Hơn 10 năm qua CBG là một trong những ngành có tốc độ phát triển cao và ổn định, góp phần đáng kể vào sự tăng trưởng xuất khẩu của cả nước. Tốc độ tăng trưởng thương mại của ngành gỗ đạt bình quân 23,6% trong thời kỳ 2001-2009 (cả nước 18,8%); tỷ trọng kim ngạch xuất, nhập khẩu chiếm tỷ trọng 1,6-2,4% của cả nước. Tuy tốc độ tăng trưởng có nhanh nhưng chất lượng tăng trưởng còn thấp. Một trong những nguyên nhân của tồn tại này là
thiếu gỗ nguyên liệu thường xuyên xảy ra và kéo dài với nhiều doanh nghiệp, chủ yếu dựa vào nguồn gỗ nhập khẩu (khoảng 3-4 triệu m3/năm), có năm giá trị gỗ nhập khẩu lên tới 1 tỷ USD, giá gỗ của thế giới có xu hướng tăng, đặc biệt là chi phí vận tải đường biển (giá gỗ keo có FSC nhập khẩu giao động từng 130-140 USD/m3, trong đó chi phí vận tải 25 USD/m3). Chi phí nguyên liệu chiếm 1 tỷ trọng cao trong giá thành đồ gỗ xuất khẩu, 60-70%. Trong khi đó nếu sử dụng gỗ rừng trồng trong nước có giá mua thấp hơn, khoảng 0,8- 1,1 triệu đồng/ m3 gỗ tròn.
Do vậy, sử dụng gỗ rừng trồng trong nước vào sản xuất đồ gỗ xuất khẩu chẳng những trực tiếp nâng cao hiệu quả kinh doanh của DNCBXK đồ gỗ, tạo điều kiện chủ động về nguyên liệu, hạ thấp chi phí nguyên liệu, và quan trọng là tiết kiệm được một khoản ngoại tệ nhập khẩu gỗ, góp phần giảm nhập siêu cho đất nước.
Tiềm năng gỗ nguyên liệu rừng trồng trong nƣớc
Trong 5 năm gần đây (2005-2010) sản lượng khai thác gỗ rừng trồng cả nước đã tăng lên nhiều, từ 3- 4 triệu m3/năm. Năm 2009, đạt sản lượng 3,7 triệu m3 gỗ, tập trung ở các vùng Đông bắc, Bắc Trung bộ và Duyên hải Miền Trung (hơn 50% sản lượng cả nước). Mục tiêu chính của trồng rừng sản xuất giai đoạn trước là trồng cây gỗ mọc nhanh, gỗ nhỏ. Nên cho đến nay gỗ rừng trồng khai thác được sử dụng chủ yếu làm nguyên liệu giấy, dăm gỗ xuất khẩu, ván nhân tạo, gỗ trụ mỏ và một lượng nhỏ gỗ có đường kính > 20cm được xẻ ván cốp pha và xẻ ván, xẻ thanh để sản xuất đồ mộc.
Trong thực tế, với rừng trồng keo, chu kỳ 6-7 năm, sản lượng gỗ khai thác có đường > 20 cm đạt 15-20%, ước sản lượng gỗ có thể làm gỗ xẻ 0,6- 0,8 triệu m3. Nếu 50% được dùng để sản xuất đồ mộc xuất khẩu, thì sản lượng đạt 0,3- 0,4 triệu m3/năm, bằng 50% số lượng gỗ nhập khẩu hàng năm.
Tiềm năng tăng trƣởng sản lƣợng gỗ rừng trồng còn nhiều hơn nữa trong những năm tới.
Theo số liệu thống kê của Bộ NN&PTNT công bố năm 2010, diện tích rừng trồng cả nước là 2.919.538 ha. Vùng có diện tích rừng trồng lớn là Đông Bắc: 1.089.600 ha, Bắc Trung bộ: 654.793 ha, Duyên hải miền Trung: 417.323 ha, chiếm tỷ lệ 74% diện tích rừng trồng cả nước.
5% 38% 2% 22% 14% 7% 5% 7% Tây bắc Đông Bắc ĐB. Sông Hồng Bắc Trung bộ DH Miền Trung Tây nguyên Đông Nam bộ ĐB. Sông Cửu Long
(Nguồn: Bộ NN&PTNT, 2010).
Hình 1.1. Diện tích rừng trồng phân chia theo vùng sinh thái
Trong tổng diện tích rừng trồng, rừng trồng sản xuất chiếm 73,34% tổng diện tích rừng trồng, với diện tích 2.141.241 ha. Trong đó diện tích có trữ lượng là 1.043.267 ha, diện tích chưa có trữ lượng: 865.501 ha (rừng chưa khép tán). Loài cây trồng có diện tích lớn nhất là keo (keo lai, keo tai tượng) và bạch đàn.
Theo điều tra của VCCI Đà nẵng tại 52 DN ở khu vực miền Trung thì nguồn gỗ rừng trồng trong nước chiếm 40% và nguồn gỗ nhập khẩu 60%. Đáng chú ý là các DN ở 3 tỉnh bắc Miền Trung đã sử dụng 100% gỗ rừng trồng trong nước, trong khi các DN ở Bình định chỉ sử dụng 25% (75% gỗ nhập khẩu). Doanh thu xuất khẩu của 52 DN này năm 2010 là 202 triệu USD
(bình quân 15.000 USD/ DN). Tập đoàn CBG Trường Thành đã chuyển mạnh sang sử dụng gỗ rừng trồng trong nước. Công ty CP CBG Nam định chủ yếu sử dụng gỗ rừng trồng trong nước sản xuất đồ gỗ xuất khẩu, doanh thu 10 triệu USD/năm.