Cơ hội và thách thức của Trung tâm trong thời kỳ hội nhập

Một phần của tài liệu Tạo động lực cho người lao động trong doanh nghiệp - Nghiên cứu trường hợp của Trung tâm Tư vấn và Công nghệ môi trường trực thuộc Tổng cục Môi trường (Trang 93)

- Về chính sách: Ngày 01 tháng 01 năm 2001 Luật Khoa học và Công nghệ bắt đầu có hiệu lực, đây như những luồng gió mới khuyến khích và cởi trói cho các Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực khoa học.

Luật Doanh nghiệp và Luật đầu tư được ban hành ngày 29/11/2005; cải cách hành chính trong việc đăng ký kinh doanh và cấp phép; quy trình thủ tục xuất nhập khẩu đơn giản, nhanh chóng hơn…, đã tạo thuận lợi cho Doanh nghiệp hoạt động; khuyến khích các khu vực, các loại hình kinh tế phát triển mạnh. Đầu tư toàn xã hội, đặc biệt là đầu tư khu vực dân doanh và đầu tư nước ngoài tăng nhanh tạo ra thị trường rộng mở cho các sản phẩm và dịch vụ của Trung tâm.

Ngày 29 tháng 11 năm 2005, Quốc hội thông qua Luật Bảo vệ môi trường, sau đó là các Nghị định và các Thông tư hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường, các quy chuẩn kỹ thuật về môi trường được ban hành nhằm khuyến khích và bắt buộc các tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh phải cam kết và thực hiện cam kết bảo vệ môi trường. Đây chính là cơ hội phát triển cho các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực tư vấn, quan trắc và xử lý môi trường.

- Về thị trường: Sau khủng hoảng nền kinh tế thế giới trong đó có Việt Nam đang phục hồi và từng bước phát triển. Việt Nam chính thức thoát khỏi danh sách những nước nghèo trên thế giới. Trong những năm qua, nền kinh tế phát triển, đời sống người dân tăng lên. Người dân, Doanh nghiệp quan tâm

nhiều hơn đến các hoạt động bảo vệ môi trường, do vậy lĩnh vực công nghệ môi trường có tiềm năng phát triển.

Hà Nội là trung tâm kinh tế lớn thứ hai trong cả nước. Xung quanh Hà Nội có các khu kinh tế vệ tinh như Từ Sơn, Bắc Ninh, Đông Anh, Mê Linh, Hòa Lạc, Thường Tín, Phố Nối…Tất cả các vệ tinh này đều là nơi tập trung nhiều đơn vị sản xuất có nhu cầu sử dụng nước và phát thải ra môi trường. Đây chính là thị trường rộng lớn cho Trung tâm cung cấp vật tư, trang thiết bị xử lý nước, xử lý môi trường và dịch vụ tư vấn, quan trắc môi trường.

Việt Nam đã mở cửa buôn bán biên giới với Trung Quốc; gia nhập Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), tham gia Hiệp định mậu dịch tự do ASEAN; Diễn đàn kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương (APEC); là sáng lập viên Diễn đàn Hợp tác Á – Âu (ASEM); gia nhập WTO. Trung tâm Tư vấn và Công nghệ môi trường cũng như các Doanh nghiệp khác của Việt Nam đang phải chịu sự cạnh tranh khốc liệt với các sản phẩm của nước ngoài. Do Việt Nam là nước đang phát triển, có trình độ khoa học công nghệ và các ngành công nghiệp phụ trợ chưa phát triển nên Trung tâm phải chịu sự cạnh tranh càng khốc liện trong lĩnh vực công nghệ môi trường.

Bên cạnh những thách thức, sự hội nhập với nền kinh tế thế giới tạo điều kiện thuận lợi cho Trung tâm trong việc tiếp cận và nhập khẩu nguyên liệu, linh kiện, thiết bị từ nước ngoài. Hội nhập nền kinh tế thế giới tạo điều kiện thuận lợi cho các Doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam mở rộng thị trường cho các sản phẩm và dịch vụ của Trung tâm. Ngoài ra, hội nhập kinh tế thế giới có thể kéo theo các ngành công nghiệp phụ trợ, cơ sở hạ tầng phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động nghiên cứu và tiêu thụ sản phẩm của Trung tâm.

- Về nhân lực: Hiện nay, Trung tâm có đội ngũ lao động trình độ cao, có nhiều năm kinh nghiệm và liên tục được đào tạo ở trong nước cũng như ở

nước ngoài thông qua các chương trình đào tạo ngắn hạn và dài hạn của các trường đại học và các viện, các trung tâm nghiên cứu lớn trong và ngoài nước.

Một phần của tài liệu Tạo động lực cho người lao động trong doanh nghiệp - Nghiên cứu trường hợp của Trung tâm Tư vấn và Công nghệ môi trường trực thuộc Tổng cục Môi trường (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)