Vị Xuyên
Hiện nay, trên địa bàn huyện có khoảng 84 cơ sở chế biến gỗ, chủ yếu là của hộ gia đình. Các cơ sở chế biến đã chú trọng đến dây truyền công nghệ sản xuất, thiết bị tiên tiến. Tuy nhiên, việc xây dựng thương hiệu còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được thị trường tiêu thụ, chưa tiếp thị và quảng bá được sản phẩm trên thị trường, giá mua bán một đơn vị sản phẩm gỗ rừng trồng so với giá thành sản xuất còn nhiều bất cập. Hiện tượng ép giá còn phổ biến.
Trong thời gian tới, sau khi Nhà máy chế biến gỗ công nghiệp Vị Xuyên được xây dựng và đi vào hoạt động sẽ là một động lực lớn cho không chỉ các doanh nghiệp trồng rừng mà đặc biệt là các hộ dân trồng rừng có cơ hội tiếp cận với đầu mối thu mua và chế biến gỗ nguyên liệu ổn định hơn, đa dạng hơn về các sản phẩm gỗ nguyên liệu.
Nhà máy có chiến lược ổn định nguyên liệu: Để đảm bảo cho 80.000 m3
ván MDF/năm và 20.000 m3 ván thanh/năm nguyên liệu được tính toán là:
Nguyên liệu để sản xuất 20.000 m3 ván thanh: Nguyên liệu lớn có đường kính đầu nhỏ từ 8 cm trở lên, để chế biến ván ghép thanh cần 3,5 lần so với sản phẩm, tương đương với 70.000 m3 gỗ nguyên liệu năm. Tuy nhiên quá trình này thu hồi được khoảng gần 50% phế liệu để chuyển sang sản xuất ván MDF. Như vậy khoảng 35.000 m3
nguyên liệu sẽ được chuyển sang để sản xuất ván MDF.
Nguyên liệu để sản xuất 80.000 m3 ván MDF: Nhu cầu bằng 2 lần so với sản phẩm, tương đương với 160.000 m3 gỗ nguyên liệu năm, tuy nhiên đã có một phần nguyên liệu (35.000 m3) từ phế liệu của dây chuyền sản xuất ván thanh chuyển qua nên chỉ cần bổ sung khoảng khoảng 125.000 m3 là đủ. Tổng nhu cầu nguyên liệu cho cả hai dây chuyền là 70.000 + 125.000 = 195.000 m3.
Tính bình quân mỗi ha rừng trồng thu hoạch từ 60-100 m3 (tùy vào khả năng thâm canh) thì nhu cầu diện tích rừng cần có là 2.000 - 3.000 ha/năm. Nếu chu kỳ ổn định 8 năm gỗ rừng trồng mới khai thác để tận dụng gỗ lớn cho ván thanh thì diện tích nguyện liệu cần có là từ 20.000 ha - 24.000 ha. Nếu rừng thâm canh đạt 150 m3/ha thì chỉ cần diện tích 10.000 ha - 12.000 ha.
So với toàn bộ diện tích đất lâm nghiệp chưa có rừng của huyện còn khoảng 16,62 nghìn ha, đất rừng trồng sản xuất hiện có 12.000 ha. Với năng suất rừng trồng như hiện nay để dảm bảo nhu cầu gỗ nguyên liệu thường xuyên cho riêng nhà máy thì đòi hỏi khoảng 22.000 ha tức khoảng 77% tổng diện tích cả đất rừng trồng sản xuất và đất lâm nghiệp chưa sử dụng. Chưa kể tới các công ty khác và doanh nghiệp ngoài huyện có nhu cầu thu mua gỗ nguyên liệu tại huyện.
Do đó, để đảm bảo nguồn nguyên liệu đầu vào cho sản xuất, công ty sẽ triển khai các phương án ổn định nguồn nguyên liệu đầu vào. Công ty cần tiến hành thu mua nguyên liệu sẵn có đã trồng trên địa bàn tỉnh Hà Giang theo hướng cả hợp đồng dài hạn và ngắn hạn tuy theo nhu cầu của người bán trong
chu kỳ trồng rừng đầu (5-7 năm). Đặc biệt là sẽ ký hợp đồng cam kết với chính quyền địa phương đảm bảo thu mua nguyên liệu với giá cả hợp lý, ổn định lâu dài cho dân và các chủ rừng khác trên địa bàn, cung cấp ốn định đầu vào cho Nhà máy. Ngoài ra, Công ty cũng tiến hành mở rộng quan hệ với các nguồn cung cấp nguyên liệu, đặc biệt chú ý các nguồn cung cấp nguyên liệu đạt tiêu chuẩn từ các lâm trường quốc doanh có khối lượng sản xuất lớn. Đồng thời về lâu dài, công ty cần thực hiện các biện pháp tự trồng, liên kết với người dân địa phương trồng rừng đảm bảo ít nhất 50% nhu cầu nguyên liệu (tức khoảng 10.000 ha).
