Thuyết hai yếu tố của Herzberg

Một phần của tài liệu Tạo động lực cho người lao động trong doanh nghiệp - Nghiên cứu trường hợp của Trung tâm Tư vấn và Công nghệ môi trường trực thuộc Tổng cục Môi trường (Trang 38)

F. Herzberg đưa ra lý thuyết hai yếu tố về sự thoả mãn công việc và tạo động lực. Herzberg chia các yếu tố tạo nên sự thoả mãn và không thỏa mãn trong công việc thành hai nhóm:

mãn trong công việc đó là: Sự thành đạt, sự thừa nhận thành tích, bản chất bên trong của công việc, trách nhiệm lao động, sự thăng tiến.

Đó là các yếu tố thuộc về công việc và về nhu cầu bản thân của NLĐ. Khi các nhu cầu này được thỏa mãn thì sẽ tạo nên động lực và sự thỏa mãn trong công việc.

- Nhóm 2: bao gồm các yếu tố thuộc về môi trường tổ chức như: các chính sách và chế độ quản trị của công ty, sự giám sát công việc, tiền lương, các quan hệ con người, các điều kiện làm việc.

Theo Herzberg, nếu các yếu tố này mang tính chất tích cực sẽ có tác dụng ngăn ngừa sự không thoả mãn trong công việc. Tuy nhiên, nếu chỉ riêng sự hiện diện của chúng thì không đủ để tạo ra động lực và sự thỏa mãn trong công việc.

Học thuyết này chỉ ra được một loạt các yếu tố tác động tới động lực và sự thỏa mãn của NLĐ, đồng thời cũng gây được ảnh hưởng cơ bản tới việc thiết kế và thiết kế lại công việc ở nhiều công ty. Tuy nhiên các nhà nghiên cứu phê phán rằng học thuyết này không hoàn toàn phù hợp với thực tế vì trên thực tế, đối với NLĐ cụ thể, các yếu tố này hoạt động đồng thời chứ không tách rời nhau như vậy 5, tr.130-131.

Sau khi nghiên cứu các học thuyết về tạo động lực, một câu hỏi đặt ra là “Một nhà quản lý quan tâm đến việc tạo động lực cho nhân viên áp dụng những lý thuyết này như thế nào?”. Tác giả xin kiến nghị lên Ban Giám đốc Trung tâm Tư vấn và Công nghệ môi trường nên kết hợp vận dụng những học thuyết trên một cách linh hoạt và để ứng dụng các học thuyết trên một cách hiệu quả, Ban Giám đốc Trung tâm cần quan tâm đến những vấn đề sau: (1) Thừa nhận những khác biệt cá nhân; (2) Bố trí hợp lý con người với công việc; (3) Đặt ra các mục tiêu; (4) Bảo đảm rằng các mục tiêu có tính khả thi; (5) Cá nhân hóa các phần thưởng; (6) Gắn các phần thưởng với kết quả làm

việc; và (7) Kiểm tra hệ thống để đạt được sự công bằng.

Một phần của tài liệu Tạo động lực cho người lao động trong doanh nghiệp - Nghiên cứu trường hợp của Trung tâm Tư vấn và Công nghệ môi trường trực thuộc Tổng cục Môi trường (Trang 38)