Giải pháp về tổ chức, quản lý sản xuất phù hợp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp phát triển trồng rừng sản xuất của doanh nghiệp và các nhà đầu tư tại huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang (Trang 89 - 90)

Hỗ trợ và khuyến khích liên kết giữa DNCBG và người trồng rừng để đẩy mạnh thực hiện lộ trình CCR FSC và FSC-CW cho gỗ rừng trồng, Người

trồng rừng và doanh nghiệp phần lớn chưa có hiểu biết và ít có khả năng tiếp cận với FSC và FSC-CW vì quy mô sản xuất nhỏ địa bàn phân tán thiếu vốn hoặc vẫn hoạt động rời rạc chưa có sự liên hệ để có được lợi ích chung, Việc xin FSC thường mất thời gian và chi phí tốn kém, Nhưng để đáp ứng được yêu cầu của FLEGT và LACEY thì các DNCBG nếu đã có chứng chỉ CoC có thể liên kết với các cơ sở trồng rừng để xin chứng nhận FM-CW cho gỗ nguyên liệu của họ để sử dụng vào làm hàng xuất khẩu (với chi phí thấp khoảng 50% của xin FSC).

Hỗ trợ Mở rộng liên kết giữa DN chế biến gỗ và DN trồng rừng cùng với các cơ sở cưa xẻ gỗ rừng trồng. Đầu tư chuyển giao mua công nghệ cưa xẻ, sấy, ép gỗ rừng trồng để nâng cao chất lượng nguyên liệu, dần dần bán sản phẩm đã qua chế biến ra thị trường. Đầu tư nâng cao trình độ tay nghề công nhân và nhân viên của doanh nghiệp về chế biến gỗ, kinh doanh gỗ trong cơ chế mới. Do thiếu năng lực trong giao dịch kinh doanh thiếu nguồn tài chính mà hầu hết các cơ cở xẻ này không tự tiếp cận được với DNCBG phải qua trung gian bị ép giá. Họ không có đơn hàng ổn định và khó khăn tiếp cận các dịch vụ phát triển sản xuất kinh doanh được hỗ trợ bởi các tổ chức liên quan hoặc các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương.

Khuyến khích thành lập các hợp tác xã, các công ty dịch vụ khai thác gỗ (gồm khai thác và vận xuất) để Nhà nước có thể quản lý và các chủ rừng có thể liên kết một cách dễ dàng và an toàn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp phát triển trồng rừng sản xuất của doanh nghiệp và các nhà đầu tư tại huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang (Trang 89 - 90)