4.3. Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng tới phát triển TRSX tại huyện Vị Xuyên
4.3.1. Các chính sách về phát triển đầu tư trồng rừng sản xuất rừng trồng
Sau đây là các chính sách khuyến khích ưu đãi các nhà đầu tư và doanh nghiệp đầu tư trồng rừng sản xuất:
- Chủ rừng được ưu đãi về miễn giảm tiền sử dụng đất tiền thuê đất và thuế sử dụng đất theo quy định tại các Điều 22, 24 và 26 Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ về quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.
- Chủ rừng được cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt để trồng mới rừng sản xuất theo hướng dẫn tại Thông tư số 99/2006/TT-BNN ngày 06/11/2006 của Bộ Nông nghiệp và PTNT,
- Các tổ chức cá nhân là người Việt Nam được giao rừng cho thuê rừng theo quy định tại Nghị định số 23/2006/NĐ - CP ngày 03 tháng 03 năm 2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004;
- Thực hiện các chủ trương chính sách về đầu tư giao rừng khoán bảo vệ rừng sắp xếp đổi mới và phát triển lâm trường quốc doanh theo Nghị định số 200/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển sản xuất trong ngành lâm nghiệp…
+ Chính sách về thuế tài nguyên và thuế đối với các doanh nghiệp lâm nghiệp.
-Nghị định số 106/2004 1/4/2004 của Chính phủ về tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước; -Quyết định số 44/2004 29/4/2004 của Bộ Tài chính về lãi xuất cho vay tín dụng đầu tư phát triển nhà nước;
-Nghị định số 20/2005/NĐ-CP của Chính phủ về bổ sung danh mục dự án vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước theo Nghị định số 106/2004 1/4/2004 của Chính phủ:
Mục đích của tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước là hỗ trợ các dự án đầu tư phát triển của các thành phần kinh tế thuộc một số ngành lĩnh vực quan trọng chương trình kinh tế lớn có tác động trực tiếp đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững,
- Lãi suất cho vay tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước là 6,6%/năm áp dụng cho các dự án ký hợp đồng tín dụng lần đầu kể từ ngày Quyết định này có hiệu lực và được giữ nguyên trong suốt thời hạn vay vốn.
Các chính sách về thị trường lâm sản, nhất là Chỉ thị số 19/2004/CT- TTg ngày 1/6/2004 của TTCP về một số giải pháp phát triển ngành chế biến gỗ và xuất khẩu sản phẩm gỗ và Quyết định số 59/2005/QĐ-BNN ngày 10/10/2005 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về kiểm tra, kiểm soát lâm sản đã có những tác động thúc đẩy ngành chế biến gỗ và xuất khẩu đồ gỗ nước ta phát triển theo hướng tích cực và từ đó có tác dụng thúc đẩy chuyên ngành trồng rừng phát triển. Chính sách tự do hoá lưu thông sản phẩm khai thác từ rừng trồng đã có tác dụng thúc đẩy hộ gia đình trồng rừng sản xuất.
+ Chính sách mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa lâm sản
- Các doanh nghiệp các nhà đầu tư các tổ chức hộ gia đình tham gia trồng rừng (gỗ lớn và gỗ nhỏ) trong các dự án trồng rừng nguyên liệu do Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt được vay vốn từ Quỹ Hỗ trợ phát triển theo quy
định tại Nghị định số 106/2004/NĐ-CP ngày 01/4/2004 và Nghị định 20/2005/NĐ-CP ngày 28/2/2005 của Chính phủ.
- Được hưởng nguồn hỗ trợ ưu đãi khi trồng mới rừng sản xuất trồng cây phân tán theo quy định tại Quyết định số 147/2007/QĐ-TTg ngày 10/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2007-2015.
- Hỗ trợ lãi suất cho các tổ chức cá nhân vay vốn ngân hàng để sản xuất kinh doanh theo Quyết định 131/QĐ-TTg ngày 13/1/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ lãi suất cho tổ chức cá nhân vay vốn để sản xuất kinh doanh.
