Phân tích nguồn nhân lực của Công ty.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Thực phẩm Hà Nội (Trang 51)

- Quá trình phát triển của công ty thực phẩm Hà Nộ

2.2.2. Phân tích nguồn nhân lực của Công ty.

Bảng 2.2. Chất lượng lao động của Công ty tính đến ngày 31/12/2008

Trình độ đào tạo Tổng số Độ tuổi

Nam Nữ T.Số 30< 30-45 45>

1. Trên đại học 23 6 29 2 19 8

2. Đại học 250 231 481 183 191 107

3. Cao đẳng 46 49 95 49 34 12

5. Sơ cấp 110 115 225 77 101 47

Tổng 532 519 1051 422 434 195

( Nguồn Phòng hành chính công ty Thực phẩm Hà Nội - 2008)

Qua bảng 2.2 ta thấy chất lượng lao động của Công ty qua các năm được thể hiện qua các cơ cấu như sau:

* Về trình độ người lao động.

Đồ thị 2.1. Cơ cấu lao động theo trình độ đào tạo năm 2008

2.76% 45.77% 45.77% 9.04% 21.03% 21.41% Trên Đại Học Đại Học Cao Đẳng Trung Cấp Sơ Cấp

Số lượng người lao động năm 2008 trong Công ty ký hợp đồng lao động có thời hạn là 934 người. Số người lao động thời vụ Công ty đang sử dụng là 171 người. Tổng số lao động Công ty hiện đang sử dụng là 1051 người. So sánh tỷ lệ về trình độ người lao động hiện đang làm việc tại Công ty ta thấy

- Trình độ Trên đại học có 29 người chiếm tỷ lệ trong số người lao động hợp đồng có thời hạn là 100%, chiếm tỷ lệ trong toàn bộ số lao động trong Tổng công ty sử dụng là 2.76% và chủ yếu là giữ các vị trí lãnh đạo từ cấp cao đến lãnh đạo cấp cơ sở

- Trình độ đại học có 481 người, chiếm tỷ lệ trong toàn bộ số lao động của công ty sử dụng là 45.77%, đây là tỷ lệ khá lớn trong công ty nguyên nhân là do công tác đào tạo trong công ty được chú trọng và thực hiện tốt chứ không phải là do số lượng tuyển dụng lao động đầu vào tăng.

- Trình độ cao đẳng là 95 người, chiếm tỷ lệ là 9% tổng số lao động tại công ty. tỉ lệ lao động có trình độ cao đẳng là tương đối thấp, nguyên nhân là do công tác đào tạo được chú trọng, lao động được gửi đi đào tạo nâng cao tay nghề cũng như nghiệp vụ.

- Trình độ trung cấp có 221 lao động chiếm tỷ lệ là 21% trong tổng số lao động.

- Trình độ sơ cấp có 225 người chiếm tỷ lệ 21,4% trong tổng lao động * Về giới tính.

Đồ thị 2.2. Cơ cấu lao động theo giới tính năm 2008

0 50 100 150 200 250 Trên đại học Đại học Cao đẳng Trung cấp Sơ cấp Nam Nữ

- Tỉ lệ lao động Nam trong công ty chiếm 50,6% tổng số lao động và lao động nữ chiếm 49,4% trong tổng số lao động. Tỉ lệ lao động giữa Nam và Nữ trong công ty là khá đồng đều. Tuy nhiên, so với các doanh nghiệp khác thì công ty có tỉ lệ lao động là nữ là khá cao nguyên nhân là do đặc thù của ngành sản xuất dịch vụ của công ty.

- Lao động Nam có 532 lao động chiếm tỷ lệ 50,6% tổng số lao động, trong đó lao động trên đại học là 23 người chiếm 4,3%, Đại học là 250

người chiếm 47%, Cao đẳng là 46 người chiếm 8,7%, Trung cấp là 103 người chiếm 19,4%, Sơ cấp là 110 người chiếm 20,6%.

- Lao động Nữ có 519 lao động chiếm 49,4%. Trong đó lao động trên đại học là 6 người chiếm 1.2%, Đại học là 231 người chiếm 44,5%, Cao đẳng là 49 người chiếm 9,4%, Trung cấp là 118 người chiếm 22,7%, Sơ cấp là 115 người chiếm 22,2%.

- Nói chung, lao động Nam tập trung chủ yếu tại các xí nghiệp sản xuất, và công ty khai thác thị trường. Còn lao động nữ chủ yếu tập trung tại các xí nghiệp chế biến và các cửa hàng và dịch vụ.

* Về cơ cấu tuổi

Đồ thị 2.3. Cơ cấu lao động theo độ tuổi năm 2008

40.2%41.3% 41.3% 18.6% Dưới 30 30-45 Trên 45

Đội ngũ lao động của Tổng công ty có tuổi đời khá trẻ.

- Nhóm tuổi dưới 30 của công ty là 422 lao động chiếm 40,2%. Trong đó trình độ trên đại học là 2 người, Đại học là 183 người, Cao đẳng là 49 người, Trung cấp là 111 người, sơ cấp là 77 người. Đội ngũ lao động này tuy năng động, sáng tạo, nhạy bén trong công việc nhưng kinh nghiệm của họ còn bị hạn chế điều mà rất cần thiết cho cạnh tranh trên thị trường.

- Nhóm tuổi 30- 45 của công ty là 434 lao động chiếm tỉ lệ khá cao 41,3%, trong đó trình độ trên đại học có 19 người, Đại học có 196 người, Cao đẳng có 34 người, Trung cấp 89 người, Sơ cấp 101 người. Đội ngũ lao động này là lực lượng lao động nòng cốt của doanh nghiệp, vì lực lượng lao

động này có kinh nghiệm nhiều trong nghề, tuy nhiên nếu không thường xuyên đào tạo thì sẽ bị lạc hậu bởi khoa học kỹ thuật.

- Nhóm tuổi trên 45 của công ty là 195 lao động chiếm 18,6%, trong đó trình độ trên đại học là 8 người, Đại học là 107 người, Cao đẳng là 12 người, Trung cấp là 21 người, Sơ cấp là 47 người, những người do đủ năm về hưu nhưng chưa đủ tuổi về hưu và chưa muốn về nên họ vẫn tiếp tục làm việc. Vì vậy cơ cấu tuổi như trên có ảnh hưởng khá lớn tới hiệu quả công tác quản trị nhân sự của công ty.

Qua việc điều tra số lượng trên, chúng ta nhận thấy hiện tại còn rất nhiều bất cập trong vấn đề nhân lực của công ty. Toàn Công ty có tỷ lệ cán bộ được đào tạo ở trình độ trên Đại học là quá thấp, Tổng số người là 29 chiếm tỷ lệ 0,5%. Đội ngũ kỹ sư, cử nhân các ngành nghề của đang còn thiếu và yếu chưa đáp ứng được đòi hỏi của công việc. Hầu hết số cán bộ kỹ thuật là những sinh viên mới ra trường được một vài năm, độ tuổi dới 30 có 422/1051 người, chiếm tỷ lệ 40,2% chưa có nhiều kinh nghiệm trong công việc. Việc quan tâm đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ lao động của các đơn vị chưa được quan tâm đúng mức. Bên cạnh đó số lao động có kinh nghiệm và tay nghề trong doanh nghiệp ở độ tuổi trên 45 còn khá cao có 195/1051 người, chiếm tỉ lệ 18,6%. Trong vài năm tới sẽ tạo ra lỗ hổng lớn về tình trạng thiếu lao động nòng cốt.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực tại Công ty Thực phẩm Hà Nội (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)