi cục Phát triển lâm nghiệp tỉnh, Chi cục Kiểm lâm, Hạt Kiểm Lâm huyện Vị Xuyên, mỗi đơn vị 3 người (lâm sinh, chế biến, chính sách).
- Phỏng vấn các doanh nghiệp lâm nghiệp trên địa bàn về chính sách thực hiện tại địa phương và các hoạt động đầu tư kinh doanh TRSX tại địa
phương gồm: 1 công ty nhà nước (Công ty XNK NLN Hà Giang), 1 công ty tư nhân (Công ty TNHH Linh Quý), 1 doanh nghiệp chế biến gỗ (Công ty CP giấy An Hòa), 1 HTX (HTX Hoàng Bách). Mỗi đơn vị phỏng vấn 2-3 cán bộ chuyên trách về kỹ thuật lâm sinh, chính sách, kinh tế, thị trường.
- Phỏng vấn các hộ dân tham gia vào các hoạt động trồng rừng sản xuất trên địa bàn huyện nhằm đánh giá hiệu quả đầu tư của hộ gia đình và xác định nguồn đầu tư tiềm năng từ hộ.
2.4.2.3. Phương pháp nội nghiệp
- Sử dụng các chỉ tiêu tỷ lệ phần trăm: tỷ lệ đất RSX/Đất LN; tỷ lệ đất RSX của DN/Đất RSX của huyện; Tỷ lệ nguồn vốn đầu tư vào lâm nghiệp của các thành phần kinh tế.
- Sử dụng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế như NPV, BCR, IRR để đánh giá hiệu quả kinh tế trồng RSX được đầu tư.
- Sử dụng các công cụ phân tích SWOT đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của kinh doanh TRSX trên địa bàn huyện.
- Sử dụng các phần mềm SPSS và Excel hỗ trợ thống kê và phân tích mối quan hệ và tác động của các biện pháp kinh tế, chính sách chủ yếu ảnh hưởng tới đầu tư kinh doanh TRSX.
- Đánh giá tổng hợp về kinh tế, xã hội, môi trường của các giải pháp đầu tư kinh doanh rừng trồng đối với các mô hình đầu tư chính tại huyện dựa trên các tiêu chí quản lý rừng bền vững của FSC Việt Nam.
Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội nhờ kinh doanh TRSX trong cộng đồng theo phương pháp đánh giá tầm ảnh hưởng của một yếu tố nguy cơ - population attributable fraction (PAF) theo phương pháp Levin, PAF tuỳ thuộc vào hai yếu tố:
· Tỉ lệ hiện hành (prevalence, kí hiệu P) của yếu tố nguy cơ; và
· Mối liên hệ giữa yếu tố nguy cơ với nguy cơ mắc bệnh. Mối liên hệ này có thể thể hiện bằng tỉ số nguy cơ (relative risk, RR).
Công thức PAF theo Levin là:
(2.1)
Tỷ lệ giảm nghèo ở nhóm thực hiện trồng rừng là P1và không trồng rừng là P2; RR không dùng là P2/P1. Dẫn theo Nguyễn Văn Tuấn, 2010[10].
Tính toán các chỉ số đánh giá hiệu quả kinh tế:
Giá trị hiện tại của thu nhập ròng (NPV):
NPV: Hiệu số giữa giá trị thu nhập và giá trị chi phí thực hiện các hoạt động sản xuất trong mô hình trồng rừng khi đã tính chiết khấu để qui về thời điểm hiện tại (thời điểm gốc năm thứ nhất)
Công thức tính: t 0 (1 i) ) ( Ct Bt NPV n t Trong đó:
- NPV: Giá trị hiện tại thu nhập ròng (đồng) - Bt: Giá trị thu nhập ở năm thứ t
- Ct: Giá trị chi phí ở năm thứ t
- i: Tỷ suất chiết khấu hay lãi suất (%) - t: Thời gian thực hiện hoạt động sản xuất
Giá trị NPV cho biết hiệu quả kinh tế của các mô hình sản xuất gỗ nguyên liệu, mô hình nào có NPV càng lớn thì hiệu quả càng cao.