Các nhà máy chế biến gỗ rừng trồng trên địa bàn thuộc các tỉnh vùng trung du miền núi phía bắc (theo Nghị quyết 37/NQ-TW ngày 01 tháng 4 năm 2004) được Nhà nước hỗ trợ chi phí vận chuyển sản phẩm trong 5 năm đầu tiên tính từ khi nhà máy bắt đầu sản xuất, Mức hỗ trợ thực hiện theo Quyết định số 210/2006/QĐ-TTg ngày 12 tháng 9 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ là 1,000 đồng/tấn/km (một nghìn đồng), Hình thức hỗ trợ đầu tư quy định tại Quyết định số 147/2007/QĐ-TTg ngày 10/7/2007 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2007-2015.
Đối với rừng trồng mới là rừng sản xuất; diện tích rừng trồng là rừng đặc dụng rừng phòng hộ đã được trồng bằng nguồn vốn của Chương trình 327 trước đây và nguồn vốn từ ngân sách nhà nước thuộc Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng chính sách hưởng lợi được quy định tại Quyết định số 147/2007/QĐ- TTg ngày 10/7/2007của Thủ tướng Chính phủ như sau:
- Khi khai thác chủ rừng được hưởng toàn bộ sản phẩm từ rừng trồng và được hưởng các chính sách ưu đãi về miễn giảm thuế và tiền sử dụng đất theo quy định của pháp luật hiện hành, Chủ rừng chỉ phải nộp cho ngân sách xã số tiền tương đương với 80 kg thóc/ha/chu kỳ rừng trồng để xây dựng Quỹ
phát triển rừng của xã và Quỹ phát triển rừng thôn bản trong đó trích nộp cho mỗi quỹ là 50%.
- Đối với diện tích rừng sản xuất do hộ gia đình cá nhân và cộng đồng nhận khoán của các Ban Quản lý rừng đặc dụng phòng hộ hoặc doanh nghiệp quốc doanh (gọi tắt là bên giao khoán) thì chủ rừng nộp số tiền trên cho bên giao khoán, Không phải nộp thêm bất cứ khoản gì cho bên giao khoán.
- Thuế xuất khẩu đối với một số mặt hàng thuộc nhóm mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ áp dụng mức thuế suất là 0% kể từ ngày 01/12/2008 theo Quyết định số 109/2008/QĐ-TTg ngày 28/11/2008 của Bộ Tài chính;
- Giảm 30% thuế thu nhập doanh nghiệp và giãn thời hạn nộp thuế trong thời gian 9 tháng năm 2009 đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ có sản xuất gia công chế biến nông lâm thuỷ sản theo hướng dẫn tại Thông tư 04/2009/TT-BTC ngày 13/1/2009.
+ Các quy trình kỹ thuật trồng rừng sản xuất áp dụng
Thông tư liên tịch 52/2008/TTLT-BNN-BTC 14/4/2008 của BNN&PTNT và Bộ Tài chính về hướng dẫn trợ cấp gạo cho đồng bào dân tộc tại chỗ ở miền núi trồng rừng thay thế nương rẫy.
-Hướng dẫn việc trợ cấp gạo đối với công tác trồng rừng phòng hộ và trồng rừng sản xuất thay thế nương rẫy chưa được cải tạo thành ruộng bậc thang nằm trong diện tích đất quy hoạch cho phát triển lâm nghiệp.
-Áp dụng đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ở miền núi đang cư trú hợp pháp tại địa phương và các tổ chức cá nhân có liên quan, Việc trợ cấp gạo chỉ áp dụng đối với các hộ gia đình tự nguyện trồng rừng phòng hộ trồng rừng sản xuất thay thế nương rẫy.
Quyết định số 89/2005/QĐ-BNN 19/12/2005 về ban hành quy chế quản lý giống cây trồng lâm nghiệp. Quy chế này quy định việc khai thác sử dụng nguồn gen; khảo nghiệm; đánh giá công nhận; sản xuất kinh doanh; quản lý
chất lượng giống cây trồng lâm nghiệp và giám sát Chuỗi hành trình giống cây trồng lâm nghiệp chính.
Quyết định số 13/2005/QD-BNN 15/3/2005 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT về ban hành danh mục giống cây lâm nghiệp chính: “Danh mục giống cây lâm nghiệp chính” bao gồm giống của các loài:
1) Bạch đàn: Urophylla, tereticornis, camaldulensis, brassiana, bạch đàn lai.
