Nội dung

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp phát triển trồng rừng sản xuất của doanh nghiệp và các nhà đầu tư tại huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang (Trang 46 - 107)

- Thực trạng phát triển lâm nghiệp tại huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang - Thực trạng phát triển TRSX của các DN và NĐT tại huyện Vị Xuyên - Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển TRSX tại huyện Vị Xuyên - Đề xuất giải pháp tổng hợp phát triển TRSX theo hướng bền vững cho các DN và NĐT tại huyện Vị Xuyên, Hà Giang

2.3. Phạm vi, đối tƣợng nghiên cứu

Phạm vi: Các chính sách quản lý chung của Nhà nước và địa phương, các quy định của ngành, liên ngành có liên quan tới các hoạt động đầu tư, thương mại và quản lý TRSX tại huyện Vị Xuyên, Hà Giang.

Đối tượng: Các doanh nghiệp, các nhà đầu tư trồng rừng sản xuất trên địa bàn huyện Vị Xuyên, Hà Giang.

Loài cây lựa chọn nghiên cứu: Keo

2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.4.1. Phương pháp tổng quát

Phương pháp kế thừa số liệu: Thu thập, tổng quan và phân tích chọn lọc các tài liệu thứ cấp (báo cáo khoa học, báo cáo quản lý, các báo cáo điều tra chuyên đề, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, các niên giám thống kê hàng năm, kế hoạch hàng năm và tài liệu thiết kế trồng rừng sản xuất …liên quan đến thực trạng đầu tư phát triển TRSX).

Sử dụng các công cụ PRA: phỏng vấn nhóm trọng điểm, phỏng vấn bán cấu trúc, quan sát thực tế, khảo sát tại các điểm thu mua gỗ rừng trồng, các doanh nghiệp chế biến và tiêu thụ gỗ rừng trồng…;

Phương pháp đánh giá ảnh hưởng của các chính sách quản lý, khuyến khích đầu tư, quản lý bảo vệ rừng trồng…; đánh giá và so sánh các giải pháp đầu tư, quản lý, kỹ thuật và tiêu thụ hàng hóa của các doanh nghiệp trồng rừng

Phương pháp đánh giá tác động và so sánh hiệu quả kinh tế, xã hội của một số mô hình đầu tư kinh tế, kỹ thuật trong kinh doanh TRSX

2.4.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể

2.4.2.1. Thu thập tài liệu, thông tin thứ cấp

- Thông tin chung về quá trình, quy mô, diện tích đầu tư trồng rừng của các đối tượng đầu tư trồng rừng sản xuất trên địa bàn huyện.

- Các văn bản luật pháp, các chương trình và dự án có liên quan đến quản lý, phát triển và khuyến khích đầu tư trồng rừng sản xuất tại huyện.

- Tài liệu về tình hình tự nhiên, dân sinh kinh tế tại huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang.

- Hiện trạng sử dụng đất và phân chia đối tượng sử dụng đất tại huyện. - Các nghiên cứu, đánh giá về môi trường, kinh tế, xã hội tại khu vực. Các tài liệu thu thập tại các nguồn đáng tin cậy và cần được xác định, kiểm tra về tính xác thực, tính cập nhật.

2.4.2.2. Điều tra, thu thập thông tin ngoại nghiệp

- Thực hiện phỏng vấn các đơn vị quản lý và hỗ trợ trực tiếp về các chính sách của Nhà nước áp dụng tại địa phương, các chính sách riêng tại địa phương và cơ chế quản lý, phát triển kinh doanh rừng trồng tại địa phương: Cán bộ Chi cục Phát triển lâm nghiệp tỉnh, Chi cục Kiểm lâm, Hạt Kiểm Lâm huyện Vị Xuyên, mỗi đơn vị 3 người (lâm sinh, chế biến, chính sách).

- Phỏng vấn các doanh nghiệp lâm nghiệp trên địa bàn về chính sách thực hiện tại địa phương và các hoạt động đầu tư kinh doanh TRSX tại địa

phương gồm: 1 công ty nhà nước (Công ty XNK NLN Hà Giang), 1 công ty tư nhân (Công ty TNHH Linh Quý), 1 doanh nghiệp chế biến gỗ (Công ty CP giấy An Hòa), 1 HTX (HTX Hoàng Bách). Mỗi đơn vị phỏng vấn 2-3 cán bộ chuyên trách về kỹ thuật lâm sinh, chính sách, kinh tế, thị trường.

- Phỏng vấn các hộ dân tham gia vào các hoạt động trồng rừng sản xuất trên địa bàn huyện nhằm đánh giá hiệu quả đầu tư của hộ gia đình và xác định nguồn đầu tư tiềm năng từ hộ.