Hệ số hiệu quả (BCR):
Hệ số hiệu quả là tỷ suất giữa thu nhập và chi phí được tính theo công thức:
n t n t n t t n t t Ct Bt i Ct Bt CPV BPV BCR 0 0 0 0 ) 1 ( i) (1
Trong đó:
- BCR: Hệ số hiệu quả
- BPV: Giá trị hiện tại của thu nhập (đồng) - CPV: Giá trị hiện tại của chi phí (đồng)
Nếu mô hình phục hồi rừng nào có BCR >1 thì có hiệu quả kinh tế, BCR càng lớn thì có hiệu quả càng cao. Ngược lại BCR <1 thì không có hiệu quả.
Chỉ tiêu này có ưu điểm là có thể dùng để so sánh lợi ích thu được trên một đơn vị tiền vốn và chất lượng đầu tư giữa các mô hình trồng rừng khác nhau. Mô hình nào có BCR lớn hơn thì mô hình đó có hiệu quả kinh tế cao hơn. Đây là chỉ tiêu phản ánh chất lượng của hoạt động đầu tư.
Chỉ tiêu tỷ suất thu hồi nội bộ của phương án (mô hình) đầu tư (IRR)
Chỉ tiêu này được gọi là tỷ suất thu hồi nội bộ và được viết tắt là IRR (Internal Rate of Return). IRR là một tỷ lệ chiết khấu mà ở đó giá trị NPV = 0. Nói cách khác IRR là mức lãi suất chiết khấu mà ứng với hiệu quả tổng thu nhập ròng của phương án vừa đúng bằng vốn đầu tư (chi phí), tức là:
0 ) 1 ( ) ( 0 n t t IRR Ct Bt NPV
Trong lựa chọn mô hình trồng rừng để đầu tư, chúng ta so sánh chỉ tiêu IRR của các mô hình. Mô hình nào có IRR lớn hơn là mô hình có lợi hơn.
Từ thực trạng phát triển kinh doanh TRSX tại huyện, các đánh giá và phân tích nhân tố ảnh hưởng chính tới hiệu quả kinh doanh, đề xuất các giải pháp về chính sách quản lý, đầu tư về kinh tế và quy trình kỹ thuật thích hợp với điều kiện thực tế tại huyện, đối với các bên tham gia của quá trình đầu tư và phát triển kinh doanh TRSX hướng tới có được các diện tích rừng được cấp chứng chỉ rừng nhằm nâng cao giá trị thương mại của gỗ rừng.
Chƣơng 3
ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN KHU VỰC HUYỆN VỊ XUYÊN 3.1. Điều kiện tự nhiên
Vị Xuyên là huyện vùng thấp của tỉnh Hà giang, với tổng số diện tích tự nhiên là 1479km2. Là huyện miền núi biên giới nằm bao quanh thị xã Hà giang, phí bắc giáp với huyện Quản Bạ, phía nam giáp với huyện Bắc Quang, phía đông nam giáp với huyện Na Hang của tỉnh Tuyên Quang, phía đông giáp với huyện Bắc Mê, phía tây bắc giáp với Huyện Malipho của tỉnh Vân nam -Trung Quốc, phía tây nam giáp với huyện Hoàng Su Phì, trung tâm huyện lị các thị xã Hà Giang 20km. Có hơn 16 dân tộc anh em với tổng dân số trên 9,5 vạn người. Tòan huyện có 24 xã, thị trấn, trong đó có: 22 xã và 2 thị trấn (có 5 xã biên giới giáp với Trung Quốc, với tổng chiều dài đường biên giới khoảng 36km); có cửa khẩu quốc gia Thanh thủy thông thương với nước bạn Trung Quốc, là nơi giao lưu kinh tế - văn hóa đồng thời còn là vị trí chính trị, an ninh quốc phòng quan trọng của huyện cũng như của tỉnh Hà giang và khu vực phía Bắc. Có trục đường quốc lộ II chạy từ Thanh thủy qua trung tâm huyện lỵ, là tuyến giao thông huyết mạch nối với Hà Nội và đi các tỉnh khác. Có Sông lô đi qua địa phận huyện với chiều dài 70km có diện tích lưu vực tương đối lớn khoảng 8.700km2
.
3.2. Điều kiện kinh tế xã hội
Sau khi tách nhập, tháng 7 năm 1984 huyện Vị Xuyên đã đi vào hoạt động dưới sự lãnh chỉ đạo của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh Hà giang., sự lãnh đạo trực tiếp của Huyện ủy, điều hành của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân đã thực hiện tốt chức năng lãnh đạo, quản lý điều hành phát triển kinh tế xã hội, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đời sống nhân dân ngày càng được nâng lên, đem lại niềm tin cho nhân dân.