2) Keo: keo lai, keo lưỡi liềm, keo tai tượng, keo lá tràm 3) Thông: thông caribaea, thông nhựa, thông 3 lá, thông mã vĩ
Quyết định số 15/2005/QD-BNN 15/3/2005 ban hành danh mục giống cây lâm nghiệp phải áp dụng tiêu chuẩn ngành: Danh mục giống cây lâm nghiệp phải áp dụng tiêu chuẩn ngành
Quyết định số 16/2005/QD-BNN 15/3/2005 ban hành danh mục các loài cây trồng rừng chủ yếu cho 9 vùng sinh thái: Danh mục các loài cây trồng rừng chủ yếu cho 9 vùng sinh thái.
Các văn bản chính sách và hoạt động thúc đẩy phát triển rừng trồng sản xuất thuộc Tỉnh và huyện
Nghị quyết 09/2007/NQ-HĐND Về việc ban hành quy định một số chính sách ưu đãi hỗ trợ đầu tư và khuyến khích phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Hà Giang.
- UBND huyện chỉ đạo các đơn vị liên quan như Phòng NN & PTNT Phòng Tài nguyên & Môi trường các Hạt kiểm lâm các Ban quản lý rừng thường xuyên cập nhật các văn bản quy định của Nhà nước để hướng dẫn UBND các xã thị trấn các tổ chức cá nhân có hoạt dộng liên quan đến lâm nghiệp biết để thực hiện.
- Phòng Tài nguyên & MT thực hiện việc cấp Giấy chứng nhận QSDĐ đối với đất lâm nghiệp. Hiện nay đã thực hiện cấp giấy chứng nhận và lập bản đồ
giải thửa lâm nghiệp cho 20/24 xã thị trấn (Xã Việt Lâm Cao Bồ TT Vị Xuyên và TT Việt Lâm đang thực hiện). Riêng Năm 2009 và 2010 huyện đã thực hiện thí điểm việc giao đất lâm nghiêp gắn với giao rừng tại xã Linh Hồ. Kết quả đã giao cho 145 hộ gia đình và 01 cộng đồng dân cư thôn Lùng Chang. Tổng diện tích đã giao và cấp GCN QSDĐ cho 1.4142 ha rừng và đất rừng.
- Tuyên truyền các văn bản quy định của pháp luật trong lĩnh vực lâm nghiệp đến từng người dân tổ chức ký cam kết bảo vệ và phát triển rừng. Xây dựng hương ước bảo vệ rừng đến từng thôn bản. Đến nay đã xây dựng được 156 hương ước bảo vệ rừng cấp thôn bản để người dân thực hiện.
- Hàng năm Hạt kiểm lâm huyện đều thực hiện cập nhật theo dõi diễn biến tài nguyên rừng và đất lâm nghiệp. Năm 2011 đã thực hiện cập nhật diễn biến tài nguyên rừng ở 24/24 xã thị trấn.
- Thường xuyên điều tra sâu bệnh hại rừng. Qua đó kịp thời phát hiện tình hình sâu bệnh hại rừng và có những biện pháp xử lý kịp thời không để dịch bệnh hại rừng lây lan ra diện rộng.
Đối với các diện tích rừng tự nhiên nghèo kiệt huyện cũng khuyến khích và cấp phép chuyển đổi thành rừng trồng. Năm 2011 huyện đã cấp 01 quyết định cho phép cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt để trồng lại rừng tại xã Đạo Đức với diện tích 6ha.
Tuy nhiên, một số quy định mới trong quản lý lưu thông gỗ đã gây ra những khó khăn nhất định cho các doanh nghiệp trồng rừng cũng như các hộ dân trong quá trình đưa gỗ rừng trồng sản xuất ra khỏi rừng đưa vào thị trường như:
- Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thay thế Quyết định số 59/2005/QĐ-BNN trong lĩnh vực kinh doanh lâm sản: Quy định hồ sơ lâm sản hợp pháp và kiểm tra nguồn gốc lâm sản. Muốn chứng minh nguồn gốc lâm sản - gỗ rừng trồng các hộ dân, các
doanh nghiệp phải hoàn tất thủ tục lập bảng kê, qua xác nhận của kiểm lâm được đo đếm từng lóng, từng khối... thì mới được vận chuyển. Tình trạng trên làm chậm tiến độ giao nhận gỗ, gây thất thoát sản lượng và làm tăng chi phí cho người trồng rừng. Đối với các hộ dân trồng rừng thì gỗ của các hộ gần như không thể ra khỏi rừng. Bởi theo Thông tư này, các hộ dân phải trình