2.4.2.3. Phương pháp nội nghiệp

- Sử dụng các chỉ tiêu tỷ lệ phần trăm: tỷ lệ đất RSX/Đất LN; tỷ lệ đất RSX của DN/Đất RSX của huyện; Tỷ lệ nguồn vốn đầu tư vào lâm nghiệp của các thành phần kinh tế.

- Sử dụng các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế như NPV, BCR, IRR để đánh giá hiệu quả kinh tế trồng RSX được đầu tư.

- Sử dụng các công cụ phân tích SWOT đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của kinh doanh TRSX trên địa bàn huyện.

- Sử dụng các phần mềm SPSS và Excel hỗ trợ thống kê và phân tích mối quan hệ và tác động của các biện pháp kinh tế, chính sách chủ yếu ảnh hưởng tới đầu tư kinh doanh TRSX.

- Đánh giá tổng hợp về kinh tế, xã hội, môi trường của các giải pháp đầu tư kinh doanh rừng trồng đối với các mô hình đầu tư chính tại huyện dựa trên các tiêu chí quản lý rừng bền vững của FSC Việt Nam.

Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội nhờ kinh doanh TRSX trong cộng đồng theo phương pháp đánh giá tầm ảnh hưởng của một yếu tố nguy cơ - population attributable fraction (PAF) theo phương pháp Levin, PAF tuỳ thuộc vào hai yếu tố:

· Tỉ lệ hiện hành (prevalence, kí hiệu P) của yếu tố nguy cơ; và

· Mối liên hệ giữa yếu tố nguy cơ với nguy cơ mắc bệnh. Mối liên hệ này có thể thể hiện bằng tỉ số nguy cơ (relative risk, RR).

Công thức PAF theo Levin là:

(2.1)

Tỷ lệ giảm nghèo ở nhóm thực hiện trồng rừng là P1và không trồng rừng là P2; RR không dùng là P2/P1. Dẫn theo Nguyễn Văn Tuấn, 2010[10].

Tính toán các chỉ số đánh giá hiệu quả kinh tế:

Giá trị hiện tại của thu nhập ròng (NPV):

NPV: Hiệu số giữa giá trị thu nhập và giá trị chi phí thực hiện các hoạt động sản xuất trong mô hình trồng rừng khi đã tính chiết khấu để qui về thời điểm hiện tại (thời điểm gốc năm thứ nhất)

Công thức tính: t 0 (1 i) ) (      Ct Bt NPV n t Trong đó:

- NPV: Giá trị hiện tại thu nhập ròng (đồng) - Bt: Giá trị thu nhập ở năm thứ t

- Ct: Giá trị chi phí ở năm thứ t

- i: Tỷ suất chiết khấu hay lãi suất (%) - t: Thời gian thực hiện hoạt động sản xuất

Giá trị NPV cho biết hiệu quả kinh tế của các mô hình sản xuất gỗ nguyên liệu, mô hình nào có NPV càng lớn thì hiệu quả càng cao.

Hệ số hiệu quả (BCR):

Hệ số hiệu quả là tỷ suất giữa thu nhập và chi phí được tính theo công thức:

             n t n t n t t n t t Ct Bt i Ct Bt CPV BPV BCR 0 0 0 0 ) 1 ( i) (1

Trong đó:

- BCR: Hệ số hiệu quả

- BPV: Giá trị hiện tại của thu nhập (đồng) - CPV: Giá trị hiện tại của chi phí (đồng)

Nếu mô hình phục hồi rừng nào có BCR >1 thì có hiệu quả kinh tế, BCR càng lớn thì có hiệu quả càng cao. Ngược lại BCR <1 thì không có hiệu quả.

Chỉ tiêu này có ưu điểm là có thể dùng để so sánh lợi ích thu được trên một đơn vị tiền vốn và chất lượng đầu tư giữa các mô hình trồng rừng khác nhau. Mô hình nào có BCR lớn hơn thì mô hình đó có hiệu quả kinh tế cao hơn. Đây là chỉ tiêu phản ánh chất lượng của hoạt động đầu tư.

Chỉ tiêu tỷ suất thu hồi nội bộ của phương án (mô hình) đầu tư (IRR)

Chỉ tiêu này được gọi là tỷ suất thu hồi nội bộ và được viết tắt là IRR (Internal Rate of Return). IRR là một tỷ lệ chiết khấu mà ở đó giá trị NPV = 0. Nói cách khác IRR là mức lãi suất chiết khấu mà ứng với hiệu quả tổng thu nhập ròng của phương án vừa đúng bằng vốn đầu tư (chi phí), tức là:

0 ) 1 ( ) ( 0       n t t IRR Ct Bt NPV

Trong lựa chọn mô hình trồng rừng để đầu tư, chúng ta so sánh chỉ tiêu IRR của các mô hình. Mô hình nào có IRR lớn hơn là mô hình có lợi hơn.

Từ thực trạng phát triển kinh doanh TRSX tại huyện, các đánh giá và phân tích nhân tố ảnh hưởng chính tới hiệu quả kinh doanh, đề xuất các giải pháp về chính sách quản lý, đầu tư về kinh tế và quy trình kỹ thuật thích hợp với điều kiện thực tế tại huyện, đối với các bên tham gia của quá trình đầu tư và phát triển kinh doanh TRSX hướng tới có được các diện tích rừng được cấp chứng chỉ rừng nhằm nâng cao giá trị thương mại của gỗ rừng.

Chƣơng 3

ĐIỀU KIỆN CƠ BẢN KHU VỰC HUYỆN VỊ XUYÊN 3.1. Điều kiện tự nhiên

Vị Xuyên là huyện vùng thấp của tỉnh Hà giang, với tổng số diện tích tự nhiên là 1479km2. Là huyện miền núi biên giới nằm bao quanh thị xã Hà giang, phí bắc giáp với huyện Quản Bạ, phía nam giáp với huyện Bắc Quang, phía đông nam giáp với huyện Na Hang của tỉnh Tuyên Quang, phía đông giáp với huyện Bắc Mê, phía tây bắc giáp với Huyện Malipho của tỉnh Vân nam -Trung Quốc, phía tây nam giáp với huyện Hoàng Su Phì, trung tâm huyện lị các thị xã Hà Giang 20km. Có hơn 16 dân tộc anh em với tổng dân số trên 9,5 vạn người. Tòan huyện có 24 xã, thị trấn, trong đó có: 22 xã và 2 thị trấn (có 5 xã biên giới giáp với Trung Quốc, với tổng chiều dài đường biên giới khoảng 36km); có cửa khẩu quốc gia Thanh thủy thông thương với nước bạn Trung Quốc, là nơi giao lưu kinh tế - văn hóa đồng thời còn là vị trí chính trị, an ninh quốc phòng quan trọng của huyện cũng như của tỉnh Hà giang và khu vực phía Bắc. Có trục đường quốc lộ II chạy từ Thanh thủy qua trung tâm huyện lỵ, là tuyến giao thông huyết mạch nối với Hà Nội và đi các tỉnh khác. Có Sông lô đi qua địa phận huyện với chiều dài 70km có diện tích lưu vực tương đối lớn khoảng 8.700km2

.

3.2. Điều kiện kinh tế xã hội

Sau khi tách nhập, tháng 7 năm 1984 huyện Vị Xuyên đã đi vào hoạt động dưới sự lãnh chỉ đạo của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh Hà giang., sự lãnh đạo trực tiếp của Huyện ủy, điều hành của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân đã thực hiện tốt chức năng lãnh đạo, quản lý điều hành phát triển kinh tế xã hội, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đời sống nhân dân ngày càng được nâng lên, đem lại niềm tin cho nhân dân.

Vị Xuyên thuộc vùng kinh tế trọng điểm của Tỉnh, trong những năm qua được sự quan tâm đầy tư của Trung ương, của Tỉnh, sự chỉ đạo sát sao của Tỉnh Ủy - HĐND - UBND tỉnh, sự giúp đỡ có hiệu quả của các ban, ngành, đoàn thể tỉnh, cùng với sự nỗ lực của cán bộ và nhân dân trong toàn huyện, Vị xuyên đã đạt được những thành quả đáng khích lệ, kinh tế - xã hội của huyện đã không ngừng phát triển, tốc độ phát triển, tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn đạt được ở mức cao. Đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện, tình hình an ninh chính trị, trật tự xã hội luôn ổn định, công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị luôn được quan tâm chú trọng.

Về sản xuất: Tổng sản lượng lương thực năm 1998 đạ 24.580 tấn, đến cuối năm 2007 đạt 39.168 tấn (tăng được gần 15.000 tấn), bình quân lương thực đầu người tăng 314kg lên 424kg năm 2007, thu nhập bình quân đầu người đạt 5.7 triệu đồng/người/năm. Cơ cấu kinh tế được chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp, xây dựng, dịch vụ và thương mại giảm dần tỷ trọng ngành nông lâm nghiệp (năm 1998 tỷ trọng ngành nông lâm nghiệp chiếm trên 60%, đến năm 2007 chiếm 32.09%). Nâng độ che phủ rừng năm 1998 là 43% lên 54.5% năm 2007.

Ngoài ra, trong những năm qua đã đưa các chương trình phát triển một số loại cây có giá trị kinh tế cao như: cây thảo quả từ 25ha năm 1998 lên 1.425ha năm 2007. Cây lạc năm 1998 từ 200ha lên 1.330 ha năm 2007. Chương trình chăn nuôi trâu bò hàng hóa từ 25.000con lên 33.000 con. Đến nay đời sống của đồng vào đã được nâng lên rõ rệt, tạo ra thế và lực mới cho sự phát triểun của những năm tiếp theo.

Về xây dựng cơ sở hạ tầng: các trường chính đều có từ 2-3 nhà xây kiên cố, các điểm trường đều được xây dựng cơ bản là nhà cấp IV, giải quyết đủ lớp học. Trụ sở và trạm xá các xã, thị trấn đều được xây dựng nhà tầng. Thực hiện chương trình kiên cố hóa kênh mương của tỉnh, huyện đã làm được gần 300km kênh bê tông hóa, trên 200km đường bê tông các loại.

Mở mới đường giao thông nông thôn được trên 200km, cơ bản các thôn đều có đường ô tô.

Nhờ thực hiện tốt các chương trình dự án hỗ trợ cho những vùng khó khăn như 134, 135..., đến nay 100% các xã, thị trấn có điện lưới quốc gia, số hộ có điện chiếm trên 70%, trong đó 35% số hộ dùng điện lưới quốc gia, còn lại dùng thủy điện nhỏ. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng trưởng mạnh, các sản phẩm tăng cáo như chế biến chè xuất khẩu (gần 2000tấn), khai thác quặng 170000 tấn, sản xuất điện, lắp ráp ô tô và chế biến gỗ (trên 1.200m3).

Về văn hóa xã hội:

Công tác y tê, dân số - kế hoạch hóa gia đình luôn được quan tâm, nâng cao chất lượng khám chữa bệnh cho nhân dân, hạ tỷ lệ tăng dân số tự nhiên từ 1.8% năm 1998 xuống 1.3% năm 2007.

Công tác truyền thanh - truyền hình được nâng cấp phát triển mạnh, đến nay đã có 9 trạm phát lại truyền hình, tỷ lệ phủ sóng truyền hình đạt 90%.

Thực hiện văn hóa khu dân cư, 100% thôn bản đã ra mắt Làng văn hóa, bản sắc văn hóa của các dân tộc được khơi dậy và phát huy, các tập tục lạc hậu đã dần được xóa bỏ.

An ninh - quốc phòng luôn được giữ vững. Công tác xây dựng hệ thống chính trị luôn được coi trọng và quan tâm thường xuyên, các tổ chức trong hệ thống chính trị luôn được củng cố xây dựng, nâng cao vai trò hoạt động của các tổ chức. Đến nay Đảng bộ huyện có 75 chi đảng bộ trực thuộc (27 đảng bộ và 48 chi bộ), công tác phát triển Đảng viên luôn được chú ý quan tâm, năm 1998 toàn Đảng bộ có 2196 đảng viên, đến cưới năm 2007 có 5142 đảng viên. Công tác đào tạo bồi dưỡng, sử dụng cán bọ trong những năm qua luôn được xác định là khâu theo chốt; công tác đòan thể luôn được củng cố, đã thực hiện tốt việc tuyên truyền vận động nhân dân tham gia các phong trào thi đua sản xuất, xây dựng que hương bảo làng ngày càng giàu đẹp, văn minh.

3.3. Những nét đặc trƣng văn hóa của các dân tộc huyện Vị Xuyên

Vị Xuyên có hơn 16 dân tộc anh em cùng sinh sống. Với các nhóm ngôn ngữ khác nhau. Đặc điểm văn hóa vừa có những đặc thù, nhưng lại đậm nét đặc trưng tạo nên một kho tàng văn hóa phong phú và hấp dẫn. Mỗi bản làng, địa danh của Vị xuyên, gắn liền với cuộc sống văn hóa từng cộng đồng dân tộc rất rõ nét. Sự phân biệt về văn hóa giữa các tộc người chỉ có thể căn cứ vào các giá trị văn hóa phi vật thể và vật thể trong các hiện tượng văn hóa vật chất chứa đựng những yếu tố tinh thần.

Trong các thành tố văn hóa vật thể của các dân tộc Vị xuyên, ấn tượng đầu tiên là thôn làng và nhà cửa. Thôn làng của các dân tộc trong huyện thường được lập ở những nơi thuận tiện cho cuộc sống lao động, gần ruộng nương, gần rừng, gần nguồn nước, hòa hợp với thiên nhiên. Trật tự thôn làng toát lên truyền thống văn hóa riêng biệt của từng tộc người ở sự kiến trúc, địa thế cư trú, cách lập làng. Đời sống tâm linh thể hiện qua những bái, vật, loại hình thờ tự, cách bố

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các giải pháp phát triển trồng rừng sản xuất của doanh nghiệp và các nhà đầu tư tại huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang (Trang 46 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)